|
Thu hoạch cá Tra |
Ở
đồng bằng sông Cửu Long thật ra có ba câu chuyện đang nói về khìa cạnh kinh tế.
Một là cây lúa, hai là con tôm và ba là con cá tra. Nhiều năm liền tôi rong ruổi
suốt đồng bằng SCL chỉ loay hoay chụp và viết về những câu chuyện này. Sở dĩ
hôm nay tôi nhắc chuyện “ CON CÁ TRA” vì
mấy ngày nay cái ông truyền hình cứ ra ra về câu chuyện con cá tra về vần đề giống,
nuôi cà bền vững...Và, nhìn chung nghề nuôi cá tra đang ăn nên làm ra được vì
xuất khẩu được, nhất là Mỹ và EU.
|
Làng bè Cá Tra ở Châu Đốc - An Giang |
|
Cá Tra giống |
Có
một dạo vào năm 2010, tôi đang đi làm bài vở ở đồng bằng, ông tòa soạn Báo ảnh
Việt Nam yêu câu làm sao “ có 1 bài chuyên đề về con cá tra vì thị trường Mỹ
đang gây khó khăn về thuế suất mặt hàng cá tra, ca da trơn “ với lý do về giống
và công nghệ chăn nuôi và bảo vệ môi trường…”. Tôi đã đi đến xứ Nha Mân ( Đồng
Tháp) thăm liền các trai cá giống cá Tra
tìm hiểu về quy trình nuôi khép kín xuất khẩu…bài được gởi ngay ra tòa soạn và
chúng tôi gồm : Hữu Thành, Minh Quốc, Nguyễn Vũ Thành Đạt được khen thưởng bởi
bài chuyên đề đã được “ đánh giá cao”. Hix.
Nhắc
lại câu chuyện cũ để cho thấy rằng chuyện làm ăn kinh tế ở đồng bằng cho đến
bây giờ vẫn loay hoay về câu chuyện về giống, về thức ăn, về nguyên liệu và thị
trường xuất khẩu kéo dài mấy mươi năm
nay vẫn là thời sự. Phải nhìn nhận rằng ngành nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL) tạo công ăn, việc làm cho hàng trăm nghìn lao động và đóng góp rất
lớn cho ngân sách các tỉnh trong khu vực. Thế nhưng, thời gian qua, ngành cá
tra xuất khẩu khu vực ĐBSCL đã có những biến động bất thường.Cũng như nhiều sản
phẩm nông sản khác, mặt hàng cá tra xuất khẩu thời gian qua chủ yếu phát triển
theo hướng tự phát. Sự không đồng bộ trong quy hoạch đã dẫn đến sự tăng trưởng ồ
ạt từ vùng nuôi, người nuôi đến doanh nghiệp mà không có một tầm nhìn thị trường,
khiến con cá tra xuất khẩu rơi vào cảnh thăng trầm.
|
Hầm nuôi cá Tra ngay trên tàu |
|
Nặng quá
|
Ngay
từ cuối những năm 1990, vùng đồng bằng sông Cửu Long đã bắt đầu phát triển nghề
nuôi cá tra, ba sa (đều thuộc bộ cá da trơn, họ Pangasiidae) tại khu vực đầu
nguồn sông Hậu, sông Tiền tại hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Do thổ nhưỡng thuận
lợi, lúc bấy giờ con cá ba sa nuôi bè có chất lượng thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng.
Tại khu vực ngã ba sông Châu Đốc đã hình thành làng bè, lúc đỉnh điểm đến hơn
3.000 chiếc. Thế nhưng cho đến bây giờ toàn tỉnh An Giang, toàn tỉnh hiện còn 954 ha diện
tích mặt nước nuôi cá tra xuất khẩu, sản lượng cũng chỉ vỏn vẹn 367 nghìn tấn.
Ngay ở tỉnh Đồng Tháp một trung tâm cá Tra ở đồng bằng hiện có 1.226 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống
cá tra, trong đó 76 cơ sở sản xuất và 1.150 cơ sở ương nuôi. Trong năm 2016,
toàn tỉnh sản xuất được 12,71 tỷ con, thấp hơn cùng kỳ năm 2015 đến 4,14 tỷ
con. Cá tra giống là 0,96 tỷ con, thấp hơn năm 2015 là 0,65 tỷ con. Nguyên nhân
chính vẫn do giá cá tra xuống thấp, kéo dài cho nên nhiều cơ sở tạm ngưng sản
xuất hay chỉ sản xuất cầm chừng.
Theo
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có bốn tỉnh: Sóc Trăng, Vĩnh Long, Bến
Tre, Đồng Tháp đã ban hành quy hoạch về vùng nuôi cá tra. An Giang, Tiền Giang,
Hậu Giang, Cần Thơ và Trà Vinh đã hoàn thiện công tác rà soát và trình UBND tỉnh
phê duyệt quy hoạch vùng nuôi. 9 trong số 10 tỉnh khu vực ĐBSCL có nuôi cá tra
cấp mã nhận diện ao nuôi thuộc vùng nuôi với 4.785 ao cá tra thương phẩm,;
trong đó 47,38% thuộc về hộ cá thể, 51,95% thuộc về doanh nghiệp, còn lại thuộc
các hợp tác xã. Tổng diện tích cá tra toàn vùng đạt 4.552 ha, sản lượng đạt
1,047 triệu tấn.
|
Mùa thu hoạch cá Tra |
|
Quy trình ươm giống cá |
Thời
tôi làm báo ở đây, hình ảnh mùa thu hoạch con cá tra luôn là những ảnh đẹp để cảm
nhận. Tôi cứ lặn lội đến những vùng nuôi
cá thăm hỏi xem trại cá nào sắp thu hoạch là cứ đến chụp ảnh và ghi ghi
chép chép. Rất may đến giờ tôi vẫn còn lưu lại những bức ảnh về một thời đi
theo con cá Tra nay làm tập anbom để chia sẻ lên Blog LANG THANG nhằm nhớ về một
vùng đất Phương Nam có nhiều sản vật quí.
|
Cho cá tra ăn |
|
Cá Tra giống |
|
Trại nuôi cá Tra ở Châu Đốc |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét