Nhạc sĩ Trương Quốc Khánh |
Trương
Quốc Khánh (sinh 10
tháng 10 năm 1947 – mất 23
tháng 6 năm 1999) là một nhạc sĩ, nhà báo, nhà biên kịch. Tác phẩm nổi tiếng nhất
của ông là bài hát Tự nguyện được sáng tác trong phong trào Hát cho đồng bào
tôi nghe.
Ông
quê gốc Trà Vinh nhưng được sinh ra tại huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh ngày 10
tháng 10 năm 1947. Năm 21 tuổi, trong phong trào Thanh niên Sinh viên Học sinh
miền Nam, ông sáng tác tác phẩm nổi tiếng nhất của mình, Tự nguyện. Rồi sau đó
ông trở thành Chủ tịch Ban Chấp hành Sinh viên Văn khoa Sài Gòn, Trưởng ban Văn
nghệ sinh viên Phật tử.
Năm
1974, đi học tại Trường Viết văn Nguyễn Du. Đến khi nước Việt Nam thống nhất,
ông lần lượt giữ các chức vụ Phó Tổng Thư ký, Tổng Biên tập Báo Sân Khấu, Hội
Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh.Ngoài vai trò là nhạc sĩ, ông còn là một nhà
báo, nhà biên kịch. Ông là tác giả kịch bản phim Đàn chim và cơn bão (đạo diễn
Cao Thụy) và một số kịch bản cải lương, kịch nói khác. Năm 1984, ông đoạt giải
thưởng Báo chí thành phố Hồ Chí Minh với phim phóng sự tài liệu Nỗi đau này
không của riêng ai (tên khác là Ma túy – SOS) cùng đạo diễn Mỹ Hà.
“Tự
nguyện” không chỉ là sáng tác nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Trương Quốc Khánh mà
còn là một trong những ca khúc hay nhất của nhạc cách mạng Việt Nam thời chiến
tranh giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Lời bài hát là một bài thơ
hoàn chỉnh, trong sáng, lãng mạn, giàu tính chiến đấu.Bài hát dễ hát, dễ thuộc
có tính lan truyền sâu rộng và nhớ lâu. Đó là tiếng lòng của thế hệ thanh niên
Việt Nam yêu nước, là bản anh hùng ca tự nguyện dấn thân. Bài hát có thể hát
đơn ca, tốp ca, có thể hát tập thể, có thể hát sinh hoạt cộng đồng, lại có thể
biểu diễn thành hợp xướng. Sự hài hòa tuyệt vời giữa Tổ quốc, thời đại và lớp
thanh niên học sinh sinh viên, con người.
Trương Quốc Khánh đã cùng những nhạc sĩ như Tôn Thất Lập,
Trần Long Ẩn, Nguyễn Văn Sanh, Nguyễn Tuấn Kiệt, Nguyễn Phú Yên, La Hữu Vang… tạo
nên phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” của học sinh, sinh viên các đô thị
miền Nam cùng phong trào “Tiếng hát át tiếng bom” ở các chiến trường.
anh Hữu Thành |
Trong bài sử dụng tư liệu trên web công khai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét