Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2010

Thủ phạm hủy diệt dòng sông Thị Vải



Tôi thăm con sông này sau những tháng ngày nghe ngóng “ ồn ào” về vụ VEDAN gây ô nhiểm dòng sông làm hàng ngàn nông dân lâm vào cảnh khốn khó.Quả thật khó cho người dân khi dòng sông Thị Vải đã “oằn mình”hứng chịu chất thải của VEDAN trong suốt 14 năm và không biết bao lâu nữa dòng sông mới được trở lại như xưa.Nhiều nông dân nói dù được đền bù, người dân vẫn luôn phải gánh chịu những hậu quả không dễ cân-đo-đong-đếm. Điều quan trọng là từ vụ việc vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường và thiệt hại về kinh tế của Vedan đã cho chúng ta một bài học không thể vì lợi nhuận trước mắt mà coi nhẹ, buông lỏng vấn đề bảo vệ môi trường.

Thứ Hai, 16 tháng 8, 2010

Tuổi thơ ven Sông Dinh



Con sông Dinh chảy từ Tây Nguyên qua tỉnh Lâm đồng rồi đến huyện Bác Ái, Ninh Sơn và đổ ra biển thuộc địa phận Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận). Con sông này có độ dốc lớn mùa mưa thì lũ, mùa khô cận tới đáy. Tuy nhiên nguồn nước ngọt phục vụ cho phần lớn dân cư tỉnh lại do con sông này. Mùa hè nước cạn dọc con sông là cảnh sinh hoạt nhộn nhịp của người dân ven bờ. Trong ảnh là khoảnh khắc hồn nhiên của một em bé người Chăm khi tắm sông đoạn xã Đồng Mé, huyện Ninh Sơn.

Thứ Tư, 11 tháng 8, 2010

MỘT BÀI THƠ HAY

 
Posted by Picasa

ĐỪNG TƯỞNG
(Bài thơ cua Hai Quynh, dang rat "hot" )

Đừng tưởng cứ Gấu là thua,
cứ thua vẫn đánh, đánh hòai vẫn thua…

Đừng tưởng cứ núi là cao
Cứ sông là chảy, cứ ao là tù
Đừng tưởng cứ dưới là ngu
Cứ trên là giỏi, cứ "xu" là cầm

Đừng tưởng không nói là câm
Không nghe là điếc, không trông là mù
Đừng tưởng cứ trọc là sư
Cứ vâng là tốt, cứ ừ là ngoan

Đừng tưởng cứ giàu là sang
Cứ im lặng tưởng là vàng đến ngay

Đừng tưởng nốc rượu là say
Cứ hứa là thật, cứ tay là cầm

Đừng tưởng giặc ở ngoại xâm
Cứ bè là bạn, cứ dân là lành

Đừng tưởng cứ trời là xanh
Cứ đất và nước là thành quê hương

Đừng tưởng cứ lớn là khôn
Cứ bé là dại, cứ hôn... là chồng

Đừng tưởng chẳng có thì không
Chẳng trai thì gái, chẳng ông thì bà

Đừng tưởng chẳng gần thì xa
Chẳng ta thì địch, chẳng ma thì người

Đừng tưởng chẳng khóc thì cười
Chẳng lên thì xuống, chẳng ngồi thì đi

Đừng tưởng gần nhất là nhì
Gần quan là tướng, gần suy là hèn

Đừng tưởng cứ sáng là đèn
Cứ đỏ là chín, cứ đen là thường

Đừng tưởng cứ đẹp là thương
Cứ xấu là ghét, cứ vương là tình

Đừng tưởng cứ ghế là vinh
Cứ tiền là mạnh, cứ dinh là bền

Đừng tưởng cứ cố là lên
Cứ lỳ là chắc, cứ bên là gần

Đừng tưởng cứ đều là cân
Cứ đông là đủ, cứ ân là nhờ

Đừng tưởng cứ vần là thơ
Cứ âm là nhạc, cứ tờ là tranh

Đừng tưởng cứ vội thì nhanh
Cứ tranh là được, cứ giành thì hơn

Đừng tưởng giàu hết cô đơn
Cao sang hết ốm, tham gian hết nghèo

Đừng tưởng giàu hết cô đơn
Cao sang hết ốm, tham gian hết nghèo

...

