Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2019

Nắm tay tác giả bài thơ “Trò chuyện với người câu khơi”



Nhà thơ Trần Duy Lý



HT – “Biển chẳng giả đâu anh
 như đời vậy đó
Thật giả ở người thôi
Sống nhiều anh sẽ rõ…”

Đọc những khổ thơ đầu tiên của anh Trần Duy Lý trong bài thơ “Trò chuyện với người câu khơi”, tôi xúc cảm tuôn trào bởi từ nay sẽ khó có dịp chuyện trò với anh nữa. Hôm qua tôi thăm anh  nằm trong khoa chăm sóc đặc biệt bệnh viện An Phước – Phan thiết. Anh nắm lấy tôi rơi nước mắt mà không tâm sự được vì anh phải cần sự trợ giúp của máy thở oxy. Căn bệnh phổi đã quật ngã anh quá nhanh trong khi cách đây mươi hôm anh đã còn cười với anh em bên tách cà phê nhà của Tuấn. Anh năm nay đã 84 tuổi

“ Th.. ơi, đời anh là bi kịch “ lâu lâu anh lại thốt lên như thế làm tôi đắng lòng rồi cứ động viên anh mãi “ chuyện đời nó thế anh!”. Anh kể “…gia đình tao sống quá khổ trong thời cách mạng văn hóa ở ngoài xứ Hà Tĩnh. Lấy vợ thì vợ là đảng viên còn tao là cán bộ quèn. Xung đột liên tục đến mức sau 1975 phải bỏ gia đình tự nguyện vào nam để làm cán bộ tăng cường. Sống miền nam cũng làm cán bộ quèn từ Ty Văn hóa cho đến cái Hội Văn Nghệ tỉnh vốn dành cho những thằng dở hơi…” …Ngồi ở quán cà phê bình dân của bạn Tuấn ( cùng nghề báo ) tán dóc với anh Trần Duy Lý trong một góc nhà. Góc nhà tuy nhỏ nhưng chúng tôi lại chỉ bàn chuyện văn học đủ mọi cấp độ, từ chuyện văn học xóm làng đến TW rồi thế giới nữa chứ. Cách đây hơn nữa năm, nhận thấy anh có sức khỏe không tốt rồi tôi phán: “ Anh Lý, tôi thấy cả đời anh theo món Văn Nghệ với biết bao bài viết chuyên về bình thơ, nhiều bài thơ hay…thế tại sao năm nay anh lại không có 1 tập sách để đời nhỉ, hơn 80 tuổi rồi còn gì. Một hôm anh lại mang “ vấn đề” của tôi nêu cho các vị lãnh đạo Hội Văn nghệ tỉnh và họ đã OK vì anh thuộc loại cây Đa , Đề của hội. Anh mừng liền báo “ HT, Hội nó cấp cho tao 12 triệu đồng đề làm cuốn sách như mày nói đó nhen..” ..” Hay quá anh, tôi sẽ cúng ứng cho anh miễn phí toàn bộ ảnh nghệ thuật minh họa cho cuốn sách nhen”. Thế là cuốn “ Thơ cùng bạn thơ” của anh Trần Duy Lý ra đời…Tôi vừa nhận được bài viết : TỪ NHỮNG TRẢI NGHIỆM CUỘC ĐỜI”  của tác giả Huy Thắng vừa viết bình cho tập sách này. Với mong muốn anh sớm bình phục trở lại tôi đăng trên BLOG LANG THANG như một lời chia sẻ cùng anh.




Anh Trần Duy Lý


Từ những trải nghiệm cuộc đời
(Đọc :” Thơ cùng bạn thơ “ của Trần Duy Lý 
- Tạp luận và thơ -Nhà xuất bản Hội nhà văn , 2018 )


                                                         Huy Thắng


   Phải nói ngay rằng tập sách :” Thơ cùng bạn thơ “ của nhà thơ Trần Duy Lý vừa gửi ra Hà Nội tặng tôi không lấy gì làm bắt mắt về hình thức,ruột sách  các phông chữ chưa đẹp vì đây là tập sách nói về thơ. Việc sắp xếp bài trong tập sách chưa khoa học, xen lẫn thơ và bình thơ nên bạn đọc khó theo dõi.

“ Thơ cùng bạn thơ “ chỉ có 6 bài thơ của Trần Duy Lý và thêm một bài bàn về bài viết trong tập tiểu luận và bút kí về nhà văn “ Nhà văn, anh là ai “ của nhà văn Ma Văn Kháng còn lại 39 bài khác hoàn toàn nói về thơ, là những bài được tác giả điểm những tập thơ và bình về những bài thơ hay của các nhà thơ, bạn viết trong và ngoài tỉnh Phan Thiết đã được xuất bản và in trên báo những năm qua.

     Trước hết tôi trân trọng tác giả tập sách. Thời buổi này người ta lao ra đường bươn trải kiếm sống tỗi ngày hoặc nếu không thì nhậu nhẹt lai rai thâu đêm, cà phê suốt sáng thì Trần Duy Lý lặng lẽ ngồi đọc thơ , kể cả thơ của người quen lẫn người lạ. Không chỉ đọc mà rồi anh còn ngồi suy ngẫm viét ra những cảm nghĩ, những tâm đắc của mình với tập thơ, với bài thơ.  Chia sẻ những cảm súc, những cái hay, cái sâu sắc trong mỗi tập thơ, mỗi bài thơ.

   Chú ý đầu tiên với tôi là Trần Duy Lý không chỉ dừng lại ở các bài thơ của các nhà thơ đã có tên tuổi- điều nhiều người vẫn làm - mà anh còn dành nhiều bài nói về những bài thơ của những người làm thơ mà tên tuổi còn chưa được định hình nhưng theo quan niệm của anh đó là những bài thơ hay, những tập thơ đáng đọc dù được xuất bản ở trung ương hay các nhà xuất bản địa phương. Tức là vô tình hay hữu ý Trần Duy Lý không dựa vào tên tuổi, miễn là đó là thơ hay. Cugx phải nói thêm, dù lấy tiêu chí là chất lượng thơ nhưng đâu đó như anh có viết nhiều hơn về các người làm thơ ở Phan Thiết, Bình Thuận, nơi anh đang sinh sống và làm việc từ nhiều năm nay

        Gọi là tạp luận và thơ  tức là có tạp luận và có thơ vậy nhưng cả tập sách 130 trang13,5 x 20 cm này chỉ vỏn vẹn có 6 bài thơ của tác giả. Tôi quen biết Trần Duy Lý cách nay chừng trên dưới 50 năm, ngày ấy anh đang công tác bên hội văn nghệ Hoàng Liên Sơn và trước đó tôi đã đọc thơ anh in  trên tạp chí văn nghệ Hoàng Liên. Những năm sau đó anh vẫn làm thơ dù anh không còn trên Lào Cai mà trôi dạt mãi tận Phan Thiết cực Nam, quê hương thứ 2 của anh. Những bài thơ được anh chọn in trong tập không có bài đã được anh in cũ mà đều như được viết những năm gần đây.Tuy số lượng thơ chọn in ít vậy nhưng đó là những bài thơ đáng để đọc vì trong mỗi bài thơ hàm chứa nhiều triết lý, nhiều tâm sự :” Biển chẳng giả đâu anh / Thật như đời vậy đó / Thật giả ở người thôi / Sống nhiều anh sẽ rõ / ( Trò chuyện với người câu khơi ),  “ Mẹ, mẹ ơi / Con vua cũng thua con Phật / Câu nói người xưa giờ con thấy thật rồi / Câu nói người xưa giản dị ít lời / Mà mãi cuối đời con mới hiểu ( Nghĩ về câu nói của người xưa ).

