Thứ Năm, 29 tháng 4, 2010

Núi Chúa




Cửa vịnh Vĩnh Hy, nơi giàuhải sản của vùng Núi Chúa.VQG Núi Chúa có diện tích tự nhiên là 29.865 ha, gồm diện tích trên đất liền 22.513 ha, phần biển 7.352ha, với một quần thể núi nằm ven biển gọi chung là Núi Chúa. Địa hình nơi đây bị chia cắt mạnh bởi khe suối, có độ dốc lớn. Khí hậu nơi đây khô hạn nhất tỉnh Ninh Thuận và cả nước. Lượng mưa trung bình năm dưới 800mm, mùa mưa đến chậm và rất ngắn thường chỉ có 3 tháng mưa, bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 11. Mùa khô hạn kéo dài tới tháng 9, trong đó có 4 tháng hạn và 2 tháng kiệt.* VQG Núi Chúa mang đặc trưng của một VQG ở vùng sa mạc khô hạn với những yếu tố đặc hữu, quí hiếm, có giá trị cao cả về khoa học và du lịch sinh thái.

Sống giữa vùng Hoang Mạc



Theo ước tính, có tới 9,34 triệu hecta đất đai ở Việt Nam bị thoái hoá, rộng hơn 5 lần Nghệ An - tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam. Trong 10 năm gần đây, hạn hán đã hoành hành gây hậu quả nặng nề đối với sản xuất nông lâm nghiệp của nhiều địa phương, đặc biệt là miền Trung và Tây nguyên. Theo thống kê trên bản đồ của FAO và UNESCO, Việt Nam có khoảng 462.000 ha cát ven biển, 87.800 ha trong số này là các đụn cát, đồi cát lớn di động.Trong các vùng bi sa mạc hóa tấn công, hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận được xem và vùng có tốc độ sa mạc hoá nhanh nhất cả nước với diện tích hoang mạc hóa ở Ninh Thuận đã lên gần 90.000ha và Bình Thuận là 81.000ha

Một thoáng xứ Hàn



Năm 2006, tôi đã có dịp thoáng qua sứ sở Kim Chi trong một chuyến đi công cán 10 ngày. Ngồi trên xe hơi là chính tôi đã có gắng ghi lại một hình ảnh về Hàn Quốc nuối giới thiệu với bè bạn xem.

Huyền Thoại Lang Bian



Trong các truyền thuyết thần thoại Việt Nam, truyền thuyết của các dân tộc ít người Đà Lạt, rặng núi Lang Bian (Núi Bà) và Biđúp quan hệ rất mật thiết với nhau và thường là nguồn cảm hứng sáng tạo của các thi ca. Với đỉnh Lang Bian cao 2.167m và Biđúp cao 2.287m, du khách ở Đà Lạt có thể thấy hai ngọn Lang Bian như bộ ngực tràn căng sức sống của một phụ nữ xinh đẹp khỏa thân nằm ngửa nhìn trời xanh mênh mang. Lang Bian đã ghi dấu một mối tình chung thủy đã đi vào huyền thoại.
Chuyện kể rằng:"Ngày xưa, xưa lắm, tại làng La Ngư Thượng (tức Đà Lạt bây giờ) có người con trai tên Lang, tù trưởng bộ tộc Lạch, thương người con gái tên Bian, con tù trưởng người Chil. Do khác bộ tộc, nên Bian không cưới được chồng là Lang. Cuối cùng Bian và Lang phải chấp nhận cái chết cho trọn tình và phản đối luật tục khắt khe. Khi hai người mất, ông K'Zênh - cha của nàng Bian hối hận, nhận trách nhiệm thống nhất các tộc người Lạch, Chil, Srê,... thành chung là dân tộc K'ho. Từ đó, thanh niên nam nữ các bộ tộc đều dễ dàng yêu nhau, cưới nhau".Để ghi nhớ ngày lịch sử hợp nhất ấy, các dân tộc La Ngư Thượng chọn hai đỉnh núi cao đặt tên là Lang Bian.

