Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2010

VŨ KHÚC



Cách đây …lâu lắm rồi, tôi đã mê mẫn đàn có trắng trên những cánh đồng muối ở Cầu Bến Lội. Thề là từ tờ mờ sáng trong cả tháng tôi mới “ rình “ chớp được đàn cò….Bây giờ đàn cò đã về đâu tôi không rõ. Tôi chỉ nhớ đến chúng khi lang thang trên những khu đô thi mới được xây dựng sau khi đã san bằng những cánh đồng muối. Tôi nuối tiếc vì đã từng có đàn cò trắng ở nơi này….

Tháng 9 năm 1994




Lúc đó tôi đang là phóng viên TTXVN, Chủ nhiệm CLB nhiếp ảnh Phan Thiết. Khi ấy PT còn là một thị xã nho nhỏ, xinh xắn. Tôi đã đón một đoàn nhiếp ảnh gia Hong Kong gần 50 người đến chụp ảnh đồi cát Mũi Né. Tôi đã làm được và vui!

Thứ Tư, 28 tháng 7, 2010

Bãi biển Mũi Né cách đây 15 năm




Có một bận, em ngồi xa anh quá,
Anh bảo em ngồi xích lại gần hơn.
Em xích gần thêm một chút; anh hờn.
Em ngoan ngoãn xích gần thêm chút nữa


Trích bài Thơ "Xa Cách" của tác giả "Xuân Diệu"

Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2010

Mùa lưới Rớ





Rớ là tên địa phương dùng để chỉ một nghề kéo lưới trên sông cố định. Ở miền Trung nghề này chỉ thịnh hành khi mùa BẤC, tức mùa gió đông bắc thổi rất mạnh, sóng lớn và không một chiếc thuyền nào có thể ra khơi được. Lúc này cá tươi cực hiếm ở các chợ nên các ngư phủ phải kiếm sống bằng nghề lưới Rớ trên những dòng sông nhỏ.
Thật ra tôi chụp bức ảnh này rất đơn giản vì nó ngay trước mặt nhà. Và hàng ngày cảnh kéo lên thả xuống của cái lưới này đều đều từ sáng sớm cho đến cuối tối, tôi chỉ biết chụp. Điều duy nhất để chọn lựa là chờ nắng đẹp, trời trong.
Nhưng có một chuyện cần viết ra đây vì bức ảnh này tôi đã chụp 10 năm so với bây giờ có mấy sự thay đồi lớn. Cây cầu sắt trong ảnh nay không còn nữa mà thay vào đó là cầu treo bằng bê tông cốt thép vừa nặng vừa xấu; người ta đã không cho ai đánh lưới Rớ trên đoạn dông này nữa và cuối cùng là vườn cây xanh đối diện dưới chân tháp nước không còn nguyên vẹn vì đã bị”cưa” đôi bởi một con đường. Chỉ còn lại đoạn sông và cái tháp nước Phan Thiết hơn 100 năm. Cứ chiều chiều gió từ cửa biển thồi tràn vào, tôi thường đứng ngay bờ sông hứng gió và nhớ bức ảnh này.

Thứ Bảy, 24 tháng 7, 2010

MŨI NÉ NGÀY XƯA



Cho mãi đến bây giờ, nhiều người cố gắng liên lạc với tôi để xin hoặc mua tấm ảnh này. Đa số là tôi tặng bản quyền còn in hoặc phóng ảnh là tùy họ. Bức ảnh này có gì lạ…? Thật ra hết sức đơn giản đó là một bức ảnh duy nhất của tôi chụp rặng dừa Mũi Né khi xưa cách đây gần 20 năm. Con đường ra khu thủ đô resort Phan Thiết ngày xưa là thế!