    Tạng của Trần Duy Lý  là triết lý, là ngẫm ngợi. Những điều đó không chỉ ở trong thơ anh mà ở cả trong những bài thơ, tập thơ mà anh chọn bình. Ví như bài viết về bài thơ :” Diêm “ của Vũ Quần Phương :” Que diêm sống / Khi đang chết /Nằm trong hộp tối bao nhiêu ngày / Chỉ để một phút giây /Bừng sáng / Ánh sáng đang ở đâu / Không ở gỗ / Không ở chất diêm sinh:”/  Mà ở phút giây rùng mình / Va chạm /

 Xin đọc cả bài thơ của Vũ Quần Phương và lời bình về bài thơ  của Trần Duy Lý để hiểu sự sâu sắc, nhiều trải nghiệm cuộc đời của một ngươì làm thơ đã vào tuổi bát thập : “Một que diêm hay một hộp diêm đi nữa thì có gì mà thành thơ ?Ấy vậy mà với một nhà thơ lớn thì dã trở thành thơ, hơn thế nữa còn là một triết luận về lẽ đời, sống chết….Bí quyết để có bài thơ Diêm nằm ở  :” Phút rùng mình va chạm “ Rõ ràng sự va chạm để tạo ra phút giây bừng sáng và nhà thơ đã chộp lấy để cấu tứ nên bài thơ…Bài thơ ngắn gọn không những chặt chẽ về cấu trúc mà ý tình cũng rất sâu xa. Que diêm sống khi đang chết “ nghe đơn giản mà thật sâu xa vì nó không chỉ là chuyện que diêm mà là chuyện con người, chuyện cuộc đời, chuyện về cái lẽ sống chết…sống nhiều , sống ít không quan trọng mà quan trọng hơn cả là sự tỏa sáng, có ích cho đời.

       Tôi nghĩ, sự liên hệ thơ ca để cảm nhận cuộc đời như trên ở Trần Duy Lý dễ được sự đồng thuận của bạn đọc.

       Không chỉ qua bài thơ của Vũ Quần Phương mà với những bài thơ khác những nhà thơ khác được Trân Duy Lý chọn bình in trong tập này đều chung một cảm nhận sâu sắc và tinh tế như vậy như bài anh viết về nhà thơ Quang Chuyền , không phải chỉ chọn thơ mang tâm nguyện của mình mà còn phần nào nói lên được cả bản chất nhân hậu của con người nhà thơ Quang Chuyền như khi anh trích dẫn bài thơ :”Tự nhủ “ :”Sinh ra đã khóc thay cười / Mấy ai đi hết kiếp người không đau / Thôi thì lúc sống thương nhau / Mai ngày xa khuất bạn bầu đỡ quên /.

     Hay nói về thơ của Hàn Thi, Trần Duy Lý như đồng cảm, thấu hiểu nên đã chia sẻ với nỗi lòng của người xa xứ khi anh chọn giới thiệu tập thơ “ Nỗi niềm cát bụi “ do nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành:” Tôi xin đời chút mật / Đời cho tôi đắng cay / Nhân tình và thế thái / Trong tim đã tràn đầy /

    Với những bài thơ được anh cho là hay để bình như những bài thơ ngắn của Nguyễn Hoa”. “ Cho đứa con khuyết tật “ cuả Đoàn Vũ”, “ Hướng về biển Đông “ của Nguyễn Long”,  Nhịp thầm “ của Nguyễn Thanh Tuyên, Rượu làng Vân “ của Thái Anh, “ Không đề “ của nhà thơ Nguyễn Đông Nhật”, “ Người đàn bà gánh biển “ của Hậu Cốc Ngang,  “ Lời thề mùa đông “ của Bùi Hoàng Tám’, “ Gió chùa đây “ của thượng tọa Thích Tấn Tuệ v v …hay những tập thơ của Trần Tuấn Hùng, Hàm Tử, Dương Thế Vinh.v.v…đều cho ta cảm nhận Trần Duy Lý sự vô tư, tinh tế và đầy chia sẻ trong việc chọn thơ và tâm huyết bình thơ cho dù thơ của ai hay từ nhà xuất bản nào.

      Tôi không thể trích ra hết những bài viết, nhưng lời bình sâu sắc của Trần Duy Lý, hay chỉ là những cảm nhận riêng tôi mà điều đó còn  phải ở nơi mỗi người đọc.