THEO ĐOÀN BẮT VOI DỮ GIẾT NGƯỜI



Câu chuyện bắt đầu từ năm 2001. Những thông tin về một đàn voi từ khu rừng Định Quán, Cát Tiên ( tỉnh Đồng Nai) di chuyển về những cánh rừng ở Suối Kiết, thuộc huyện Tánh Linh (tỉnh Bình Thuận). Sự xuất hiện đột ngột của đàn voi làm chính quyền các cấp thực sư lo ngại, bởi trong quá trình làm quen với cuộc sống nơi ở mới, đàn voi đã “giành giật” với con người về nguồn thức ăn, chúng trở nên hung dữ là …giết người. Chỉ trong vòng vài tháng đầu năm ấy, đàn voi đã giết và giày xác 12 người trong đêm khuya. Chủ yếu là những người ngủ trong những căn chòi ở rừng sâu. Người dân địa phương đã sử dụng mọi phương tiện để xua đuổi đàn voi…nhưng bất lực! Tháng 9 năm 2001, Chính phủ đồng ý chọn giải pháp thuê chuyên gia từ mước Malaisia sang để di dời �

Chuyện hạt muối Việt Nam



Với một bờ biển dài trên 3.260km, Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn sản xuất muối ăn vô tận. Ngoài công dụng làm thực phẩm cần thiết hàng ngày cho con người để bảo tồn năng lượng sống và sức khoẻ, muối vừa là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao nếu được khai thác một cách đúng mức. Đó là chưa kể khi nền kinh tế đất nước được công nghiệp hóa ngày càng cao thì sự phát triển mau chóng của các ngành công nghiệp hoá chất đòi hỏi một lượng lớn muối ăn với độ tinh kiết khá cao. Thế nhưng cho đến nay, Việt Nam vẫn phải đối mặt hiện thực : nhập khẩu muối !
Nghề muối thường lệ thuộc vào thời tiết, khi trời ít mưa, nắng nhiều thì diêm dân trúng mùa. Giá muối cũng lên xuống theo thời vụ, khiến đời sống diêm dân luôn bấp bênh. Không biết bao giờ hạt muối của diêm dân được đối xử công bằng với công sức của họ bỏ ra. Muối vừa được giá, diêm dân chưa hưởng được niềm vui thì lại nghe tin nước ta phải xuất ngoại tệ để nhập thêm hàng trăm ngàn tấn muối trong năm nay. Chưa biết thị trường muối trong nước sẽ biến động ra sao nhưng diêm dân vẫn thấy lo lắng. Làm ra hạt muối quả là... cay!

Con Cừu ở xứ Phan Rang



Là một vùng núi và thảo nguyên nằm cuối dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, tỉnh Nình Thuận nổi tiếng cả nước là vùng " rốn" hạn với khí hậu khô hanh quanh năm, lượng mưa thuộc loại thấp nhất cả nước. Có người còn ví Ninh Thuận là vùng đất giàu nhất là : gió và cát. Trong muôn vàn khó khăn đó, thiên nhiên lại ban tặng cho Ninh Thuận một " báu vật" quí giá có một không hai đã giúp cho người nông dân ở đây xóa đói, giảm nghèo. Nhiều nông dân đã trở thành tỉ phú từ "báu vật" này. Báu vật đó chính là những đàn cừu sinh sống trên những vùng thảo nguyên mênh mông !

KA TÊ



Lễ hội Katê ở tháp Pôsahinư là lễ hội lớn nhất, quy mô nhất trong năm, tưởng nhớ tới thần Pôsahinư, một nữ thần đã có công giúp người Chăm phát triển nền văn minh lúa nước. Từ trước đó đến cả tháng, các thành viên trong Hội đồng phong tục, Hội đồng chức sắc tôn giáo, các nhân sĩ trí thức cùng người dân các làng Chăm đã tổ chức nhiều cuộc họp bàn chuẩn bị cho lễ hội diễn ra theo đúng nghi thức và phong tục truyền thống, coi đó là trách nhiệm thiêng liêng của cộng đồng người Chăm đối với tổ tiên, ông bà…

LỄ HỘI NGHINH ONG QUAN THÁNH



Cứ hai năm, vào tuần trăng tháng bảy Âm lịch, thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) lại tưng bừng các sắc màu, âm thanh truyền thống của cộng đồng người Việt gốc Hoa trong lễ hội Nghinh Ông - lễ hội chỉ có ở Phan Thiết với tục rước Quan Thánh Đế Quân (tức Quan Công, nhân vật biểu tượng Vũ – Dũng – Nhân – Trung hóa Thánh trong lịch sử Trung Quốc). Một sinh hoạt tín ngưỡng lớn hình thành nên lễ hội cầu nguyện đất trời mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt.

