Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

Nhạc sĩ yêu thích : Dương Thiện Tước

Hoàng hôn ở Vịnh Hạ Long

“Hoàng hôn lá reo bên thềm
Hoàng hôn tơi bời lá thu…”

Hai câu hát đầu tiên trong bài nhạc “ Tiếng Xưa” của ông đã dạy tôi ý thức tốt về cảnh đẹp thiên nhiên từ nhỏ để từ đó theo học nhạc lý và biết chơi chút chút đàn guitar và hát vững vàng khi cầm micro. Sau này khi chơi ảnh, tôi luôn xúc động khi đứng trước cảnh đẹp hoàng hôn. Trong nhiếp ảnh, ánh sáng chiều hoàng hôn làm vàng chóe mọi vật và nhiều tác phẩm nhiếp ảnh nổi tiếng cũng ra đời từ không gian này.

Nhạc sĩ Dương Thiện Tước
Dương Thiệu Tước sinh ngày 15 tháng 5 năm 1915, quê ở làng Vân Đình, huyện Sơn Lãng, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Xuất thân trong gia đình Nho học truyền thống, ông là cháu nội cụ nghè Vân Đình Dương Khuê, nguyên Đốc học Nam Định. Ông là một nhạc sĩ tiền chiến nổi tiếng và được coi là một trong những nhạc sĩ tiền phong của tân nhạc Việt Nam.
Thuở nhỏ ông học ở Hà Nội, trong thập niên 1930 ông gia nhập nhóm nghệ sĩ tài tử Myosotis (Hoa lưu ly) gồm Thẩm Oánh, Lê Yên, Vũ Khánh... Dương Thiệu Tước cũng là người có sáng kiến soạn nhạc "bài Tây theo điệu ta", những nhạc phẩm đầu tay của ông thường được viết bằng tiếng Pháp. Mặc dù theo học nhạc Tây, nhưng nhạc của ông vẫn thắm đượm hồn dân tộc. Trong một ấn phẩm viết tay, ông ngỏ ý: „Theo tôi tân nhạc Việt Nam phải thể hiện rõ cá tính Việt Nam. Để đạt được điều này, người sáng tác phải hiểu rõ nhạc Việt qua cách học nhạc cụ cổ truyền cũng như hát được các điệu hát cổ truyền“.



Núi Chúa – Ninh Thuận

Cầu Gềnh ở Cù Lao Phố - Biên Hòa


Tháp nước Phan Thiết

 Vợ chính thất cũng là vợ đầu của ông là bà Lương Thị Thuần, hiện con cái đang sống tại Đức và Hoa Kỳ. Vợ sau của ông là Minh Trang, một ca sĩ nổi tiếng thập niên 1950, có con riêng là ca sĩ Quỳnh Giao. Đầu thập niên 1980 ông về chung sống với bà Nguyễn Thị Nga tại quận Bình Thạnh và được bà chăm lo cho tuổi về chiều.Ông mất ngày 1 tháng 8 năm 1995 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Gần đây, sau thời đổi mới, nhạc của ông đã được phép lưu hành lại trên cả nước Việt Nam.
Bãi biển Bình Thạnh

Hoàng Hôn – Mũi Né


Biển Ninh Chử
Những sáng tác nổi tiếng của ông để lại cho đời:

Áng Mây Chiều
Bến Xuân Xanh
Bóng Chiều Xưa
Cánh Bằng Lướt Gió
Chiều, phổ thơ Hồ Dzếnh
Đêm Tàn Bến Ngự
Đôi oanh vàng
Hoa tàn
Khúc nhạc dưới trăng
Kiếp Hoa
Ngọc Lan
Ôi Quê Xưa
Ơn Nghĩa Sinh Thành
Hoàng hôn  ở Đảo Phú Quốc 1

Hoàng hôn  ở Đảo Phú Quốc 2

Hoàng hôn  ở Đảo Phú Quốc 3

Chiều An Giang, mùa nước nổi


Hoàng hôn biên giới Tây nam

Phút vui xưa
Tâm hồn anh tìm em
Thuyền Mơ
Tiếng Xưa
Ước Hẹn Chiều Thu






Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

Về Bạc Liêu nghe “Dạ Cổ Hoài Lang”