     Và cuối cùng vì nội dung hấp dẫn nên tôi đã quên hẳn đi những khiếm khuyết về hình thức của tập sách mà tôi đã nhận xét ở ngay đầu bài viết




 Trò chuyện với người câu khơi

Biển chẳng giả đâu anh
Thật như đời vậy đó
Thật giả ở người thôi
Sống nhiều anh sẽ rõ…

Tôi biết từng ngọn gió
Tôi thuộc từng màu mây
Biển dự báo thiệt hay
Ngày nào e bão tố…

Loại tăm nào nhiều cá
Màu nước nào nông sâu
Rạng nào sẽ buông câu
Sống nhiều anh sẽ rõ…

Cả cuộc đời tôi đó
Gắn bó nghề câu khơi
Sống với nước, với trời
Làm sao chê biển giả!

Trách mình còn dốt quá
Chưa biết cả nông sâu
Chưa nhuyễn với sắc màu
Nên nhìn đâu cũng giả!

TDL



 __________________________________________________________________________



Bài viết của anh Trần Duy Lý khi xem 1 bức ảnh của Hữu Thành



Nhân quả trong cõi phù du
           một cuốn sách hay dành cho mọi người



Cầm trên tay cuốn sách Nhân quả trong cõi phù du của Hòa thượng Thích Thiện Đạo và Thích Nữ Viên Thắng buộc tôi nhớ tới câu nói  của người xưa: “Đọc sách hay làm cho thân ta ít lỗi”

Vâng! Nhân quả trong cõi phù du là một cuốn sách hay về nội dung. Hay hơn nữa là đẹp về hình thức nhờ N.X.B Đồng Nai làm việc với nghệ sỹ nhiếp ảnh Hữu Thành khi xem trên mạng về bức ảnh nghệ thuật Ngàn năm mây trắng mà Hòa thượng Thích Thiện Đạo cùng với Sư cô Thích Nữ Viên Thắng tâm đắc với bức ảnh nghệ thuật đó, thỏa thuận với nghệ sỹ nhiếp ảnh Hữu Thành lấy làm bìa cho cuốn sách.
Tôi nói với nhà nhiếp ảnh Hữu Thành, thế là anh có cơ duyên lớn rồi đấy vì tấm ảnh của anh đã làm nền cho một cuốn sách hay; ngàn năm mây trắng bay bay là quy luật tự nhiên, còn nhân quả là quy luật cuộc đời, quy luật con người. Tất cả đó làm nên quy luật muôn đời.
Nói về nội dung cuốn sách thì bằng những câu chuyện, những tấm gương của người xưa rất sinh động, Hòa thượng Thích Thiện Đạo cùng với Sư cô Thích Nữ Viên Thắng đã trích dẫn thì dù bất cứ ai đọc cũng đều chọn con đường hướng thiện.
Tôi tâm đắc với bài viết của Thích Nữ Viên Thắng: Nhạc Trịnh qua cách nhìn Phật giáo… Chả là Trịnh Công Sơn đã viết: Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui/ Chọn những bông hoa và những nụ cười… và khi được phỏng vấn, nhạc sỹ đã trả lời:
“Tôi đang cố gắng quên Phật giáo như một tôn giáo. Tôi muốn đó là thứ triết học siêu thoát mà ai cũng cần phải học, ngay cả những người thuộc tôn giáo khác…”
Cũng từ lẽ đó mà ngẫm nghĩ về câu nói thật chí lý của Sư cô Thích Nữ Viên Thắng:

Đời không đạo, đời vô liêm sỷ
Đạo không đời, đạo dạy cho ai.