Vườn cò Ông Bảy



Có một câu chuyện kỳ lạ của một nông dân miệt vườn : ông” Bảy Cò” Ông thừa nhận với chúng tôi ông tên là Nguyễn Ngọc Thuyền , nhưng do làm chủ cái vườn cò có tên là Bằng Lăng nên người ta hay gọi ông là Bảy Cò.- Ông thích cái tên này- Vườn cò nằm trên địa phận ấp Thới An, xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt, TP Cần Thơ. Hiện nay là một trong những sân chim nổi tiếng nơi miệt vườn sông nước Cửu Long. Với dáng dấp của một ông nông dân miệt vườn chính hiệu ông Bảy cò chậm rải kể lại rằng: “…khoảng tháng 1/1983, bỗng dưng một đàn cò ma, loaị cò nhỏ, mình đen, cánh mầu xám trắng tiệp với màu lá cây đông tới hàng trăn con bay về đậu kín một góc vườn. Ít lâu sau chúng đột ngột bỏ đi cả đàn, phải đến gần một năm sau mới thấy chúng trở lại

Lễ hội trà ở Bảo Lộc -2007

Những cô gái chân dài Bình Điền Long An

Lễ hội Cầu Ngư ở Phan Thiết



Lễ hội cầu ngư các vạn chài ở thành phố Phan Thiết vốn có truyền thống lâu đời. Trung tâm lễ hội được đặt tại Vạn Thủy Tú – di tích lịch sử quốc gia, một ngôi đền cổ có 240 năm tuổi và là nơi lưu giữ trên 600 bộ xương cá voi, trong đó có bộ lớn nhất Việt Nam dài hơn 18 mét.
Lễ hội diễn ra vào những ngày cuối tháng 6 âm lịch, phần lễ chính diễn ra tại dinh Vạn Thủy Tú với phần khai hội đúng vào ngày 20/6 âm lịch.
Từ sáng sớm, các đội chèo Bá Trạo, Nhạc lễ, Nghi thức lễ cùng hàng trăm ngư dân trong trang phục truyền thống đã long trọng “Cung nghinh lệnh ông Sanh” (hay còn gọi là lễ rước hồn Thần Nam Hải) từ Hòn Lao vào cửa biển Cồn Chà. Đây là nghi thức chính và trang nghiêm nhất của lễ hội với mục đích cầu ông Nam Hải phù hộ cho ngư dân an lành, được những mùa cá bội thu.
Trong khi phần lễ với những nghi thức đậm bản sắc văn hóa miền biển diễn ra chỉ một ngày, thì phần hội sôi động và hấp dẫn suốt 3 ngày với những hoạt động vui chơi, giải trí đặc trưng xứ biển với hội đua ghe truyền thống và chèo thuyền thúng, dọc đôi bờ con sông Cà Ty còn diễn ra nhiều hội thi gần gũi với cuộc sống ngư dân như thi gánh cá, thi đan lưới, thi đấu cờ tướng... Các hội thi mang đậm dấu ấn đời sống tinh thần của người Phan Thiết như hát bội, hát bài chòi, đờn ca tài tử và nhất là liên hoan văn nghệ quần chúng do những ngư dân tự biên, tự diễn.
Ngoài các chương trình nghệ thuật diễn ra trên sân khấu dựng giữa sông, tất cả hoạt động của hội chợ ẩm thực và trưng bày triển lãm đều tổ chức tại các con đường chạy dọc dòng Cà Ty. Như hội chợ hải sản tươi sống nhộn nhịp ở khu vực cảng cá Cồn Chà, chợ đặc sản biển nằm dọc đường Phạm Văn Đồng... đã đáp ứng mọi nhu cầu thưởng thức ẩm thực biển của thực khách.

