Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2018

ĐỀN TAJ MAHAL

Đền Taj Mahal  


Tác giả: Nguyễn Văn Tâm

Tāj Mahal là mt lăng m nm ti Agra, n Đ. Hoàng đế Môgôn Shāh Jahān (gc Ba Tư, lên ngôi năm 1627) (trong tiếng Ba Tư Shah Jahan nghĩa là "chúa t thế gii") đã ra lnh xây nó cho người v ca ông là Mumtaz Mahal, khi bà qua đi. Công vic xây dng bt đu năm 1631 và hoàn thành năm 1653. Mt s tranh cãi xung quanh câu hi ai là người thiết kế Taj Mahal; rõ ràng mt đi các nhà thiết kế và th th công đã chu trách nhim thiết kế công trình và Ustad Ahmad Lahauri được coi là kiến trúc sư chính.

Taj Mahal nói chung được coi là hình mu tuyt vi nht ca Kiến trúc Môgôn, mt phong cách tng hp các yếu t ca các phong cách Kiến trúc Ba Tư, Th Nhĩ Kỳ, n Đ, và Hi giáo. Tuy phn mái vòm bng đá cm thch trng ca lăng là phn ni bt nht, thc tế Taj Mahal là mt tng hp các phong cách kiến trúc. Nó được lit vào danh sách các Đa đim Di sn Thế gii ca UNESCO năm 1983 và được miêu t là mt "kit tác được c thế gii chiêm ngưỡng trong s các di sn thế gii". Vic xây dng Taj Mahal đã được giao phó cho mt hi đng qun tr ca kiến trúc sư dưới s giám sát ca triu đình, bao gm Abd ul-Karim Khan Ma'mur, Makramat Khan, và Ustad Ahmad Lahauri.

(Theo Wikiedia)
- ĐỀN TAJ MAHAL VỚI NHIỀU GÓC CHỤP KHÁC NHAU
























Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018

Fan Ho - Nhiếp ảnh gia bậc thầy







FAN HO




Sinh năm 1931 ti Thượng Hi, Fan Ho sm được tiếp xúc vi máy nh t năm 13 tui, đó là mt chiếc Rolleiflex ng kính đôi được tng bi cha ông. Nhng năm tháng sau đó, nhiếp nh gia ni tiếng này chuyn ti sinh sng Hong Kong, và bt đu ghi li du n ca mình trong làng nhiếp nh vi các tác phm mang phong cách đường
ph (street life).



Approaching Shadow, 1954. Photograph: Fan Ho/AO Vertical Art Space

Afternoon Chat, 1959. Photograph: Fan Ho/AO Vertical Art Space

Fan Ho có c mt b sưu tp các bc nh ghi li cuc sng ca con người Hong Kong vào nhng năm 1950, tt c đu là hình nh đen trng. Vi nhiu tác phm t tui đôi mươi, Fan H sm nhn được s chú ý ca cng đng nhiếp nh quc tế, sau đó là nhiu cuc trin lãm và hàng trăm gii thưởng nhiếp nh ln.
Trong sut s nghip nhiếp nh ca mình, Fan Ho luôn được coi là mt nhiếp nh gia hàng đu thế gii và cũng là mt trong nhng người có nh hưởng ln nht ti làng nhiếp nh Châu Á. Nhng hình nh ca ông thường xuyên xut hin trong nhiu n phm uy tín và kênh truyn thông ln, t New York Times ti BBC.


Woks, 1964. Photograph: Fan Ho/AO Vertical Art Space

People Crossing, 1957. Photograph: Fan Ho/AO Vertical Art Space

East Meets West, 1963. Photograph: Fan Ho/AO Vertical Art Space
As Evening Hurries By, 1955. Photograph: Fan Ho/Modernbook Gallery


Pattern, 1956. Photograph: Fan Ho/Modernbook Gallery
Ti cui cuc đi, v nhiếp nh gia đáng kính này dành nhng ngày tháng cui cùng ti California, nơi ông chng chi vi căn bnh Viêm phi và qua đi tui 84.
Hong Kong Midnight, 1958. Photograph: Fan Ho/AO Vertical Art Space


Thêm chú thích

Lines and Forms, 1959. Photograph: Fan Ho/AO Vertical Art Space

Private, 1960. Photograph: Fan Ho/AO Vertical Art Space

A day is done, 1957. Photograph: Fan Ho/AO Vertical Art Space
Ho Fan đã giành gn 300 gii thưởng trong nước và quc tế . Ông là thành viên ca Hi Nhiếp nh và Hi Ngh thut Hoàng gia Anh, thành viên danh d ca hi nhiếp nh ca Singapore, Argentina, Brazil, Đc, Pháp, Ý và B. Gn đây nht anh giành được "Gii thưởng Cuc sng thi gian tu, s toàn cu ca Trung Quc quc tế Gii thưởng Nhiếp nh th 2, Trung Quc năm 2015" do Hip hi nhiếp nh Trung Quc (Qung Châu).