Bài hát “Dạ Cổ Hoài Lang”



Dạo ấy, anh Lê Cương, tôi và Minh Quốc về  Bạc Liêu. Tôi ấn tượng xứ này vì đây là một trong “ Nam kỳ lục tỉnh” thời Pháp thuộc. Nhưng rồi đi mãi vẫn thấy xứ này giông giống các tỉnh Nam bộ. Tức vẫn lúa, biển và những người dân chân chất miệt vườn và khoái nhạc cải lương... Anh Võ Văn Dũng, lúc đó là Bí thơ Thị xã Bạc Liệu nói:” …Thiệt ra, xứ tôi có danh nghệ Cao Văn Lầu với Dạ Cổ Hoài Lang…”. Từ đó tôi mang theo cụm từ này trong suốt chuyến đi về vùng đất có nhiều giai thoại này.

        Nhà Công tử Bạc Liêu

                                                                  

          Cảng cá Bạc Liêu

                            Chùa Xiêm Cán
Bạc Liêu xưa kia nổi tiếng là đất ăn chơi với nhiều giai thoại về "công tử Bạc Liêu", bởi người dân xứ này có tư duy khoáng đạt, thích giao lưu tìm bạn qua hội hè và qua sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Do cởi mở và có phần sành điệu nên đất Bạc Liêu không chỉ giữ được đôi chân phiêu lãng của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, tác giả bài Dạ cổ hoài lang bất hủ, mà còn có sức hút mạnh mẽ đối với tầng lớp đại điền chủ Nam Kỳ lục tỉnh vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, buộc họ phải đến đây xả túi xây cất dinh thự. Bởi thế, nhiều người tới thị xã Bạc Liêu ngày nay đã không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy tại nơi đất chua phèn ngập mặn tận cùng của đất nước lại có những dãy nhà Tây sang trọng và đường bệ, khác hẳn những biệt thự Pháp ở Hà Nội, Sài Gòn, Đà Lạt.Đặc biệt là khu nhà “ Công tử Bạc Liêu” nổi tiếng một thời. Đáng chú ý là những vật liệu chủ yếu trang trí nội thất các biệt thự này như cửa và chấn song cửa, gạch và đá cẩm thạch ốp tường hoặc lát nền đều được các đại điền chủ bỏ công tốn của sang tận Paris mua về.


Nghề đan tre còn nhiều ở vùng nông thôn

Bạc Liêu là vùng đất trẻ, được hình thành chủ yếu do sự bồi lắng phù sa ở các cửa biển tạo nên. Phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh là đất bằng nằm ở độ cao trên dưới 1,2 m so với mặt biển, còn lại là những giồng cát và một số khu vực trũng ngập nước quanh năm. Địa hình có xu hướng thấp dần từ đông bắc xuống tây nam và khu vực nội đồng thấp hơn vùng gần bờ biển. Trên địa bàn tỉnh có nhiều kênh rạch lớn như kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp, kênh Cạnh Đền, kênh Phó Sinh, kênh Giá Rai. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch của Bạc Liêu nối với biển bằng cửa Gành Hào, cửa Nhà Mát và cửa Cái Cùng. Ngoài phần đất liền còn có vùng biển rộng 40.000 km². Biển Bạc Liêu có tiềm năng hải sản tương đối lớn với 661 loài cá và 33 loài tôm, cho phép đánh bắt mỗi năm 24-30 vạn tấn cá và khoảng 1 vạn tấn tôm.


