Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

Campuchia – vang bóng một thời



Angkor Wat

Sử sách viết rằng Phù Nam  là vương quốc cổ, tồn tại từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7, thời thịnh trị có lãnh thổ rộng lớn ở phía nam bán đảo Đông Nam Á, bao gồm Campuchia, nam Việt Nam, nam Thái Lan ngày nay. Lúc này ở khu vực Bắc Campuchia và Nam Lào có một thuộc quốc là Chân Lạp  được hình thành từ thế kỷ 5 của tộc người Môn-Khmer. Vào thế kỷ 7, Chân Lạp thoát khỏi sự lệ thuộc vào Phù Nam rồi chiếm toàn bộ lãnh thổ Phù Nam.Triều đại cầm quyền của Chân Lạp có nguồn gốc từ nhân vật thần thoại Campu, lấy nàng Naga (con gái thần nước, biến từ rắn thành thiếu nữ). Tên gọi "Campuchia", xuất hiện vào khoảng thế kỷ 10, gắn với tên nhân vật này.


Cung điện Hoàng gia Campuchia

 Campuchia là vùng đất của những cái đẹp, các ngôi đền cổ kính thuộc quần thể Angkor, đền Bayon và sự sụp đổ của đế chế Khmer luôn mang dấu ấn của sự trang trọng, hùng vĩ và chiếm vị trí trung tâm trong các kỳ quan thế giới – có thể so sánh với Machu Picchu, Kim tự tháp Ai Cập hay Vạn lý trường thành. Kiến trúc của Campuchia phần lớn được biết đến nhờ vào những công trình được xây dựng từ thời thời Khmer cổ đại (khoảng cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13). Đạo Phật và tư duy huyền thoại có ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật trang trí các công trình kiến trúc vĩ đại này.








Đỉnh đồi Phnom Bakheng ngắm cảnh mặt trời lặn
 Đặc trưng cơ bản của kiến trúc giai đoạn này là được xây dựng từ vật liệu gỗ, tre nứa hoặc rơm rạ và đá. Nhưng những gì còn lại ngày nay người ta có thể chiêm ngưỡng là các công trình bằng đá tảng như các bức tường thành, đường sá,... và các ngôi đền hoặc các con đường có những bao lơn tạc hình con rắn chín đầu, vươn cao 2-3 m, xòe rộng phủ bóng xuống mặt đường. Còn hình thức chung của các ngôi đền là có đỉnh chóp nhọn, bốn mặt đền được chạm trổ các bức phù điêu miêu tả cuộc sống con người ở thế giới bên kia, hoặc cuộc sống hiện tại của người dân Campuchia bấy giờ, hay cuộc chiến với nước láng giềng vũ nữ dân gian (Ápsara) với thân hành mềm mại, cân đối đang múa khá uyển chuyển, và sự tham gia của cả những con khỉ, con ngựa trong sử thi Ramanaya của Ấn Độ.




Bayon_Angkor



Trong lòng Tháp cổ






“Ta Prohm là tên gọi hiện đại của một ngôi đền tại Angkor, Campuchia, được xây theo phong cách Bayon phần lớn vào cuối thế kỷ 12 và đầu thế kỷ 13, ban đầu được gọi là Rajavihara. Tọa lạc cách Angkor Thom về phía đông và nằm ở cạnh phía nam của Đông Baray gần Tonle Bati, ngôi đền này đã được thiết lập bởi vua Khmer Jayavarman VII làm một tu viện và trường học Phật giáo Đại thừa.





Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016

MÙA HÈ Ở TÂY NINH

Gần 10 năm cho một câu chuyện đã cũ. Vùng đất này nay đã thay đổi khá nhiều . Cái " đặc khu" kinh tế Cửu khẩu Mộc Bài nổi tiếng một thời nay đã bị xóa sổ...Rồi chuyện đất, chuyện người ở vùng đất lịch sử này cũng theo thời gian mà đổi thay. Chỉ có 1 điểu không thể thay đổi là Tây Ninh, một tỉnh có vị trí quan trọng có biên giới giáp với ông bạn Campuchia làng giềng vốn luôn có "cá tính " thiếu lòng chung thủy với hàng xóm. Hôm nay tôi nhớ có những ngày lang thang ở vùng biên giới này.