MÔI TRƯỜNG CHUNG QUANH TA

Đất hoa Đa Lạt



Nằm giữa 11o48’36’’ và 12o01’07’’ độ vĩ bắc, 108o19’23’’ và 108o36’27’’ độ kinh đông, trên độ cao từ 800m (xã Tà Nung) đến 1763m (núi Nao Klan), với nhiệt độ trung bình nhiều năm 17,9oC, nhiệt độ tối thấp -0,6oC, nhiệt độ tối cao 29,8oC, Đà Lạt tuy ở trong vùng châu Á gió mùa nhưng có những điều kiện khí hậu của miền núi cao nên trở thành đất lành không những cho các loài hoa vùng nhiệt đới, á nhiệt đới nhưng cả vùng ôn đới đua nở. Những lọai hoa nổi tiếng của Đà Lạt từ xưa tới nay là : hoa hồng, cúc, cúc tím, dong riềng, bóng nước (balsamine), sen cạn (capucine), coquelicot, thược dược, mõm sói, bất tử, forget-me-not, phong lữ (géranium), phlox, hoa tím (violette), cúc lá nhám (zinnia), cúc trắng (marguerite), cẩm chướng, cẩm nhung, á phiện, tư tưởng (pensée),...
Theo những tài liệu có từ Trung tâm thực nghiệm rau hoa Đà Lạt, vào năm 1898, trạm nông nghiệp và trạm khí tượng được thiết lập trên một địa danh có tên là Đăng Kia( tiền thân của trung tâm ngày nay) trong đó, có Trạm nông nghiệp rộng 16,7ha, chuyên trồng thử nghiệm nhiều loại rau, chè, cây ăn trái, hoa…Về sau, người Pháp mang thêm đến Đà Lạt những giống hoa từ quê hương họ và trồng trong các vườn hoa quanh các biệt thự. Từ năm 1928, có gia đình ông Nguyễn Thái Hiến đã nghiên cứu trồng thử trong vườn nhà ở ấp Tân Lạc các loại hoa: glaieul, oeillet, marguerite, gerbera, lys, arum, hortensia, mimosa, thược dược. Năm 1935, ông cho trồng cây mai anh đào dọc con đường dốc từ cầu Ông Đạo lên khu chợ Đà Lạt (nay là khu Hoà Bình) và ven đường từ chợ đến rạp chiếu bóng Eden (nay là khách sạn Ngọc Lan, đường Nguyễn Chí Thanh). Và theo thời gian, nghề trồng hoa lan dần sang các khu vực có tên Trường Sơn, Trạm Hành, Xuân Thành, Đa Thành, Đa Thiện, Thái Phiên, Vạn Thành,…các đường Hồ Xuân Hương, Vạn Kiếp, Nguyên Tử Lực, Mimosa,… Thời bấy giờ, còn có nhiều người Việt Nam có dịp đi ra nước ngoài hay định cư ở nước ngoài cũng mang về cho gia đình ở Đà Lạt những giống hoa lạ. Ngoài ra, qua con đường bưu điện và nhập khẩu, nhiều giống hoa mới cũng có mặt ở Đà Lạt bổ sung cho bộ sưu tập hoa của Đà Lạt ngày càng phong phú hơn.
Ngày nay, Đà Lạt có trên 400 loài hoa với hàng ngàn giống hoa đã có từ lâu đời ở Đà Lạt hay xuất xứ từ châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan,…), châu Âu (Pháp, Hà Lan), châu Mỹ, châu Phi, châu Úc, nhiều nhất là hoa thuộc hai họ lan và cúc.Đến năm 1995, nông dân Đà Lạt triển khai việc ứng dụng mô hình trồng hoa trong nhà có mái che bằng plastic để tránh cỏ dại, côn trùng. Đối với hoa cúc nhập nội đòi hỏi có quang chu kỳ ngày dài đêm ngắn, người nông dân Đà Lạt nông dân đã sử dụng hệ thống đèn Compact 3U 20W thay thế cho bóng đèn Điện Quang 75W vừa tiết kiệm điện năng, giảm chi phí sản xuất, vừa tạo điều kiện cho hoa cúc tăng trưởng, họ cũng biết dùng cách tưới sương mù (aspersion). Hiện nay, nhiều nông dân đã ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt như ở Israel.