           Vườn nhản cổ

             Nghề dệt khăn ở TX Bạc Liêu

   Cây nhản 100 tuổi






Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012

Mũi Kê Gà, trên báo ảnh Đất Mũi


 Hoang sơ Mũi Kê Gà
http://www.baoanhdatmui.vn/vcms/html/news_detail.php?nid=15802


    Tại Mũi Kê Gà (tỉnh Bình Thuận) có ngọn tháp được xây dựng vào tháng 2-1897, do kiến trúc sư người Pháp Snavat thiết kế. Tháp xây bằng đá cao 35m, độ cao toàn bộ từ ngọn đèn đến mặt biển là 65m, độ dày tường tháp từ chân đến độ cao 6m là 1,6m, càng lên cao độ dày càng giảm từ 1,5m và mỏng nhất ở đỉnh tháp là 1m. Trên ngọn tháp có bóng đèn lớn 2.000W, có bán kính quét sáng là 22 hải lý, tương đương 40km, dùng làm tín hiệu hướng dẫn tàu bè qua lại. Ngoài ngọn hải đăng còn có một căn nhà lớn hình vuông mỗi cạnh 40m, dưới nhà là một hầm chứa nước sâu 3m, trước nhà có một giếng gọi là Giếng Tiên. Xung quanh chân hải đăng có hai hàng hoa sứ dọc theo lối đi do người Pháp trồng từ cuối thế kỷ 19, cho đến nay vẫn còn nguyên, tỏa bóng mát quanh năm, góp phần tạo nên một nét đặc biệt cho vùng đất này. Hải đăng Kê Gà hiện là ngọn hải đăng cao và cổ xưa nhất vùng Đông Nam Á. Xung quanh ngọn hải đăng là những bãi đá đẹp. Những hòn đá đủ kích thước phơi mình bên bãi biển như đang “bày binh bố trận”. Người ta ví nơi đây như là một vườn đá. Một số mỏm đá nhô ra biển là chỗ buông câu lý tưởng. Biển ở đây còn có bãi cát đẹp, trắng sạch, thích hợp cho du khách tắm biển, phơi nắng và tham gia các hoạt động đốt lửa trại, tiệc ngoài trời…

Ngọn hải đăng nhìn từ xa.
Hải đăng mũi Kê Gà.Những hàng sứ cổ trên đảo tháp có lịch sử cả trăm năm.Cầu thang bằng sắt gồm 184 bậc trong lòng ngọn tháp.
    Từ chân tháp muốn lên đến đỉnh ngọn hải đăng phải leo 184 bậc thang bằng sắt kiên cố. Trước cửa vào hải đăng có một tấm đá hoa cương lớn khắc năm 1899. Theo một số nhà nghiên cứu, có lẽ người Pháp cất công đem phiến đá này đến từ một vùng đất khác như là một cách tô điểm cho ngọn hải đăng thêm phần diễm lệ và kỳ ảo.

Căn nhà cổ nơi đặt Ban điều hành ngọn tháp.Công nhân ngọn hải đăng làm vệ sinh cho ngọn đèn hằng ngày.

Những bãi đá đẹp xung quanh mũi Kê Gà.

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

Xuất khẩu gạo VN- đứng đầu thế giới ư!


              Đã 10 năm liên tục nước ta đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, nay được tin năm nay ta có thể đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, cảm giác của tôi lúc này rất vui. Tất nhiên tôi cảm nhận được nếu Thái Lan không bị những trận lũ lụt khủng khiếp từ năm ngoái thì VN  sẽ khó mà theo nổi nước bạn.
                                               Hạt lúa xuất khẩu Việt Nam