Đừng tưởng cứ bến là neo
Cứ suối là lội, cứ đèo là qua

Đừng tưởng chồng mẹ là cha
Cứ khóc là khổ cứ la là phiền

Đừng tưởng cứ hét là điên
Cứ làm là sẽ có tiền đến ngay

Đừng tưởng cứ rượu là say
Cứ gió là sẽ tung bay cánh diều...


Đừng tưởng cứ rượu là say
Cứ gió là sẽ tung bay cánh diều
...

Đừng tưởng tỏ tình là yêu
Cứ thơ ngọt nhạt là chiều tương tư

Đừng tưởng cứ nhận được thư
Là bao say đắm như mưa trong nhà

Đừng tưởng cứ quét lá đa
Là đời khổ cực can qua một thời...

Đừng tưởng chữ họa là tranh
Họa đây là họa thơ mình với nhau

Đừng tưởng cứ quét lá đa
Là đời khổ cực can qua một thời

Đừng tưởng đi là sẽ chơi
Lang thang dạo phố vào nơi hư người

Đừng tưởng vui thì sẽ cười
Đôi hàng nước mắt lệ rơi đầm đìa

Đừng tưởng cứ mực là bia
Bút sa gà chết nhân chia cộng trừ...

Đừng tưởng cứ mực là bia
Bút sa gà chết nhân chia cộng trừ

Đừng tưởng cứ gió là mưa
Bao nhiêu khô khát trong trưa nắng hè

Đừng tưởng cứ hạ là ve
Sân trường vắng quá ai khe khẽ buồn

Đừng tưởng thu là lá tuôn
Bao nhiêu khao khát con đường tình yêu.

Đừng tưởng cứ thích là yêu
Nhiều khi nhầm tưởng bao điều chẳng hay

Thứ Ba, 10 tháng 8, 2010

Số phận bức ảnh “ Nghề Truyền Thống”




Trong nhiều bức ảnh nghệ thuật theo tôi cùng năm tháng, bức ảnh “ nghề truyền thống “ còn quyến luyến mãi đến tận bây giờ. Hồi đó, tôi cứ nghĩ mãi: ” mình ở Phan Thiết, xứ sở của biển cả phải có một tác phẩm gì đó để nhớ đời về xứ này…”. Khốn khổ cho tôi vì vùng đất này lại có quá nhiều điều sử dụng làm biểu tượng: khu di tích Dục Thanh, tháp nước; con sông, bến nước; con thuyền; tháp Chămpa, biển, nghề đánh cá…Cuối cùng tôi quyết định chọn nghề : nước mắm Phan Thiết. Trời ơi! thử nghỉ xem nước mắm cá cơm ăn ngon thiệt nhưng để lại ấn tượng như một tác ảnh nghệ thuật …thật là quá khó.

Tôi lang thang trên đoạn đường Phan Thiết – Mũi Né dài 18 km rất nhiều, nhiều lần vì nghề nước mắm phan thiết nổi tiếng lại tập trung trên đoạn đường này. Một bửa chiều nọ, nắng đẹp tôi đến thăm một người quen tên là Tánh ở km số 16 trên đoạn đường này và nhờ dẫn tới một trại nước mắm nào đó có đường nét…một chút để chụp ảnh. Anh ta bảo:” có ngay. sau nhà má tôi !” . Một không gian tuyệt vời dành cho nhiếp ảnh…. Tôi không biết mình đã chụp bao nhiêu kiểu phim, chỉ biết đem theo 5 cuộn màu, 2 cuộn trắng đen….hết sạch. Người mẫu trong bức ảnh chính là người mẹ và chủ “lều” nước mắm có tên KIM NGÂN này.

Số phận bức ảnh này không dừng lại ở đó. Sau khi nó đoạt giải nhất trong cuộc thi báo Saigon Tiếp Thị năm 1999, triễn lãm ảnh quốc gia và được chọn 1 trong những bức ảnh xuất sắc trong tập sách “ ảnh vn thế kỷ 20” do Bộ Văn hóa Thông tin ấn hành năm 2001. Quan trọng là tôi và gia đình chủ hiệu nước mắm KIM NGÂN trở nên gắn bó hơn khi gia đình làm đại lý thương hiệu nước mắm cá cơm này tại saigon cho đến nay

Tôi nhắc lại mốt tí ký ức về bức ảnh này vì cách đây 2 ngày, tôi trở lại “lều” nước mắm năm xưa thì nay đã không còn, thay vào đó là một ngôi biệt thự, một khu resort mimi mà tôi và các chiến hữu BAVN sẽ …vui trong vài ngày tới./

Thứ Bảy, 7 tháng 8, 2010

LẠI GẦN ĐẾN MÙA…TRUNG THU !