Trần Duy Lý


óa xuất bản

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2019

MÙA ĐÔNG ĐI SĂN BẮC CỰC QUANG (AURORA)


  Kp quay đng máy bt lung cc quang bc lên và un lượn
Chân dung Nhiếp ảnh gia Nguyễn Văn Tâm
Trong những người bạn ảnh cùng chí hướng luôn thích đi khám phá những khoảnh khắc của nhiếp ảnh của tôi, anh Nguyễn Văn Tâm là một người đặc biệt. Sở trường của anh là ảnh phong cảnh và thích đi du lịch khám phá những vùng đất mới. Anh là một trong những nhà nhiếp ảnh hiếm hoi của Việt Nam đi chụp ảnh hàng chục quốc gia trên thế giới.Mới đây anh đã có chuyến đi đặc biệt: “MÙA ĐÔNG ĐI SĂN BẮC CỰC QUANG (AURORA)”  Blog Lang Thang, xin giới biết bộ ảnh độc đáo này.


Hướng dn viên chp hình k nim cho nhng người đi cùng


MÙA ĐÔNG ĐI SĂN BC CC QUANG (AURORA)

Trong thiên văn hc, cc quang là các di sáng liên tc chuyn đng và thay đi vùng cc hành tinh. Được sinh ra do s tương tác ca các ht mang đin tích t gió mt tri vi tng khí quyn. Đó là mt hin tượng quang hc được đc trưng bi s th hin ca ánh sáng trên bu tri v đêm.

Murmansk là mt thành ph Tây Bc nước Nga, nm trong vòng Bc Cc, nên vào mùa Đông Murmansk có hin tượng Bc cc quang, đây nó thường xut hin t sau na đêm đến khong 2 gi sáng.

Chuyến đi Murmansk săn cc quang vào dp Tết va qua, dưới cái lnh âm 24-30 đ C lúc na đêm, mt thách thc vi dân x nhit đi Sài Gòn. Lưu li đây 3 đêm, đêm đu tiên háo hc ch đi trong giá but sut hai tiếng đng h, nhưng hàng trăm người dng chân máy tht vng vì th ánh sáng này không xut hin. Đêm th hai, may mn cho chúng tôi sau mt gi canh ch, lung sáng bt đu xut hin tng vt ln nh m dn. Ri bng các vt sáng rõ lên, un lượn đp l lùng, chp không ngơi tay trong vài phút. Đêm th ba ánh sáng cc quang yếu và xut hin tng vt và loan rng ri biến mt. Mi người li t chp k nim đnh avata.

Đêm giá but, chp hình quá khó đi vi nhng người đeo kiếng cn – vin, vì trùm mũi đ không hít trc tiếp khí lnh âm đ, thì hơi th ra ht ngược lên mt kiếng, kiếng lp tc m ngay vì hơi nước bám vào đóng băng. Tháo kiếng, mt không nhìn được các thông s đ cài đt máy nh, không chp được. Đi li, đeo kiếng tháo khu trang hít th trc tiếp hơi lnh băng, thì nước mũi, máu mũi trào ra, khăn lau mũi ướt biến thành khăn băng cng ngt lp tc. Chp nhn kiu này mi thy được thông s máy, kp chp các biến đi ca lung sáng nhy múa. Và cũng may, c hai tiếng đng h nm trên chân máy ngoài tri âm gn 30 đ C, máy chp hình Sony A7III + Lens 12-24/F4 vn hot đng tt, không chết cóng như lo nghĩ. Mà trên đường v ch còn my ngón tay tê cóng vì tháo đu găng, thò ngón tay đ chnh máy.

Mt chuyến đi đy n tượng, may mn có vài phút chp được đôi ba hình nh cc quang l lm này, sau ba đêm lnh tê người.

 

  Mt vt cc quang va xut hin trên bu tri đy sao

  Cc quang sáng dn lên phía trên mt h băng


… và sáng rõ lên 

 Hai vt sáng suy yếu và t t bc lên cao

Ch đi mt lúc sau bng mt vt cc quang sáng mnh lên và vút lên cao

Kp quay đng máy bt lung cc quang bc lên và un lượn

  Cc quang kéo dài qua bên phi và ln dn

Thêm chú thích

  M rng ng kiếng ôm khong khc cc quang un lượn


 Ch vài phút sau ánh sáng thp dn và kéo dài qua bên phi




  Cc quang dài dn qua bên phi

  Sau đó cc quang yếu dn và tt hn




VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...