Cột mốc 2 nước VN- CPC

Giữa cái nắng tháng 7 còn oi nồng năm ấy, tôi và anh Lê Cương về vùng biên giới tỉnh Tây Ninh. Trước đây chỉ nghe nhiều vế cái nắng “khủng”  của Tây Ninh, nay đi mới biết. Tôi thì lạ, nhưng anh Lê Cương thì không, vì nơi này là vùng căn cứ củ của anh. Chúng tôi đi giữa những cánh rừng trơ trọi còn lại dọc theo biên giới Tây Ninh về cửa khẩu Chàng Riệc – một trong những cửa khẩu giáp với biên giới Campuachia. Khác với cửa khẩu Mộc Bài sầm uất, nơi đây lại là một vùng đất nghèo, dân cư thưa thớt. Nhiều doanh nghiệp mua hạt điều nguyên liệu gom hàng từ đại lý mua tận CPC. Thật bất ngờ khi biết được thông tin doanh nghiệp tàu thủy Vinashin lại có dự án hàng trăm hec ta tại đây để xây dựng trung tâm thương mại, nhưng thực tế chỉ là một bãi đất trống đầy cỏ mọc. Có lẻ Vinashin dạo ấy cũng đã hết tiền….

Gỗ ván sàn chở từ Campuachia  sang VN

Qua cửa khẩu Chàng Riệc

" miễn" nón bảo hiểm
Tây Ninh là một tỉnh ở Đông Nam Bộ. Phía Tây và Tây Bắc giáp với Vương quốc Campuchia; phía Đông giáp với tỉnh Bình Dương và Bình Phước; phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh. Công cuộc khẩn hoang và khai thác vùng đất Tây Ninh của người nông dân Việt Nam thuộc các thành phần dân tộc khác nhau đã diễn ra liên tục suốt 300 năm, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau trong điều kiện chính trị, xã hội khác nhau.Tây Ninh nổi tiếng với những phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Núi Bà Đen cao 986m là nơi có nhiều truyền thuyết nổi tiếng, ở đây có một bảo tàng được xây dựng trong động Kim Quang và một ngôi chùa cùng tên rất nổi tiếng. Tây Ninh là thánh địa của đạo Cao Đài với Tòa Thánh Tây Ninh nguy nga, tráng lệ. Ngoài ra còn có đạo Phật, đạo Kitô và nhiều đạo khác. Tây Ninh là thủ đô kháng chiến, nơi đóng Trung ương Cục miền Nam. Tây Ninh còn là nơi có hồ thủy lợi nhân tạo từng lớn nhất khu vực Đông Nam Á, hồ Dầu Tiếng.

Cách đưa hàng sang Campuachia


Cảnh đẹp hồ Dầu Tiếng

Hạt điều mua nhiều ở cửa khẩu Chàng Riệc

Mía - một thế mạnh vùng biên giới Tây Ninh

Anh Lê Cương xem cánh tài xế Campuchia đánh bài
Đến Tây Ninh thì phải đến Mộc Bài, lời mời của nhiều người bản xứ buộc anh em chúng tôi vội vội vàng vàng đến với khu kinh tế Mộc Bài. Ý định của chính quyền muốn đây là Khu kinh tế cửa khẩu với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và hai cửa khẩu phụ Phước Chỉ và Long Thuận phục vụ cho các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa và quan hệ chính trị, ngoại giao giữa Việt Nam, Campuchia và một số nước trong khối ASEAN; là trung tâm thương mại, du lịch và đầu mối giao thông trong nước và quốc tế;trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật quan trọng của tỉnh Tây Ninh và vùng Đông Nam Bộ; và có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng.


Du khách từ VN quá cảnh cửa khẩu Mộc Bài

Xe tuk tuk bên kia biên giới CPC

Trung tâm thương mại Mộc Bài


Trung tâm Hiệp Thành vắng khách



Rất nhiều mục tiêu cho dự án này, nhưng khi chúng tôi đến thật sự mà nói chỉ thấy khu thương mại trung tâm là có đông người, còn lại vắng tanh. Nhiều người dân chen lấn để lấy được 1 cái phiếu mua hàng miễn thuế để đem ra ngoài kiếm một chút chênh lệch về phụ giúp gia đình kiếm cơm. Thời đại bi giờ vẫn còn tái diễn cảnh này thê thảm thật. Tôi cũng chen vào cầm được tấm phiếu và vội mua một ít hàng đem về Saigon. Hỏi giá mới biết mình bị….Chỉ có bia heniken bình 5 lít có rẻ đôi chút. He he cuộc đời phải thế thôi!
Hàng miễn thuế ở trung tâm Mộc Bài

Cửa hàng ăn uống vắng tanh ở khu Hiệp Thành

Qua cửa khẩu Mộc Bài



Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

Thú chơi nhà cổ bằng…gỗ!