            Câu chuyện gạo xuất khẩu luôn là thời sự ở nước ta, bởi nước ta vẫn là nước nông nghiệp và hơn 80% dân số sống dựa vào nghề nông. Tôi, anh Kim Sơn và Minh Quốc đã có những chuyến đi từ tỉnh Long An, đến Tiền Giang, Đồng Tháp An Giang và Kiên Giang để tìm hiểu trả lời cho câu hỏi : Xuất khẩu gạo đứng nhất nhì thế giới và doanh thu đạt tỉ, tỉ đô la nhưng người nông dân có giàu lên không? Nông dân Trần Văn Của ở xã An Tức, thị trấn Tri Tôn, tỉnh An Giang cho biết : Gia đình ông gồm 1 vợ 3 con, vụ đông xuân trồng  3 ha lúa xuất khẩu, sau khi bán cho các doanh nghiệp để xuất khẩu gạo ông còn lãi 12 triệu đồng, cuộc sống tuy ổn định, nhưng tính ra mỗi tháng chỉ thu lãi được 3 triệu đồng thì làm giàu sao được. Giáo sư Võ Tòng Xuân, chuyên gia đầu ngành về cây lúa đã từng trả lời báo chí:”… nông dân trồng lúa vẫn là nhóm người nghèo nhất Việt Nam với mấy lý do: một là cách tổ chức thị trường trong nước và do sự ép giá của các thương lái, hai là cách điều hành độc quyền xuất khẩu gạo của tổng công ty lương thực”.Giải pháp đối với tình trạng này, theo ông Võ Tòng Xuân là cho nhiều công ty tham gia để thị trường thu mua gạo được cạnh tranh hơn, giảm bớt thế độc quyền của tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp liên kết với nông dân trong việc tạo ra vùng nguyên liệu xuất khẩu để hai bên cùng có lợi. Ông Sáu Đức ( Nguyễn Lợi Đức ) ở ấp Ninh Phước, xã Lương An Trà, Tri Tôn, An Giang, người có công lớn khai phá sớm vùng đất nhiểm phèn “ tứ giác Long Xuyên “ thì ưu tư về chuyện định mức hạn điền theo chính sách của nhà nước. Ông nói “ Muốn gạo xuát khẩu cạnh tranh được chất lượng và giá thành với Thái Lan, trước hết phải đầu tư thâm canh đồng ruộng, chọn giống tốt, kỹ thuật sau thu hoạch cũng như kho dự trử phải được đầu tư, muốn vậy thì phải có một diện tích từ vài chục vài trăm ha đất, thậm chí cả ngàn ha. Nhưng điều này đối với nông dân đồng bằng hiện nay không thể vì tình trạng manh mún đất đai và cũng như chưa rõ ràng một khi luật đất đai chưa sửa đổi .”









  Mang theo những nổi niềm ưu tư của nhiều bà con nông dân, tôi tâm sự với tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, một con người tâm huyết với những câu chuyện “ xuất khẩu gạo”. Ông giải thích: Thực tế trên thế giới không có một nước nào trên thế giới xuất khẩu gạo mà làm giàu, Việt Nam cũng thế.Thế nhưng làm xuất khẩu gạo của Việt Nam thì nhiều vướng mắc phải cần tháo gở  để giúp nông dân khá lên như việc việc phân định chức năng chưa rõ ràng giữa của Bộ Công Thương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam trong việc độc quyền trong việc điều hành xuất khẩu gạo VN khiến những thông tin về giá gạo xuất khẩu thiếu minh bạch; Chính sách nhà nước còn chưa tính đến việc hổ trợ người nông dân thỏa đáng khi sản lương lúa cuả họ được giữ lại vì lý do “ an ninh lương thực” không xuất khẩu, nông dân bị lỗ vì không bán được; Hoặc những thiệt hại của nông dân do các tổng công ty lương thực Nhà nước thiếu kho bãi để chứa làm giảm chất lượng khiến giá gạo xuất khẩu của ta thua Thái Lan bình quân 160USD/ tấn. Đó là chưa kể tác động của các nhà khoa học đối với nông dân về giống, kỹ thuật sau thu hoạch, công cụ máy móc hiện đại còn quá thiếu .



                                                Cánh đồng lúa Nam bộ nhìn từ trên cao





                 Máy gặt lúa, một phương tiện đang thiếu trên các cánh đồng trồng lúa xuất khẩu


Anh Sáu Đức ưu tư trên cánh đồng 70 ha ở vùng Tứ Giác Long Xuyên

 Tiến sĩ Lê Văn Bảnh kết luận: “ Chỉ có thực hiện tốt việc sản xuất, tiêu thụ lúa gạo thông qua liên kết vùng với sự tham gia của 4 nhà: Nhà nông, Nhà khoa học, Nhà doanh nghiệp  Nhà nước thì việc sản xuất lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long, nói riêng và Việt Nam nói chung mới bền vững “ 


Một phát biểu hay nhất trong tháng….


“ Những công bố của các ngân hàng về giảm lãi suất, gỡ khó về vốn cho doanh nghiệp… vừa qua thật ra chỉ để cho báo đăng, cuối cùng nói dóc lừa nhau….”