Thứ Sáu, 23 tháng 7, 2010

Hải đăng Kê Gà




"Nằm trên đảo Kê Gà, hòn đảo được đánh giá là nơi có cảnh trí đẹp nhất vùng biển Hàm Thuận Nam, ngọn Hải đăng Kê Gà với dáng đứng mạnh mẽ, cao vút trên nền trời xanh ngắt như khẳng định vị thế giữa một vùng biển trời tuyệt đẹp, màu xanh ngọc của nước biển hoà cùng màu xanh lơ của mây trời, màu trắng của những bãi cát dài, màu xanh của những rặng thuỳ dương và những ghềnh đá hoa cương trắng hồng đã tạo cho nơi đây một vẻ quyến rũ khó tả nguyên sơ và yên bình.

Được xây dựng vào tháng 2/1897 do kiến trúc sư người Pháp Snavat thiết kế, tháp đèn xây bằng đá cao 35m, độ cao toàn bộ từ tầm ngọn đèn đến mặt biển là 65m, kích thước cạnh của tháp rộng 3m, đỉnh rộng 2,5m, chiều dày tường tháp từ chân tháp đến độ cao 6m là 1,6m, càng lên cao độ dày càng giảm từ 1,5m và mỏng nhất ở đỉnh tháp là 1m. Trên ngọn tháp có bóng đèn lớn 2000W, có bán kính quét sáng là 22 hải lý, tương đương 40km, dùng làm tín hiệu hướng dẫn tàu bè qua lại. Ngoài ngọn hải đăng còn có một căn nhà lớn hình vuông mỗi cạnh 40m, dưới nhà là một hầm chứa nước sâu 3m, trước nhà có một giếng gọi là giếng Tiên. Xung quanh chân hải đăng có hai hàng hoa sứ dọc theo lối đi do người Pháp trồng từ cuối thế kỷ trước, cho đến nay vẫn còn nguyên, toả bóng mát quanh năm góp phần tạo nên một nét đặc biệt cho vùng đất này.

Trước cửa vào Hải Đăng có một tấm đá hoa cương lớn khắc năm 1899. Đây là một tấm đá hoa cương rất lạ vì trong vùng không hề có loại đá này. Theo một số nhà nghiên cứu, có lẽ người Pháp cất công đem phiến đá này từ một vùng đất khác như là một cách tô điểm thêm cho ngọn hải đăng thêm phần diễm lệ và kỳ ảo. Quan sát kỹ, du khách sẽ thấy đây không phải là những viên đá bình thường có 4 góc mà tất cả các khối đá hoa cương dùng để xây ngọn hải đăng đều được chạm khắc thành từng ô, từng hình cạnh khớp với nhau. Nghĩa là gần như có sẵn một ngọn tháp bằng đá đã được làm sẵn, khi xây chỉ cần lắp đặt vào đúng thứ tự, góc cạnh từ dưới lên trên và chỉ cần đưa vữa vào là kết dính lại, không cần phải sửa chữa. Cấu trúc này sẽ khiến du khách có một sự liên tưởng thú vị đến các kim tự tháp của Ai Cập - tuy không thể so sánh về niên đại, ý nghĩa lịch sử - nhưng cũng đủ để chúng ta có thêm một ví dụ về sự thông minh và tài khéo léo của con người. Bên cạnh đó, với quy mô trên, ngọn Hải đăng Kê Gà hiện là ngọn Hải đăng cao và cổ xưa nhất vùng Đông Nam Á”

Thứ Tư, 21 tháng 7, 2010

MỘT LỄ HỘI NGHINH ÔNG ĐẶC SẮC




Cứ hai năm, vào tuần trăng tháng bảy Âm lịch ( tức tháng 8 dương lịch), thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) lại tưng bừng các sắc màu, âm thanh truyền thống của cộng đồng người Việt gốc Hoa trong lễ hội Nghinh Ông - lễ hội chỉ có ở Phan Thiết với tục rước Quan Thánh Đế Quân (tức Quan Công, nhân vật biểu tượng Vũ – Dũng – Nhân – Trung hóa Thánh trong lịch sử Trung Quốc). Một sinh hoạt tín ngưỡng lớn hình thành nên lễ hội cầu nguyện đất trời mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt.Tháng 8 đã tới, tôi nhớ lễ hội này.