Nguyễn Hữu Thành và Nguyễn Vũ Thành Đạt trước ngôi nhà 100 cột.
              Trong vài năm trở lại đây, “ Lang thang “ tôi thấy giang hồ xuất hiện quá nhiều cò mua nhà gỗ cổ. Họ luồn lách khắp nơi để săn nhà cổ. Sau khi ngã giá xong là họ “ bứng” cả ngôi nhà đi mất tiêu. Hỏi ra mới biết nhu cầu mua nhà cổ bằng gỗ là mode hiện nay. Nhà cổ bằng gỗ xuất hiện mọi nơi: cà phê nhà cổ; Resort nhà cổ; nhà vườn cổ...Có khi ngay cả trung tâm thành phố lớn, chỉ cần 1 đêm là có ngay ngôi nhà cổ bằng gỗ xuất hiện. Đúng là thiên hạ nói “ Có tiền mua tiên cũng được”. Nhưng thật ra chơi nhà bằng gỗ của giới nhà giàu hiện nay không ăn thua gì với  dân chơi nhà bằng gỗ thời phong kiến nước ta trước đây. Hãy “ Lang Thang” cùng tôi nhé!.
Ngôi nhà…cổ đến 120 cột….
Đi tìm ngôi nhà “ trăm cột” là một kỳ công của tôi và những người bạn. Sau khi đi lòng vòng hơn 1 tiếng đồng hồ mới phát hiện ra nó nằm ở tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.Ngôi nhà này được khởi công vào năm 1901, đến năm 1903 thì hoàn thành và năm 1904 thì xong phần chạm khắc trang trí do nhóm 15 thợ từ làng Mỹ Xuyên - làng chạm khắc mộc nổi tiếng của Thừa Thiên - Huế thực hiện bằng chất liệu chủ yếu là các loại gỗ quý như cẩm lai, mun... Với diện tích 882m2, Nhà Trăm Cột tọa lạc trên một khu vườn rộng 4.044m2, chính diện quay về hướng Tây Bắc. Nhà làm bằng các loại gỗ cẩm lai, gõ đỏ, gõ mật; mái lợp ngói âm dương, nền nhà bằng đá tảng cao 0,9m, mặt nền lát gạch Tàu lục giác. Nhìn trên bình đồ, Nhà Trăm Cột có kiểu chữ “Quốc”, 3 gian, 2 chái.
Thực tế, tên “Nhà Trăm Cột” là do người địa phương gọi chứ thực ra ngôi nhà có đến 120 cột, trong đó có 68 cột tròn và 52 cột vuông. Theo các nhà nghiên cứu, đây là một ngôi nhà có kiểu thức thời Nguyễn, về đại thể mang dấu ấn rõ rệt của phong cách Huế. Nhưng do được làm theo đơn đặt hàng của chủ nhà trong bối cảnh Nam bộ thời thuộc Pháp nên có nhiều nét tiểu dị trong đề tài trang trí, tạo được sự phong phú và đa dạng. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, những nét độc đáo của ngôi nhà vẫn luôn là bằng chứng sống cho một phần lịch sử - văn hóa đất phương Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20












Dân chơi nhà gổ đất Thủ xưa.
Xứ Bình Dương bây giờ một trong những trung tâm công nghiệp lớn của phía Nam. Có ai ngờ rằng trong cái trung tâm này lại có những ngôi nhà cổ bằng gỗ tuyệt hảo còn lưu giữ lại cho tới bây giờ. Tôi muốn nói đến ngôi nhà cổ ông Trần Công Vàng
Nhà cổ của ông Trần Công Vàng có kiến trúc theo kiểu nhà rường được xây cất từ năm 1889. Nhìn bên ngoài có vẻ thấp, nhưng khi bước vào bên trong sẽ thấy hệ thống kèo cột, trần nhà cao làm cho không gian thoáng mát. Từ chân cột đến mái nhà, bàn ghế tủ, trang thờ, các khung cửa, hoành phi, liễn, đối, những bức tranh tứ bình, những tấm thủ quyển… tất cả đều chạm trổ, sơn thếp cẩn xà cừ công phu khéo léo, làm cho ngôi nhà vừa tráng lệ mà trang nghiêm.Nguyên vật liệu để làm  ngôi nhà đều là các loại gỗ quý như cẩm lai, giáng hương, gõ, sến, mật… được sử dụng bài trí lớp lớp, từ mái nhà xuống cửa võng và cả bậc ngạch. Những song gỗ, đường nét ô vuông, rồi các mảng phù điêu đều được bố trí đối xứng đến từng chi tiết, tạo nên bề thế trang nghiêm, thể hiện phong cách vương quyền.
Thế mới sợ dân chơi thứ thiệt thời xưa nhỉ!










Thưởng thức cà phê nhà cổ ở Đà Lạt và Buôn mê thuộc







VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...