Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2017

“Chim rừng mùa kết bạn”

 “Chim rừng mùa kết bạn” là chủ đề cuộc triển lãm cũng như là tít của tất cả các bài viết trên báo online ngày hôm nay mà tôi đọc viết về nhà nhiếp ảnhTăng A Pẩu  . Đọc và chỉ xem ảnh trên mạng, “Chim rừng mùa kết bạn” nhưng đã làm cho tôi liên tưởng đến một không gian náo nhiệt của những cánh rừng già vào mùa xuân với đầy tiếng chim hót líu lo và sắc màu sặc sỡ - màu của tình yêu. Bởi mùa kết bạn của loài người cũng thường là mùa xuân mà.



Tôi không gặp anh Tăng A Pẩu nhiều, lần đầu tiên vào năm ngoái ở Châu Đốc khi anh dẫn những người bạn Malaisia sang chụp ảnh lễ hội đua bò. Khi anh Nguyễn Văn Tâm giới thiệu tôi với anh trong 1 cuộc tiệc. Sau cái bắt tay, anh bảo “ Ui cái ông này nổi tiếng lắm…” Tui cười trả lời “ Ui, làm gì bằng anh!”. Hai anh em cười ha hả. Thật vậy, trong giới nhiếp ảnh hể nói đến tên Tăng A Pẩu là biết đến một chuyên gia chụp ảnh chim của Việt Nam. Anh hoạt động độc lập, không ồn ào , dáng người rắn rỏi, nhanh nhẹn và có giọng cười vang trời… Và, anh một trong những nhà nhiếp ảnh ở VN,chơi ảnh bằng những thiết bị “ Khủng”. 


Không phụ lòng anh, tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã (WAR) sẽ phối hợp với Nhà Văn hóa Thanh niên TP.Hồ Chí Minh tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Chim rừng mùa kết bạn” của tác giả Tăng A Pẩu, diễn ra từ ngày 24 đến 28.1.2015. Triển lãm không chỉ phản ánh những khoảnh khắc đẹp, quý giá về đời sống chim rừng Việt Nam mà còn truyền cảm hứng cho công chúng tham gia bảo vệ chim rừng và thiên nhiên Việt Nam.




Triển lãm trưng bày hơn 130 bức ảnh chụp chim hoang dã ngoài thiên nhiên – kết quả của việc tác giả Tăng A Pẩu đã đến các Vườn Quốc gia khắp Việt Nam, kỳ công thể hiện qua mỗi bức ảnh là một tác phẩm nghệ thuật, mô tả những khoảnh khắc sống động của đời sống chim rừng, đặc biệt là trong mùa kết bạn. Đa số ảnh có kích thước 40x60cm. Bộ ảnh giới thiệu nhiều loài chim quý hiếm của Việt Nam như sếu đầu đỏ, hạc cổ trắng, mi langbiang, nuốc đuôi hồng…


“Bộ ảnh gồm rất nhiều bức ảnh quý, về những loài chim bị đe dọa tuyệt chủng, cực kỳ hiếm gặp ngoài thiên nhiên. Rất nhiều loài tôi chưa từng gặp hoặc chỉ gặp 1-2 lần, dù đã đi rừng nhiều năm. Chúng tôi cũng kêu gọi người xem hãy để chim rừng được sống trong môi trường thiên nhiên, nếu muốn được thấy chúng sống động, rực rỡ nhất.” – ông Nguyễn Vũ Khôi (Giám đốc Tổ chức WAR) chia sẻ.



Thông qua triển lãm, anh muốn giới thiệu đến công chúng thiên nhiên phong phú và tuyệt vời của đất nước Việt Nam để kêu gọi mọi người chung tay gìn giữ. Cảm mến tấm lòng nhiệt thành của Tăng A Pẩu, và yêu thích những bức ảnh chụp của anh, nhiều người ở khắp nơi (cả những người chưa quen biết) đã ủng hộ anh, đóng góp những khoản tiền có thể rất nhỏ bé nhưng chung tay để đỡ anh một phần chi phí in ảnh, làm khung ảnh triển lãm.