Thứ Hai, 19 tháng 7, 2010

NGÀY ĐẶC BIỆT CỦA MỘT ĐỜI NGƯỜI




10 giờ sáng ngày 24 tháng 10 năm 1995. Cái Thị xã nhỏ bé Phan Thiết lúc bấy giờ đìu hiu lắm. Nhưng bổng chốc nó ồn ào náo nhiệt một cách lạ thường. Hơn 100.000 người kéo đến đây để xem NHẬT THỰC TOÀN PHẦN cuối cùng của thế kỷ 20. Người ta kéo ùn ùn đến đây chỉ vì cái TÍT của 1 bài báo “ Phan Thiết- nơi xem nhật thực rõ nhất cả nước”

Lúc đó tôi cảm thấy không gian nhỏ bé và khó thở nên đã lên đỉnh tháp PÔSANƯ xem nhật thực. Bức ảnh “ Nhật thực trên đỉnh tháp” ra đời trong bối cảnh như thế. Tôi chụp máy ảnh Pentax SPII ống kính wide 28 gắn với fisheye nên đã tạo ra ảnh hình tròn giống như quả địa cầu.

Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2010

Câu cá ở đảo PHÚ QUỐC




Câu cá trên biển là hình thức du lịch mới mẻ, thú vị ở đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang.Thời gian tốt nhất do du khách đến câu cá ở đảo vào khoảng từ tháng mười một đến tháng tư hằng năm khi gió bấc về, tài công thường thả neo tại rạn san hô hòn Đồi Mồi, hòn Móng Tay, nằm hướng tây nam Phú Quốc, cách thị trấn Dương Đông khoảng 14 hải lý đi theo hướng bắc đảo. Nhưng từ tháng năm đến tháng mười là mùa gió nam, biển động du khách vẫn đi câu cá ở vùng mũi Ông Đội, hòn Dâm, giếng Tiên hướng đông bắc, cách cảng An Thới (nam đảo) khoảng 6 hải lý. Khi câu tất nhiên phải chọn nơi biển êm gần những nơi có rạn san hô, nơi có nhiều cá bống mú quần tụ mới hi vọng chuyến đi câu được thành công.

Thứ Tư, 14 tháng 7, 2010

BẮT VOI RỪNG




Câu chuyện bắt đầu từ năm 2001. Những thông tin về một đàn voi từ khu rừng Định Quán, Cát Tiên ( tỉnh Đồng Nai) di chuyển về những cánh rừng ở Suối Kiết, thuộc huyện Tánh Linh (tỉnh Bình Thuận). Sự xuất hiện đột ngột của đàn voi làm chính quyền các cấp thực sư lo ngại, bởi trong quá trình làm quen với cuộc sống nơi ở mới, đàn voi đã “giành giật” với con người về nguồn thức ăn, chúng trở nên hung dữ là …giết người. Chỉ trong vòng vài tháng đầu năm ấy, đàn voi đã giết và giày xác 12 người trong đêm khuya. Chủ yếu là những người ngủ trong những căn chòi ở rừng sâu. Người dân địa phương đã sử dụng mọi phương tiện để xua đuổi đàn voi…nhưng bất lực! Tháng 9 năm 2001, Chính phủ đồng ý chọn giải pháp thuê chuyên gia từ mước Malaisia sang để di dời đàn voi lên Buôn Đôn

