Thứ Bảy, 15 tháng 5, 2010

Làng Chăm ở Búng Bình Thiên



Từ thị xã Châu Đốc, qua cầu Cồn Tiên, cách trung tâm huyện An Phú khoảng 10km sẽ đến búng Bình Thiên. “Búng” theo tiếng địa phương có nghĩa là hồ hay đầm, “Bình” là do mặt nước trong búng lúc nào cũng êm ả. Còn chữ “Thiên” xuất phát từ truyền thuyết dân gian về sự ra đời của thắng cảnh này: một hồ nước do trời ban. Búng nằm giữa 3 xã biên giới Khánh Bình, Khánh An, Nhơn Hội thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang. Những lão nông trị điền ở đây kể rằng: theo truyền thuyết ngày xưa, một vị tướng nhà Tây Sơn đã chọn vùng này làm nơi đóng quân. Thế nhưng, đất đai ở đây khô cằn, thiếu nguồn nước. Vị tướng đã lập đàn tế trời và cắm thanh gươm vào đất, khi rút gươm lên, một dòng nước đã trào theo tạo thành búng Bình



Về mặt vị trí, Búng Bình Thiên nằm ngay vùng biên giới giữa Việt Nam và Campuachia. Chính vì vậy cộng đồng dân cư sống trên búng là sự giao lưu kinh tế và văn hóa giữa 2 dân tộc láng giềng. Đại đa số dân cư sống trên búng sống dựa vào nguồn lợi thủy sản phong phú của con sông Mêkông nên hầu hết các hộ dân cư ở đây đầu sử dụng những chiếc xuồng làm phương tiện sinh sống. Độc đáo nhất ở Búng Bình Thiên là vào mùa nước nổi mặt búng rộng đến 900 ha, nhưng mùa khô chỉ còn khoảng 300 ha. Trong mùa nước lũ, nhánh sông Bình Di nơi dẫn nước vào búng đục đỏ phù sa, nhưng nước trong búng vẫn trong xanh. Ở chung quanh búng có một làng Chăm sinh sống và còn lưu giữ lại những nét văn hóa độc đáo. Chúng tôi đã dạo một vòng quanh búng Bình Thiên, trên con đường làng rợp mát bóng cây và vào tháng chay” RAMADAN” của đạo hồi. Trong thời gian này, đồng bào dân tộc Chăm ở đây đã phổ diễn trang phục mang những nét riêng nhất nên đã không lẫn lộn với những người dân tộc khác.Theo một Sư cả Masalê: làng Chăm đã hình thành hơn 100 năm với hàng trăm nhà sàn san sát nhau quanh một thánh đường. Chúng tôi đã bắt gặp những hình ảnh êm đềm với những cụ già đi lễ, những cô gái Chăm trong trang phục tuyền thống, đầu trùm kín khăn đi trên đường làng, trẻ thơ đùa nghịch dưới bóng nhà sàn…trong lễ hội Ramadan sẽ thu hút du khách phương xa khi một lần đần đây. Cộng đồng người Chăm ở Búng Bình Thiên theo đạo Hồi còn được gọi là Chăm Islam hoặc Chăm Muslim.Chính những tín đồ theo đạo Hồi này đã làm nên một bản sắc văn hóa Chăm độc đáo giữa vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long.

Thứ Ba, 11 tháng 5, 2010

Những tác phẩm mới



Chào mừng Đại hội FIAP lần thứ 30 được tổ chức tại Hà Nội vào cuối năm nay, Hội NSNAVN tổ chức tuyển chọn bộ ảnh 100 bức để triển lãm và làm CD gởi tặng đại biểu các nước về tham dự. Hội yêu cầu các hội viên gởi ảnh về để tuyển chọn. Tôi tạm chọn 15 tác phẩm gởi đi rồi và đưa nó lên BLOG bạn bè cùng xem.

Thứ Sáu, 7 tháng 5, 2010

Những quần đảo cuối trời nam




Ở tỉnh Kiên Giang có nhiều thú vị khi khám phá những quần đảo dẹp và hoang sơ này.Vùng biển Kiên Giang chiếm khoảng 21% diện tích vịnh Thái Lan với vùng biển Kiên Giang rộng 63.290km2, có đường biên giới giáp Campuchia, Thái Lan và Malaysia. Đây là điểm trung tâm của khu vực Đông Nam Á, đồng thời là địa điểm lý tưởng để khai thác du lịch, đặc biệt là du lịch biển quốc tế. Trong ngần ấy hòn đảo, biển Kiên Giang được hình thành 5 quần đảo gồm 2 huyện là Phú Quốc và Kiên Hải, xã Hòn Nghệ, xã Sơn Hải của huyện Kiên Lương, xã Tiên Hải của thị xã Hà Tiên. Kiên Giang có bờ biển dài hơn 200 km, biên giới trên bộ giáp với tỉnh Campốt (Campuchia) 57 km.Chính vì vậy, vùng biển, hải đảo và ven biển có vị trí rất quan trọng về kinh tế và an ninh quốc phòng, là một trong các ngư trường quan trọng của cả nước, là cửa ngõ giao lưu kinh tế với các nước trong khối ASEAN.

Thứ Năm, 6 tháng 5, 2010

Thêm một Góc nhìn



Thắm thoát mà đã gần 4 năm từ khi tôi rời nhiệm sở ở tỉnh Bình Thuận về công tác ở Báo ảnh Việt Nam tại TP HCM. Thế là ngoài nhiệm vụ viết bài, chụp ảnh giới thiệu về quê hương, đất nước con người Việt Nam ( chủ yếu ở phía Nam) cho BAVN, tôi còn mang một hoài bão nho nhỏ là sẽ chụp thêm nhiều ảnh đẹp ngoài số ảnh mà tôi đã chụp tỉnh Bình Thuận trong suốt gần 20 năm. Tôi tạm chọn 55 bức ảnh dể nhìn nhất trong suốt gần 4 năm đi cùng báo ảnh để nếu ai đó có dịp ngắm nhìn thì cứ xem CÓ THÊM MỘT GÓC NHÌN VẬY!

VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...