Tăng A Pẩu mong muốn có thể tổ chức được thêm nhiều cuộc triển lãm ở những địa phương khác trên cả nước, để kêu gọi và nhân rộng trong cộng đồng ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên-  những tài sản vô giá đang dần bị mai một bởi sự xâm phạm của chính bàn tay con người.





Triển lãm mở cửa từ 8h - 20h hằng ngày, vào xem miễn phí, riêng ngày khai mạc 24.1 mở cửa từ 15h. Độc giả có thể mua ảnh tại triển lãm và toàn bộ kinh phí này sẽ được tác giả Tăng A Pẩu hỗ trợ cho các hoạt động cứu hộ động vật hoang dã của Tổ chức WAR tại Trạm Cứu hộ Động vật hoang dã Củ Chi (TP.Hồ Chí Minh), cũng như trẻ em tại một mái ấm ở khu vực Tây Nguyên.








Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2017

HANG NƯỚC NỨT

Tác giả : NGUYỄN VĂN TÂM

Đến một măng đá đẹp anh Hồ Khanh leo lên làm mẫu 


Hang Nước Nứt nằm trong hệ thống hang động Quảng Bình, đi du lịch mạo hiểm vào hang phải đi bộ qua đoạn đường rừng nguyên sinh khoảng 7 km, khi đến cửa hang du khách phải lội suối trong hang với chiều dài hơn 500 m và leo trèo qua các đồi đá cao thấp trong hang. Hang cho phép tham quan hàng năm từ tháng hai đến hết tháng tám. 

Nhóm photo tour chúng tôi có hướng dẫn là vua hang động Hồ Khanh - người tìm ra hang, và anh nhận làm mẫu ảnh cho chúng tôi. Ngoài ra, nhóm nhiếp ảnh chúng tôi cũng có vua phong cảnh Hoàng Thế Nhiệm. Một chuyến có cả hai vua đi cùng. Thật thú vị!

Miệng hang cheo leo trên dốc đá sườn núi, leo lên chui vào, gặp dòng suối ngầm trong lòng hang, đi dọc giữa suối ngắm bên trên là vòm hang rộng lớn, cảnh đẹp Nước Nứt bắt đầu hiện ra. Vào sâu chừng 500 m thì đến khu hồ nước bậc thang, kế đến là vượt qua một đồi đá nhỏ có một khe sáng lọt qua. Điểm nhấn của hang có mọc lên một măng đá to, đứng giữa vòm hang chi chít thạch nhủ rũ xuống. Quá đẹp. Đó là nơi dừng chụp ảnh sáng tác tác phẩm đẹp.

Luồn sâu trong hang để đến nơi nước nứt đổ ra từ trong vách đá phải bơi qua 1 đoạn suối nước lạnh cắt da, có chỗ sâu khoảng hơn 2 mét, băng tiếp qua đoạn suối nước lạnh và sâu, rồi lội qua đoạn nước chảy xiết là đến vách đá nứt ra, nước tuôn đổ ào thành thác.

Thác nước nơi đây cũng là nơi chụp được nhiều góc ảnh đẹp, cũng là cuối hành trình du khách được phép đến.


Đến đoạn nước sâu vua Hoàng Thế Nhiệm chuẩn bị bơi      

Qua các hồ nước bậc thang

Đường vào lòng hang


Dìu nhau qua các đỉnh đồi      


Nghĩ chân bên khe sáng          

Miệng cửa hang Nước Nứt trên sườn núi dốc cao 


… cho mọi người sáng tác      


Anh Hồ Khanh đã đến chờ bên vách đá có nguồn nước tuôn ra, cũng là điểm cuối tham quan, một du khách nữ vất vả mới đến được

Tìm đường xuống đồi để đi đến vách đá nơi có thác nước
Từ trái sang phải : Hữu Thành - Quang Minh - Nguyễn Văn Tâm - Kim Sơn

Bơi qua có vua Hồ Khanh đón bên bờ  



     


Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

NGỌC THÁI…ĐI BỤI Ở CHÂU MỸ


NSNA Ngọc Thái viết :

"Tôi đã lang thang những tháng ngày trong ánh nắng ngập tràn ở Cali . Đi trong những ngày mưa hiếm hoi ở Texas , đạp trên lá vàng rơi trong mua thu vàng trên dãy Smocky để ngược lên các tiểu bang Louisiana , Alabama , Georgia , Tennessee, Delaware , Washington , New york . Lang thang trong những miền quê nước Mỹ , rong ruổi trên những hành trình sớm tối trong mọi thời tiết luôn biến đổi để được đón nhận những cảm giác thật phê cho mỗi cảnh sắc núi non hoang dã cùng những thành phố đô thị hiện đại của nước Mỹ . Tôi lang thang kiểu đi bụi để cảm nhận được các chiều sáng tối của con ngừoi cuộc sống nơi đây . Tôi muốn có những hình ảnh của chiều dương bản cũng như âm bản ... Tôi lang thang đi bộ , đi tầu điện ngầm tới tận khu Harlem để muốn hoà mình trong không khí  của những người da đen , những người vô gia cư vừa dễ thương vừa đáng sợ mỗi khi tìm cách tiếp cận để chụp cho được những tấm hình mong muốn."































( Tôi và anh Ngọc Thái biết nhau từ sự đam mê của nhiếp ảnh thập niên 1990. Anh ở Hà Nội, tôi ở Phan Thiết, tình cờ trong dịp liên hoan ảnh nghệ thuật các nước ASEAN năm 1997, tôi và anh cùng đi chung trên 1 chuyến tàu thăm vịnh Hạ Long. Và, từ đó thân thiết với nhau….Anh là một người “nghiêm khắc” trong bộ môn nhiếp ảnh nghệ thuật. Từ tư duy sáng tạo cho đến cách thể hiện các  kỹ năng cho đến việc lựa chọn máy ảnh. Anh là một tấm gương sáng cho lớp trẻ khi đến với con đường ảnh nghệ thuật Việt Nam..)


Bài thơ song thất lục bát đầu tiên được công bố của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp:

Cạnh Hồ Tây có chàng Ngọc Thái,
Dân Tràng An quen thói phong lưu.
Khi mê say đắm bóng chiều,
Lại khi rung động dáng Kiều thướt tha.
Cũng có lúc xa nhà bát ngát,
Đỉnh non cao mây trắng dừng chân.
Cô em xóm núi tần ngần,
Mõ trâu một khúc lòng xuân rộn ràng.
Kiếp nhân sinh phù vân đâu tá?
Nào ai hay cửa sổ bóng câu?
Cảnh xưa người cũ phai màu,
Ai lưu ảnh lại cho nhau ngậm ngùi?
Chuyện bể dâu đời nào chẳng có,
Người với người ly biệt tương phùng.
Hỡi ơi, kỳ nữ anh hùng,
Đôi khi giáp mặt còn chừng chiêm bao…
Kiếp con người vận vào một chữ:
Ai có "tình" người ấy có tâm.
Dở hay muôn sự Hoá công,
Danh ai phận nấy thuận dòng mà theo.
Cõi Ta bà nhân gian bé tí,
Thân phận người bèo giạt mây trôi.
Bức tranh vân cẩu trên giời,
Thoát dưng chuyển dịch là đời tang thương.
Kìa ai thân gái dặm trường,
Kìa ai lưu lạc trên đường công danh?
Trời xanh xanh, nước xanh xanh,
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
Người đi Tam đảo, Ngũ hồ,
Người về bể Sở sông Ngô mặc người.
Tấm lòng nghệ sĩ đầy vơi,
Mong sao góp chút tình đời thêm xuân.
Người phù vân, cảnh phù vân,
Tìm trong hư ảnh cái chân, cái thường.
"Khi đã hiểu lẽ vô thường,
Nhìn đâu cũng chỉ thấy đường mà thôi …" (*)


VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...