Ông già Tây Nguyên |
Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành |
Ảnh của ông
không phải là cái gì đó bí ẩn, hư ảo và phi lịch sử của sự hiển diện và ngưng
đọng. Mỗi bức ảnh của ông như một thứ nghệ thuật của phương thức thông tin về con
người, một vùng đất, như một cuộc nói chuyện gắn liền với những quan hệ xã hội
cụ thể. Ảnh
của ông thực sự có giá trị vì nó không chỉ là một cái nhìn bất chợt vào thế
giới. Dáng vẻ riêng, cách diễn giải riêng, Hữu Thành linh cảm được và đánh giá
đúng đối với từng khung hình cá biệt dựa trên khía cạnh hiện thực. Ngoài ra ông
có khả năng ghi lại ở một dạng thái tác động được đến tình cảm con người, qua
đó làm tăng thêm hiệu lực của thông tin bằng ảnh. Làm được điều này không chỉ
đòi hỏi tài năng, sự hiểu biết mà còn đòi hỏi người cầm máy có nhiều kinh
nghiệm trong lĩnh vực sáng tác. Với ông “nghệ thuật vị nghệ thuật” dường như chỉ
để chơi chứ không có lý do tồn tại hữu dụng. Tính tài liệu trong ảnh của ông
mang lại một ưu điểm lớn là giúp độc giả hình dung ra sự việc một cách chính
xác nhất. Ví dụ như bức ảnh “Người đan
giỏ” (6), “Dệt vải” (34), thậm chí cả với những bức ảnh chân dung như “Trang
phục gái H’mông” (35), ngồn ngộn những chi tiết có tính tư liệu, người xem chỉ
cần nhìn vào ảnh là nhận thức được nội dung của nó.
.
Những bức ảnh của ông đem lại cho
người xem cách nhìn mới vào chính những khía cạnh rất quen thuộc của cuộc sống.
Trong bộn bề công việc hàng ngày, người ta nhiều khi không có thời gian nhận ra
những sự việc thông thường nhưng rất đáng quan tâm, như bức ảnh “Đá cầu” (42)
hay “Người quản tượng” (102). NAG Hữu Thành đã thực sự để lại dấu ấn riêng của
mình trong album này bằng cách nêu bật lên những hình ảnh buộc độc giả phải suy
nghĩ về số phận con người, vùng đất mà ông đã đi qua.
Ảnh của HT luôn muốn truyền đạt
đến người xem một ý tưởng nào đó. Thông thường cuộc sống diễn ra trước ống kính
đều có khía cạnh khách quan và chủ quan: Theo khách quan thì nhà nhiếp ảnh dùng
phương pháp miêu tả. Còn theo chủ quan thì nhà nhiếp ảnh cố gắng thể hiện được
quan điểm của mình và tìm cách ảnh hưởng đến độc giả. Xem ra Hữu Thành khá khôn
ngoan, ông lợi dụng cả hai, dùng thực tế để diễn tả theo cách của mình. Vì thế
dù chụp đã lâu mà những bức ảnh của ông vẫn tươi rói mà không hề đông cứng. Một
loạt những bức ảnh ở trần của các cô gái dân tộc cho thấy NAG Hữu Thành có khả
năng thể hiện nhiều ý tưởng khác nhau về cùng một để tài. Cứ tự nhiên như vốn
là vậy, người ta không ồ lên bởi vẻ đẹp bóng bẩy, được chăm chút, nuôi dưỡng công
phu, choáng ngợp nhưng xa lạ. Xem những tấm ảnh bán thân của ông ta cảm nhận
một vẻ đẹp quen thuộc, gần gũi, để lại trong lòng một hoài niệm hoang sơ, dâng
hiến và trong veo như nước suối nguồn (84, 125, 126). Trong phạm vi miêu tả
thực tế NHT luôn tránh những yếu tố thừa. Ông thường dùng ánh sáng, bố cục, tạo
ra một độ căng nhất định, kích thích óc tưởng tượng của người xem. Nhà nhiếp
ảnh HT làm việc này rất khéo, không mất vẻ phóng khoáng tự nhiên của ảnh mà hình
thức của hình ảnh dựa trên sự tổng hợp giữa bố cục đường nét, và bố cục ánh
sáng cứ quyện vào nhau (74).
Tác giả Nguyễn Hữu Thành |
Trong bộ ảnh này nhà nhiếp ảnh HT hay dùng nhiều hậu cảnh để khắc họa
cuộc sống của đối tượng. Bối cảnh của ông cũng tham gia vào câu chuyên để kể về chủ nhân
của mình, làm rõ thêm tính cách của nhân vật (46). Nhằm mục đích truyền cảm hứng ông
thường lựa chọn điểm nhấn của khuôn hình chính là phong cách sống của từng cá
nhân được đề cập, vẽ lên những mong muốn từ cuộc sống hàng ngày (20, 72). Nếu
như trong ảnh “Hai bà mẹ” (104) ông sử dụng những khoảng nét sâu cho mục đích
sáng tạo để đạt được những hiệu quả có sức diễn cảm thì “Mẹ và bé” (37), “Tình
yêu trên lưng” (81), ông lại sử dụng phối cảnh hình học với bố cục đường nét
của bức ảnh để diễn giải.
.
Khi chụp chân dung ông vẽ nên
những nét cá tính, thể hiện tầng lớp xã hội cũng như nghề nghiệp mà nhân vật
gắn bó trên nét mặt, cử chỉ và dáng điệu. Khi chụp ông trung thành tìm kiếm môi
trường tự nhiên của nhân vật nhằm nâng cao giá trị thông tin bằng những chi
tiết mà người xem cảm thấy rất thích thú. Ảnh “Người đàn bà đeo kính” (28), trọng
tâm bức ảnh là khuôn mặt, chiếc kính đeo trễ, một bên là sợi dây thay cho chiếc
gọng kính bị mất rất tự nhiên, thể hiện rất biểu cảm cá tính và tâm trạng của đối
tượng. Bức ảnh “Người con gái H’mông” ông lại lấy đặc điểm
trang phục làm điểm nhấn (35). Còn đến “Người đàn bà chăm bò” (72), “Thiếu phụ
cõng con” (93), hay “Ông già Tây Nguyên” (101), NAG Hữu Thành lại phát hiện
những khoảnh khắc mà nhân vật của ông đang làm những công việc biểu đạt cho
hoạt động cá thể của họ để khắc họa làm cho chúng trở nên đặc biệt sống động.
.
.
Bộ
ảnh “Vùng cao” như một minh chứng cho “Hạnh phúc nằm trong những điều thật giản
dị”. Thả mình, miên man theo dòng ảnh của NAG Nguyễn Hữu Thành tôi lại
nghĩ đến quan điểm về “Chủ nghĩa hậu hiện
đại”. Một số nhà phê bình nhận định rằng: Trong thời kỳ này tài năng cá nhân, sự
tự do, khả năng tạo ra cái mới có sức thuyết phục cao là cơ sở độc nhất và quý
giá cho nghệ thuật nhiếp ảnh tỏa
sáng. Tôi thấy ông ở trong lớp người này!