Phát biểu của ông Nguyễn Trọng Hạnh,  phó cục trưởng Cục thuế TP HCM trong cuộc gặp giữa lãnh đạo TP HCM và các doanh nghiệp. ( Báo SGTT ngày 19-3-2012). Trong mục TRÍCH DẪN TRONG TUẦN, Báo Tuổi trẻ Cuối tuần hôm nay.


Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012

Lại “ Lùm xùm” …


           Sáng nay đọc báo Tuổi Trẻ “ Lùm xùm xung quanh cuộc thi ảnh Nét đẹp Cần Thơ”- buồn! Thiệt là phiền, nhiều năm gần đây, tôi thấy nhiều tờ báo trong nước hay dùng cụm từ “Lùm xùm”, nhằm phản ánh một scandan nào đó trong lĩnh vực nhiếp ảnh. Tôi thật sự không thích bình luận nhiều về những scandan này vì nó “ chả là gì” so với số đông rộng lớn những người yêu ảnh của đất nước này.  Câu chuyện lùm xùm ở Cần Thơ cũng vậy.  Có điều tôi mang danh là hội viên nên đành tâm sự đôi điều gì đó trên blog của mình.
Thời buổi bi giờ, thiên hạ sao thích tạo “ scandan” quá đi. Trong văn học thì có đạo văn, trong phim ảnh vn thì có sex nhiều quá; còn trong ảnh nghệ thuật thì thôi đủ thứ nào là: scandan bản quyền; người mẫu kiện tác giả; ảnh” nude”.... Thế còn chuyện kiện tụng trong các giải thưởng ảnh nghệ thuật trong nước thì không phải là ít.
Câu chuyện ôm giải thưởng như (http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/483251/Lum-xum-xung-quanh-cuoc-thi-anh-Net-dep-Can-Tho.html) cũng không phải là chuyện lạ. Tôi thấy thiên hạ bây giờ sao mà thích nổi tiếng thế. Thích kể lể dài dòng về mình. Thích những cụm từ như “ tôi có hàng trăm giải thưởng trong nước và nước ngoài”; “ ảnh của tôi đoạt giải ở hàng chục quốc gia…”; “ tôi tước hiệu này, tước hiệu nọ…”. Nhà nước mình đã đánh giá Bệnh Thành Tích xuất hiện ở tỉnh này, thành phố nọ hoặc ngành giáo dục, y tế…Nhưng có lẽ bi giờ kết luận trong ngành văn hóa nghệ thuật, trong đó có bộ môn nhiếp ảnh cũng  “ dính” nặng rồi !
Tôi “ lang thang” trên mạng tìm kiếm tên tuổi các nhà nhiếp ảnh nổi tiếng Việt Nam trong thời cận đại như: Phạm Văn Mùi, Nguyễn Bá Mậu, Lâm Hồng Long,Nguyễn Mạnh Đan, Nguyễn Cao Đàm, Lê Minh Trường, Ngô Đình Cường… xem họ quá nổi tiếng như thế thì họ có bao nhiêu giải thưởng vậy?. Tôi ráng đếm theo kiểu số học hình như không quá 1 bàn tay. Tôi xin phép đăng lại một số tác phẩm của các nhà nhiếp ảnh này mà cá nhân tôi xem như những tượng đài nhiếp ảnh.


                                                   “Mẹ con ngày gặp lại” tác giả: Lâm Hồng Long




                                         “ Bến Thuyền “ tác giả : Nguyễn Bá Mậu



                                         “ Dáng Ngoại “ tác giả Nguyễn Bá Mậu


                                       “ Tung chài “ tác giả Ngô Đình Cường






Bộ ảnh “ Suối Tóc”  tác giả Phạm Văn Mùi


                                                 Sẻ dọc trường sơn- tác giả Lê Minh Trường



                                                            Tác giả : Nguyễn Mạnh Đan

                                                              Tác giả : Nguyễn Mạnh Đan 



                                                               Tác giả : Nguyễn Cao Đàm

Những câu chuyện “ lùm xùm” ở bộ môn nhiếp ảnh nghệ thuật sẽ còn dài và nhiều tập. Chắc thế nào cũng bị bắt buộc “ chỉnh đốn” thôi!




VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...