Thứ Năm, 24 tháng 5, 2018

MIỀN TÂY, THỜI SẠT LỞ…


“ Sạt lở”, cụm từ mấy hôm nay nghe ra rả trên cái ti vi suốt ngày. Cả miền tây có hơn 800 km bờ sông có nguy cơ sạt lở. Nào là Cần Thơ, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cà Mau đang có hàng chục điểm có nguy cơ hàng trăm căn nhà đổ sập xuống sông…Nhìn những ngôi nhà của người dân bị nhấn chìm từ từ xuống dòng sông đau lòng thật. Người dân nghèo miền Tây tích góp cả đời một mái nhà tranh hoặc bằng tôn, khá lắm có ít nhà là nhà bê tông …sống dọc dài theo những con sông sau một nổ lực tích góp cả đời của họ bổng chốc biến mất. Đau lòng quá!






 Người xưa người ta gọi đồng bằng miền Tây là đất “Chín con Rồng” đó là chín con sông lớn với hàng trăm con sông nhỏ chưa kể kênh rạch chằng chịt đã hình thành nên vùng đất trù phú đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy người dân không sống ven con sông thì sống ở đâu? Tôi đã chứng kiến trước đây chính quyền xây dựng hàng ngàn, hàng vạn những căn nhà chống lũ cho dân nghèo nằm cách xa những bờ sông để di dân trong mùa nước lũ, nhưng  người dân đã không nhận nhà để trở lại sống ven những con sông khi nước lũ cạn dần. Cũng dễ hiểu thôi bởi những bờ sông là nguồn sống của họ mà.







 Tài liệu viết rằng: Sông Cu Long thuc vùng Đng bng sông Cu Long trù phú, đây được mnh danh là va lúa ca c nước. Sông Cu Long (hay còn gi là sông MêKông) là 1 trong nhng con sông dài nht trên thế gii. Sông bt ngun t Trung Quc chy qua 4 nước là Thái Lan, Myanmar, Lào và Campuchia trước khi chy vào Vit Nam ri đ ra bin Đông theo 9 ca sông. Cũng chính vì vy mà nó có tên là sông Cu Long, tc là 9 con rng cùng đ ra bin. Con Mê Kông đon chy vào Vit Nam chia làm 2 sông chính là sông Tin (Mê Kông) và sông Hu (Bassac)

1-   SÔNG TIỀN

Khi sông Tiền bt đu chy vào Vit Nam t th xã Tân Châu, An Giang và huyn Hng Ng, Đng Tháp. Sông Tin chy ti đon cù lao An Bình, Vĩnh Long thì chia làm 2 nhánh là: sông Tin (Mekong) và sông C Chiên. Và tiếp tc chy con sông chia đôi 2 tnh Tin Giang và Bến Tre thành 4 nhánh sông nh hơn là sông Ca Tiu, Ca Đi, sông Ba Lai và sông Hàm Luông.
-         Con sông Cổ Chiên chy qua 2 tnh Vĩnh Long và Bến Tre. Đến khúc vào đa phn tnh Trà Vinh và gn ra bin thì b cù lao Long Tr, Long Hòa chia thành 2 ca:Ca C Chiên; Ca Cung Hu.

2-   SÔNG HU (SÔNG BASSAC)

Bt đu chy vào Vit Nam t th trn Long Bình, huyn An Phú, tnh An Giang. Sau đó chy qua 1 lot tnh, cui cùng đ ra bin ngay ch cù Lao Dung (tnh Sóc Trăng), chia làm 2 nhánh đ ra 3 ca là:Ca Đnh An: thuc th trn Đnh An, huyn Trà Cú, tnh Trà Vinh; Ca Trn Đ: thuc th trn Trn Đ, huyn Trn Đ, tnh Sóc Trăng; Ca Ba Thc (Bassac): ca này đã b bi lp t cui thế k 19 đu thế k 20. Hin ch còn 1 con sông nh là sông Cn Tròn chy t trung tâm cù lao Dung ra hòa vào ca Trn Đ đ ra bin Đông



Như vậy địa lý của 9 cửa sông đã hình thành nên một đồng bằng phi nhiêu sống hàng chục triệu dân hàng trăm năm nay từ thời cha ông mở cỏi. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2011, tổng diện tích các tỉnh, thành thuộc Đồng bằng sông Cửu Long là 40.548,2 km² và tổng dân số của các tỉnh trong vùng là 17.330.900 người. Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 13% diện tích cả nước nhưng hơn 19% dân số cả nước, tốc độ tăng trưởng cao hơn cả nước (năm 2015 tăng 7,8% trong khi cả nước tăng 6,8%). Chỉ riêng lúa đã chiếm 47% diện tích và 56% sản lượng lúa cả nước; xuất khẩu gạo từ toàn vùng chiếm tới 90% sản lượng. Chưa kể thủy sản chiếm 70% diện tích, 40% sản lượng và 60% xuất khẩu cả nước,... Tuy nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long đứng về phương diện thu nhập vẫn còn nghèo hơn cả nước: thu nhập bình quân đầu người với mức 40,2 triệu đồng (cả nước là 47,9 triệu đồng/người/năm).







Mới đây Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dùng cụm từ “ đừng để nước đến chân mới nhảy” khi nêu lên nạn sạt lở nghiêm trọng ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. Trong những năm tháng “ Lang Thang” ở miền Tây tôi thấy rõ điều này khi gặp rất nhiều cơ quan chuyên trách từ Ban Tây Nam Bộ cho đến chính quyền một số tỉnh hầu như họ không quan tâm đến những câu chuyện SẠT LỞ Ở ĐỒNG BẰNG. Ngoài những nguyên nhân khách quan như dòng sông bị chặn dòng ở các nước thượng nguồn sông Mê Kông, còn ở VN ta  thì thiếu hẳn các chương trình, dự án bảo vệ người dân sống ven các con sông…Các cấp chính quyền thì cứ đổi  tội cho “ tình trạng biến đổi khi hậu” và chỉ dừng lại ở đó mà không làm gì. Trong khi đó chính quyền các cấp vẫn cấp giấy phép khai thác cát tràn lan trên các dòng Cửu Long – một nguyên nhân chính gây ra nạn sạt lở hiện nay. Người dân Miền Tây Nam bộ sống khó như hiện nay là hậu quả của sự lơ là này – Tôi nghĩ vậy!







Tôi yêu quí cảnh sông nước của người dân sống trên những con sông. Ở đó tôi đã chụp được nhiều hình ảnh thanh bình, ấm no, những không giang thơ mộng của nhửng bến đó, bến phà trong những lúc bình minh và hoàng hôn và những cánh đồng bao la chạy đến hút tầm mắt. Tôi yêu thích những khung cảnh sống người nông dân chạy ngược , chạy xuôi trên những biển nước mênh mông và kiếm sống trong mùa nước nổi. Có đi hết tất cả 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long  từ mùa mùa khô qua đến mùa mưa trong suốt nhiều năm dài, tôi khẳng định rằng đời sống ven sông của người dân đất Chín Rồng thật sự là cái nôi văn hóa của Đất rừng Phương Nam.


( Chia sẻ cùng bạn bè một số bức ảnh tôi chụp ở đất Chín Rồng - Miền đồng bằng sông Cửu Long)


Không có nhận xét nào:

VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...