Thứ Ba, 13 tháng 7, 2010

TÌM CON TRONG LỬA





Đó là một câu chuyện buồn!
Khi còn là phóng viên TTXVN tại tỉnh Bình Thuận, nhớ lại lúc đó là 2 giờ chiều mùng 2 tết năm 1993,tôi đang chụp ảnh đua thuyền trên sông Cà Ty, bỗng khói bốc cao ở phía biển. Tất cả mọi người đều chạy về một hướng “cháy, cháy…”. Tôi cũng lao đi như mọi người theo một quán tính tự nhiên. Tôi như người mất hồn khi chứng kiến một cảnh tượng ghê người gần 300 ngôi nhá lá ở làng chài phường Lạc Đạo bị thiêu rụi khi những đám lửa lớn cộng với gió chướng ngày xuân của biển đã tràn qua chỉ gần 1 tiếng đồng hồ. Trong lúc lộn xộn, ồn ào giữa cảnh cứu người, cứu đồ và dập lửa, tôi bỗng nghe “ xác đứa bé kia rồi!”. Tôi quay lại, một bóng đen lao vút vào vùng lửa đỏ để khiêng một vật gì đó màu đen. Nhưng anh ta vội buông ngay và chạy ra ngoài cầm một cái bao bố rồi lại chạy vào. Trên tay tôi lúc đó là chiếc máy ảnh Pentax SPII với ống kính tele có tiêu cự 135 và chỉ kịp lên cò má bấm, bấm, bấm….
Tôi sửng sờ nhìn đoạn phim màu nhãn hiệu AFFA vừa tráng xong. Trong 5 kiểu phim tôi bấm cho “ khoảng khắc” này có một phim khi rọi hình ra như các bạn thấy đấy. Tôi đặt tên cho bức ảnh “ Tìm con trong lửa” vì sau này mới biết đó chính là người cha lao vào để bế xác đứa con sau khi kiếm tìm. Nhưng lúc đó xác đứa con đã trở thành “lửa” nên quá nóng nên anh ta phải chạy ra ngoài lấy cái bao bố nhúng nước rồi lại chạy vào. Chính vì có thời khắc ấy, tôi đã kịp xác định tốc độ, bố cục và nhất là lấy kịp nét để mà bấm. Phải chi lúc đó có máy ảnh AF nhỉ.
Bức ảnh được chọn triển lãm trong cuộc thi ảnh quốc tế đầu tiên của tôi tại Trung Quốc vào năm ấy. Từ cuộc thi “khoảnh khắc vàng” 2010, tôi nhớ lại bức ảnh này.

Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2010

DẠ CỔ HOÀI LANG



Soạn giả : CAO VĂN LẦU

Từ là từ phu tướng,
Bảo kiếm sắc phong lên đàng.
Vào ra luống trông tin chàng.
Năm canh mơ màng.
Em luống trông tin chàng,
Ôi gan vàng quặn đau.
Đường dù xa ong bướm,
Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang.
Đêm luống trông tin chàng,
Ngày mỏi mòn như đá Vọng phu.
Vọng phu vọng luống trông tin chàng.
Sao nỡ phũ phàng...
Chàng là chàng có hay?
Đêm thiếp nằm luống những sầu tây.
Bao thuở đó đây sum vầy,
Duyên sắc cầm lạt phai.
Là nguyện cho chàng
Hai chữ an bình an.
Mau trở lại gia đàng,
Cho én nhạn hiệp đôi.

Thứ Tư, 7 tháng 7, 2010

CÔ GÁI CÀO NGHÊU



Tấm ảnh đã úa vàng theo thời gian, tôi không muốn làm mới nó bằng phù thủy photoshop bởi đó là minh chứng cho sự phát triển của cuộc sống. Cô gái trong ảnh sống khổ cực bằng nghề cào nghêu. Nghề này không nặng nhọc nhưng quá khó với kiếp làm con gái khi hàng ngày phải ngâm mình dưới nước biển. Tôi đã phải đi săn tìm những nụ cười hiếm hoi của những cô gái này hơn 1 tháng trời.Tôi hài lòng với nụ cười này!

Thứ Ba, 6 tháng 7, 2010

Xứ Hàn, tôi đã đi qua...