Trong một câu chuyện bất ngờ bên tách coffee sáng, một người bạn thân kể say sưa với tôi về đề tài: “ những chiếc lồng đèn giấy ở quận 5…”. Ký ức thời gian của tôi lùi lại... Ở Phan Thiết có một truyền thống đẹp. Cứ đến mùa trung thu là có một lễ hội lồng đèn với sự tham gia của khoảng 40 trường học với 4000 học sinh. Theo qui định cứ mỗi trường phải có 1 lồng đèn lớn và 100 lồng đèn nhỏ. Đêm diễu hành và thi thố lại là 14 trăng rằm tháng 8 hàng năm. Vì là người phụ trách bộ môn nhiếp ảnh của tỉnh, tôi có vinh dự được chọn là 1 trong 5 vị giám khảo để phán xét lồng đèn lớn, lồng đèn nhỏ nào đứng nhất, nhì, ba….Mà kỳ lạ thật, ông trời lúc này sao lại ít khi đứng về niềm vui của trẻ nhỏ, chí ít là ở Phan Thiết. Cứ đêm rước đèn trung thu không gặp bão thì mưa. Làm giám khảo trong lễ hội lồng đèn tức là có quyền phán xét số phận, phán xét niềm vui, nổi buồn cho cả trăm, cả ngàn đứa trẻ trong 5 năm liền tôi chưa bao giờ thấy vui cả. Mưa gió, bất chấp các em vẫn vui mặc áo mưa cầm lồng đèn mà hát. Thật buồn khi bắt gặp những ánh mắt trẻ thơ cố gắng ngước nhìn tôi, tay giơ cao khi các em thấy “ vị giám khảo” bước đến gần. Tôi ước ao mình là “Chị Hằng” có nhiều phép màu ban hết giải nhất cho tất cả các lồng đèn trong mùa Trung Thu. Tôi lại ghét các cuộc thi !

Thứ Ba, 3 tháng 8, 2010

BẠN GÌA



Hai bà cụ lúc tôi chụp tấm ảnh này cở tuổi bà ngoại tôi: 75 tuổi. Có điểm khác ngoại tôi là mái tóc hai bà cụ trăng như mây. Đây là hai người bạn gìa người dân tộc RAI mà tôi đã chụp được cách đây đã lâu. Được biết hai cụ đã không còn trên cỏi đời nay nữa. Tôi nghỉ con cháu cụ sẽ thật sự hạnh phúc vì các cụ đã sống trọn kiếp làm người mặc dù trong điều kiện khổ cực về vật chất ở một vùng núi cao Đông Nam Bộ.

Thứ Hai, 2 tháng 8, 2010

Campuachia





Tôi viếng thăm đất nuớc của nền văn minh Ankor chớp nhoáng. Thế nhưng khi tìm hiểu một chút về đất nước này quả thật tôi tỏ lòng kính trọng với lĩch sử ngàn năm của họ.
Nền văn minh đầu tiên được biết tại Campuchia xuất hiện vào khoảng thiên niên kỷ thứ nhất; từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 13, nền văn minh Khmer đã phát triển rực rỡ ở đây.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Phù Nam (Funan) là vương quốc cổ, tồn tại từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7, thời thịnh trị có lãnh thổ rộng lớn ở phía nam bán đảo Đông Nam Á, bao gồm Campuchia, nam Việt Nam, nam Thái Lan ngày nay. Lúc này ở khu vực Bắc Campuchia và Nam Lào có một thuộc quốc là Chân Lạp (Chenla) được hình thành từ thế kỷ 5 của tộc người Môn-Khmer. Vào thế kỷ 7, Chân Lạp thoát khỏi sự lệ thuộc vào Phù Nam rồi chiếm toàn bộ lãnh thổ Phù Nam.

Triều đại cầm quyền của Chân Lạp có nguồn gốc từ nhân vật thần thoại Campu, lấy nàng Naga (con gái thần nước, biến từ rắn thành thiếu nữ). Tên gọi "Campuchia", xuất hiện vào khoảng thế kỷ 10, gắn với tên nhân vật này

VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...