Trong sut s nghip  ca mình, ông đã dy nhiếp nh và làm phim mt chc trường đi hc trên toàn thế gii. Tác phẩm của ông có trong : Bo tàng M +, Hng Kông, Bo tàng Di sn, Hng Kông, Thư vin Quc gia de France, Paris, Pháp, San Francisco Bo tàng Ngh thut Hin đi, M, Santa Barbara Bo tàng Ngh thut , M và nhiu hơn na.

http://www.bluelotus-gallery.com/#/ho-fan-1/




A composite of Working Skywards, Steps, and School is over. Photographs: Fan Ho/Modernbook Gallery/AO Vertical Art Space


Sun Rays, 1959. Photograph: Fan Ho/Modernbook Gallery




Chủ Nhật, 11 tháng 2, 2018

TÌNH YÊU và NHỊP ĐẬP TRÁI TIM SAU ỐNG KÍNH


Anh Nguyễn Văn Thành - Phó Ban lý luận Phê bình Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh VN ( Tác giả bài báo)

        Con người ai cũng sinh ra chỉ ở một nơi, nhưng với nghệ sĩ dường như họ lại lại gắn bó cuộc đời mình ở mọi nơi, vô định, nơi mà cảm xúc dâng trào, nơi mà trái tim thổn thức đập, dù đôi khi lạc nhịp. Nói như  nhà thơ Huyền Trân trong bài thơ rượu,

“Cụ hâm rượu nữa đi thôi
Be này chừng sắp cạn rồi còn đâu
Rồi lên ta uống với nhau
Rót đau lòng ấy vào đau lòng này
Tôi say?
Thưa, trẻ chưa đầy
Cái đau nhân thế thì say nỗi gì?”…
Còn cái đau này là cái đau nghề, đau đời, vui đấy. Hữu Thành là một trường hợp như vậy.

Là nhà báo, đôi chân anh đã in dấu trên khắp mọi miền đất nước, là nghệ sĩ nhiếp ảnh, anh đã lao động nghệ thuật đam mê, miệt mài, sáng tạo. Nói đến tước hiệu, đôi lúc nó chẳng là gì, đôi lúc nó lại rất là gì, lạ thế. Chung qui là cái tước hiệu đó gắn với ai, gắn với người nào, bao giờ và như thế nào! Hữu Thành đã có đủ cả: ESVAPA (đóng góp xuất sắc cho nền nhiếp ảnh Việt Nam) EFIAP (Nghệ sĩ xuất sắc Liên đoàn Nhiếp ảnh Quốc Tế), Ủy viên BCH (khóa 5), Nhà báo, Nghệ sĩ nhiếp ảnh, ủy viên Ban Lý luận Phê bình, Nguyên phóng viên thường trú TTXVN, Trưởng Phân xã tỉnh Bình Thuận, Phó đại diện Báo ảnh Việt Nam phía Nam.…Sau chốt là cái quyết định miễn nhiệm cái Ủy viên Ban LLPB để trở về với cái đời nghệ sĩ cô đọng Nguyễn Hữu Thành (bút danh Hữu Thành), người sinh ra ở Ninh Thuận, nhưng lại chọn Phan Thiết – Bình Thuận làm quê hương, một mảnh đất mà anh khó rời xa.

Thực ra chuyện anh xin rút Ban LLPB hội chẳng liên quan đến ai, đến cái gì. “XONG NHÉ, CHUYỆN HỘI HÈ”, đó là lời chia sẻ của anh trên Fb cá nhân. Thật nhẹ tênh, nhưng sao nó để lại nỗi buồn man mác trong tôi, day dứt thế!
Nghĩ tới anh, tôi lại nghĩ tới nhận xét của anh Trần Mai Hưởng (nguyên Tổng giám đốc TTXVN). Có thể nói, sau mỗi bức ảnh của nhà báo, nhà nhiếp ảnh Hữu Thành, người xem cảm nhận rõ nhịp đập của một trái tim, nhịp đập của Tình Yêu sau ống kính. Ảnh của Hữu Thành không những giàu tính nhân văn còn mang đậm chất thơ, vừa mang dấu ấn thẩm mỹ của một nghệ sĩ và cả sự nhạy cảm của một người làm báo. Còn ông bạn Kim Sơn của anh thì nói tưng tửng, như kiểu “ta nghĩ thế nào thì ta nói thế thôi” - Một chút khắc khoải, một chút phóng khoáng cộng với tấm lòng lương thiện đã tạo nên phong cách Hữu Thành. Với nhà báo Lê Cương thì anh khái quát rằng “với anh (HT) - Cuộc chơi này gói mang một triết lý tương tác ảnh mà anh luôn theo đuổi – đó là Cho và Nhận.


         Riêng tôi, tôi luôn hòa mình vào những bức  ảnh của nhà nhiếp ảnh Hữu Thành. Ở đây người ta nhận thấy một sự giản dị đến kì diệu, một sự lãng mạn đến chân thực. Bất kỳ góc máy nào, bất kỳ khuôn hình nào của anh cũng đầy ắp cảm xúc,  các tác phẩm của anh như những tấm gương phản ánh hiện thực. Hữu Thành luôn đi thẳng vào cuộc sống, rung cảm trước vẻ đẹp của con người, của thiên nhiên. Người nghệ sĩ diễn tả vẻ đẹp như chính sự hiện hữu của nó, những bức ảnh của anh thực sự gây ấn tượng mạnh bằng chính tình yêu quê hương theo cách của riêng mình. Hữu Thành có cái nhìn khá bao quát về cuộc sống. Cộng với sự sáng tạo trong bố cục, sử dụng ánh sáng, sắc màu nên ảnh của anh đã thể hiện rất sinh động lao động mưu sinh hàng ngày của con người.

       Không chỉ con người, thiên nhiên cũng mang đậm chất thơ qua ống kính của anh. Những bãi biển, những dải cát dài, rừng dừa, rặng núi hiền hòa, cho đến muông thú cũng thật đáng mến, sống hài hòa cùng thiên nhiên, được anh ghi lại trong khuôn hình vào những khoảnh khắc rất sống động. Sống ở Bình Thuận nên anh yêu cảnh người dân chài tung lưới trong chiều hoàng hôn ánh vàng rực rỡ, tạo nên những cung bậc sắc màu thật đẹp. Anh yêu cát, những  đồi cát được tạo thành mỗi khi cát khiêu vũ cùng gió, được gió đưa đẩy đi xa. Gió đã bào mòn và thổi bay lớp cát mỏng manh phía trên bề mặt, tạo cho cồn cát những hình dáng khác nhau, có muôn hình dáng vẻ, chỗ là các vân cát lăn tăn như những gợn sóng biển nhẹ xô bờ, chỗ thì mấp mô những đụn cát mô phỏng dáng hình của từng ngọn đồi, quả núi. Sự kỳ thú không chỉ đến từ dáng vẻ bên ngoài mà còn qua màu sắc độc đáo của cát, tạo cảm giác rất kỳ ảo.Đọng lại trên khuôn mặt người trong ảnh của nghệ sĩ Hữu Thành là dấu ấn thời gian trong mỗi cuộc đời với mọi cung bậc tình cảm, sắc thái, đường nét mà chỉ có thời gian và sự từng trải mới có thể tạo ra được. Với sự nhạy cảm, tinh tế, với tình yêu con người, đã chắt lọc, chớp được những khoảnh khắc và dưới những góc máy phù hợp để thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình. 

                  Mỗi người có một giấc mơ riêng, Hữu Thành gửi hồn mình vào những cú bấm máy. Anh tâm sự - thật lạ, nhiều khi thấy ảnh và đời nhìn thoáng qua cứ tưởng là chả liên quan gì tới nhau, vì ảnh là ảnh mà đời là đời. Nhưng trong suốt cuộc đời cầm máy đi từ Bắc chí Nam, anh lại thấy những câu chuyện về đời sống con người và nhiếp ảnh gắn bó với nhau thật nhiều qua lăng kính của người cầm máy. Anh lang thang khắp mọi nơi, mọi chốn, từ tận cùng đất mũi Cà Mau, ra đảo Kiên Hải, Phú Quốc, tới Lai Châu, Điện Biên Phủ, vùng Tây Bắc của Tổ Quốc, rồi len lỏi trong dải Trường Sơn và những vùng đất trũng Nam Bộ…Cũng vì thế mà cái Blog “Lang thang” của anh ra đời để muôi dưỡng chứa đựng tâm hồn anh cùng những tác phẩm của anh. Cả một chặng đường dài mấy mươi năm ngắn nhìn cuộc sống, đọng lại trong anh là “Những khuôn mặt đời”. Những khuôn mặt đời đối với anh là chân dung những con ngươi bình dị mang những trạng thái tâm lý khác nhau, có những số phận khác nhau, buồn vui, đau khổ, yêu đương, giận hờn mà anh gặp trên con đường hành trình của mình. Những khoảnh khắc anh nông dân vui được mùa, nỗi hoảng loạn của con người trong cơn bão lũ, người thiếu phụ khắc khoải chờ chồng đi biển trở về. Nụ cười của những người phụ nữ mà đôi lúc cuộc sống còn vất vả, lam lũ nhưng thảnh thời , trong sáng và đôn hậu. Anh lặng nghe và ngắm nhìn những gương mặt đời người, im lặng, ghi nhận và xuy ngẫm. Rồi có lúc Hữu Thành lại thổn thức, sững sờ khi bắt gặp những cô gái ngực trần người dân tộc K’ho trên vùng cao rất hồn nhiên, cởi mở va hiếu khách, rồi lại khóc đấy khi bắt gặp bà cụ bán vé số bị người ta lường gạt. Tâm hồn người nghệ sĩ này chứa chan tình cảm! Anh đam mê những hình ảnh muôn màu sắc của cuộc sống, anh đã không ngừng bấm máy, bấm máy để ghi lại những hình ảnh lưu giữ cho đời, anh nghĩ nó sẽ mất dần đi theo ngày tháng.
Trầm ngâm trước hàng loạt những bức ảnh của anh, quả thật tôi nhận ra rằng - “Hội họa là nghệ thuật bao hàm, còn Nhiếp ảnh là nghệ thuật loại trừ, là lặp lại trật tự trong sự hỗn loạn”. Giữ cho bức ảnh của mình rõ ràng và đơn giản, càng ít chi tiết trong tấm ảnh thì bức ảnh càng ấn tượng. Sự đơn giản mang đến hiệu ứng mạnh mẽ đó là bí quyết để tạo ra những bức ảnh thật ấn tượng của nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Hữu Thành.

Nói như anh - Đơn giản là “tôi sống và chụp ảnh theo cách của mình”./.





Chủ Nhật, 4 tháng 2, 2018

DU LỊCH CƯỠI LẠC ĐÀ TRÊN SA MẠC THAR Ở JAISALMER - ẤN ĐỘ

Nài trẻ phi như bay


Bài và Ảnh : NGUYỄN VĂN TÂM

Sa mạc Thar vùng Jaisalmer giáp ranh giữa Ấn Độ và Pakistan, cách thành phố Jaisalmer khoảng 40km. Hoạt động du lịch khai thác đồi cát sa mạc ở đây không dùng xe Jeep, motor địa hình, mà cưỡi vắt vẽo trên lưng hay lắc lư trên xe lạc đà kéo. Từ tháng 9 đến tháng 3 hàng năm trời mát, hàng ngàn du khách khắp nơi về đây để tìm cảm giác vượt sa mạc bằng phương tiện cổ xưa.

Bên vệ đường, trước các khu resort là điểm tập kết những chú lạc đà to cao, cùng các camel porter (nài lạc đà) đang đứng ngồi chờ đợi khách thuê. Hoàng hôn sa mạc vàng ruộm, yên tĩnh trong không gian gió lộng trên những triền cát nhấp nhô dài vô tận, tô điểm bởi các chú lạc đà lặng lẽ từng bước đi. Hình ảnh đoàn người dong duỗi trên lưng lạc đà, đi hun hút vào sa mạc hôm nay tái hiện hoạt động hàng trăm năm trước của những thương gia trên con đường tơ lụa.

Du khách dừng chân trên đồi cao thoả thích nô đùa trên cát, ngắm và chụp hình mặt trời lặn với những chú lạc đà. Càng xế chiều trời dần se lạnh, du khách thưa dần. Đến khi trời tắt nắng đoàn người cùng lạc đà trở về khách sạn.

Đoàn đông đi thành hàng như đoàn thương gia hàng trăm năm trước trên con đường tơ lụa         

Nài lạc đà chụp hình cho khách 

Du lịch cưỡi lạc đà tại sa mạc Thar vùng Jaisalmer 




Lên điểm cao dừng chơi đùa trên cát và ngắm mặt trời lặn 

Nài lạc đà chụp hình cho khách 


Đoàn lạc đà tiến vào sa mạc

Lên điểm cao dừng chơi đùa trên cát và ngắm mặt trời lặn 




Đàn lạc đà ở trước các khu reort luôn chào đón khách thuê

Đoàn đông đi thành hàng như đoàn thương gia hàng trăm năm trước trên con đường tơ lụa         

Nài lạc đà chụp hình cho khách 


Khách thuê lạc đà vào sa mạc, người thuê xe kéo, kẻ cưỡi lên lưng








VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...