Tôi đã đứng bên dòng sông Hàn ngắm thủ đô của xứ kim chi, Seoul là thủ đô của Hàn Quốc với dân số trên 10 triệu người. Seoul hiện vừa được bảo tồn vừa được xây dựng lại trong suốt quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, thành phố thủ đô tiếp tục đóng vai trò là một trung tâm phồn thịnh và phát triển mạnh cả về chính trị, kinh tế, văn hóa và giáo dục.

Seoul cổ được bao bọc xung quanh bởi bốn ngọn núi nằm bên trong và bốn ngọn núi phía bên ngoài. Bốn ngọn núi bên trong gồm có núi Bugaksan về phía bắc, núi Naksan về phía đông, núi Inwangsan về phía tây và núi Namsan về phía nam, gợi cho ta nhớ đến “bức tường thành cổ” bao bọc thành đô của triều đại Joseon (1392-1910). Bốn ngọn núi bên ngoài là núi Bukhansan nằm về phía bắc, núi Yongmasan nằm về phía đông, núi Deogyangsan nằm về phía tây và núi Gwanaksan nằm về phía nam. Mỗi ngọn núi đều có vẻ đẹp riêng, chúng làm nên vẻ đẹp thiên nhiên độc đáo và đứng trên ngọn núi có thể phóng tầm nhìn toàn cảnh thành phố Seoul. Dọc những dãy núi này còn có hàng trăm con suối trong mát và sạch sẽ để những đoàn người đi bộ đường dài hay leo núi có thể uống và dừng lại nghỉ ngơi.

Thứ Hai, 5 tháng 7, 2010

KÈN BẦU-



Cho đến bây giờ tôi cũng chưa biết được tên cô gái trong ảnh. Duy chỉ có một điều những người dân tộc K’Ho ở vùng cao Nam Trung bộ có tến thường bắt đầu từ họ là K’. Cách đây gần 20 năm tôi chụp ảnh ở thôn 3 xã La Dạ thuộc tỉnh Bình Thuận. Tôi phải đi xuồng qua 1 con sông và 1 con suối mới đến nơi này chứ không bon bon xe máy lạnh đến nơi như bây giớ.Tôi đã ngẩn ngơ trước một thôn nhỏ giữa rừng núi bao quanh với những cô gái K’Ho để ngực trần dạo quanh làng. Tôi nghỉ đây là một nét văn hóa riêng và độc đáo, hiếm hoi còn sót lại ở Việt Nam. Nhưng một xã hội hiện đại với ý thức tiêu dùng hiện đại hiện nay cùng thời gian đã “ giết” dần dần nét văn hóa này. Tôi buồn buồn và chia sẽ lại bức ảnh “ KÈN BẦU” thuở nào ……

Thứ Bảy, 3 tháng 7, 2010

Huyền Thoại Lang Bian



Trong các truyền thuyết thần thoại Việt Nam, truyền thuyết của các dân tộc ít người Đà Lạt về rặng núi Lang Bian (Núi Bà) và Biđúp quan hệ rất mật thiết với nhau và thường là nguồn cảm hứng sáng tạo của các thi ca. Với đỉnh Lang Bian cao 2.167m và Biđúp cao 2.287m, du khách ở Đà Lạt có thể thấy hai ngọn Lang Bian như bộ ngực tràn căng sức sống của một phụ nữ xinh đẹp khỏa thân nằm ngửa nhìn trời xanh mênh mang. Lang Bian đã ghi dấu một mối tình chung thủy đã đi vào huyền thoại. Chuyện kể rằng:"Ngày xưa, xưa lắm, tại làng La Ngư Thượng (tức Đà Lạt bây giờ) có người con trai tên Lang, tù trưởng bộ tộc Lạch, thương người con gái tên Bian, con tù trưởng người Chil. Do khác bộ tộc, nên Bian không cưới được chồng là Lang. Cuối cùng Bian và Lang phải chấp nhận cái chết cho tình yêu

VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...