Và cứ 2 năm một lần, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng lại tổ chức Festival hoa nhằm tồn vinh một thế mạnh vốn có của thành phố cao nguyên có một không hai của nước ta. Hoa đã trở thành biểu tượng tinh thần cho người dân thành phố này; là vẻ đẹp lung linh, huyền ảo.. luôn luôn có trong tâm thức của người Đà Lạt.

Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên



“Festival văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên 2007” với chủ đề: “Festival văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên - Cuộc trò chuyện vĩnh cửu từ đại ngàn”, diễn ra từ ngày 21-24.11 tại trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột và xã Krông Ana huyện Buôn Đôn.
Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2007 là dịp tôn vinh và quảng bá rộng rãi những giá trị của Di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Chương trình Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2007 dự kiến sẽ được tổ chức với nhiều nội dung phong phú như: chương trình nghệ thuật dân gian, lễ hội voi, triển lãm “Trại sáng tác điêu khắc gỗ dân gian Tây Nguyên- DAKRUCO- lần thứ nhất năm 2007”, Lễ hội đường phố, biểu diễn chế tác các loại nhạc cụ dân tộc, hội rượu cần, đêm kể khan, triển lãm ảnh nghệ thuật Tây Nguyên, cũng như tiến hành phục dựng lại một số lễ hội dân gian đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên...

Bãi đá 7 màu



Bãi đá 7 màu nằm cách thị xã Liên Hương khoảng 3 km về phía Nam.Một bờ biển hiện ra ngay trong tầm mắt không phải là cát mà là những viên đá nhỏ đủ màu sắc và hình thù trải dài khoảng 5 km…Từng tốp du khách đang đi lượm đá.Những viên đá nhỏ bé trên tay như có sức hút lạ kỳ, trơn và sạch bóng với đủ màu sắc. Chẳng mấy chốc tôi đã nhặt được hơn chục viên với các hình thù thật ngộ nghĩnh. Có những viên to bằng bàn tay láng bóng có thể dùng chặn giấy thật tiện lợi. Nghe mọi người giới thiệu chúng tôi tìm đến ông Phạm Quang Pháp nguyên là trung tá về hưu, người cựu chiến binh này từng được mệnh danh là “người thổi hồn vào đá”. Bước vào ngôi nhà nhỏ đã thấy những bồn hoa được rải những viên đá theo từng ô từng màu sắc riêng thật đẹp. Vào trong nhà là những bức tranh: Bản đồ Việt Nam, chùa Một cột, chữ Nhẫn, những viên đá tự nhiên có hình chiếc tàu, một công trình đang xây, bức tranh phong cảnh… Đặc biệt nhất là bức có bài thơ “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh bằng chữ hán. Tất cả đều từ những viên đá tự nhiên ông xếp lại. Được biết từ những năm 1990, phát hiện ra những điều kỳ diệu từ những viên đá nhiều sắc màu ngay trên bãi biển quê mình, ông đã đi nhặt chúng về và làm nên những tác phẩm bằng đá như trên. Theo ông, nói là 7 màu nhưng ông đã nhặt được 130 viên với các màu khác nhau kết thành một bức, màu xanh thì có xanh lam, xanh lục, xanh pha tím…Màu hồng có hồng đậm, hồng phấn, hồng pha tím, pha đỏ…chính vì thế đã tạo nên cả trăm màu khác nhau…

Bãi tắm Bình Tiên



Muốn đến Bình Tiên từ Thành phố Phan Rang phải theo quốc lộ 1A theo hướng Nha Trang, đến Km1525 (cách Phan Rang 31km, cách Nha Trang 72km), bên phải có một đường nhỏ mới mở, gập ghềnh với nhiều dốc nhưng thú vị vì một bên là ranh giới tỉnh Ninh Thuận với ngọn núi dốc đứng xen lẫn với những cánh đồng lúa vàng và một là một phần của vùng vịnh biển Cam Ranh. Con đường khoảng chừng 12km sẽ tới Bình Tiên nhưng đường phải đi qua một con suối nhỏ có tên là “Suối Nước Ngọt”. Con suối này nối hai eo biển thuộc xã Cam Lập ( tỉnh Khánh Hòa) sang xã Công Hải ( tỉnh Ninh Thuận). Khu trung tâm Bình Tiên là một ngôi làng nhỏ núp sau những rặng dừa và trảng cát dài và trắng. không có du khách, không có tàu thuyền và bãi tắm Bình tiên chỉ trải dài khoảng 3 km

Trái ngon Nam bộ



Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên có nhiều loại trái cây độc đáo. Nhiều nhất và phong phú nhất về chủng loại là ở đất Nam Bộ. Ở đây, mùa nào trái ấy. Đi dạo khắp các miệt vườn, đâu đâu cũng thấy hoa thơm, quả chin. Đây cũng là trong những lý do mà lần đầu tiên Chính phủ quyết định tổ chức tại Nam bộ Năm du lịch Quốc Gia Mê Kông – Cần Thơ 2008 với chủ đề “ Miệt vườn Sông nước Cửu Long”. Sẽ có trên 50 lễ hội trên khắp 13 tỉnh thành vùng đồng bằng sông Cửu Long trong năm nay với mục đích làm nổi lên một vùng châu thổ, trù phú, phì nhiêu, bạt ngàn vườn cây ruộng lúa, quanh năm mưa thuận gió hòa với cây trái sum xuê 4 mùa nặng trỉu quả

LỄ VÍA BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM



Đã trở thành thông lệ, hàng năm vào tháng 4 âm lịch, mùa lễ vía Bà Chúa Xứ lại bắt đầu vào hội. Người dân trong vùng và các tỉnh khác bắt đầu hành hương về Núi Sam (Châu Đốc-tỉnh An Giang) vía Bà, nhưng rộ nhất là vào những ngày từ 23 – 27/4 âm lịch. Đây cũng là dịp người dân trong vùng xuống giống đã xong, có thời gian rảnh rỗi để tổ chức lễ hội ăn mừng và tạ ơn bề trên. Năm 2008 là năm Du lịch Quốc Gia Mê Kông với chủ đề “ Miệt vườn Sông nước Cửu Long”.Vì vậy, lễ hội vía Bà Chúa Xứ được nâng lên thành lễ hội cấp quốc gia và là một trong những lễ hội chính trong năm
Trong dân gian tương truyền rằng: Cách đây gần 200 năm, núi Sam còn hoang vu, cây cối rậm rạp, nhiều thú dữ, dân cư thưa thớt, giặc biên giới thường sang khuấy nhiễu. Một hôm, có một toán giặc Xiêm leo lên núi Sam phát hiện được pho tượng cổ bằng đá rất đẹp. Động lòng tham, chúng xeo nại, tìm cách khiêng đi nhưng không thể nào xê dịch được. Sau hàng giờ vất vả với pho tượng, chúng tức giận đập phá làm gãy cánh tay trái pho tượng.
Sau khi chúng bỏ đi, trong làng có một bé gái đang đùa giỡn bỗng dưng ngồi lại, mặt đỏ bừng, đầu lắc lư, tự xưng là Chúa xứ thánh mẫu, nói với các bô lão: “Tượng bà đang ngự trên núi, bị giặc Xiêm phá hại, dân làng hãy đưa Bà xuống”. Dân làng kéo nhau lên núi, quả thật tượng Bà đang ngự gần trên đỉnh. Dân làng mừng rỡ tuyển chọn chín cô gái dẫn lên núi, xin phép Bà được đưa cốt tượng xuống. Xuống đến chân núi, tượng bỗng nặng trịch, các cô phải đặt xuống đất và không nhấc lên nổi nữa. Dân làng hiểu rằng Bà muốn ngự nơi đây nên tổ chức xin keo, được Bà chấp thuận và lập Miếu thờ. Hôm đó là ngày 25 tháng 4 âm lịch, dân làng lấy ngày này làm lễ vía Bà. Hiện nay, trên đỉnh núi Sam, vẫn còn vết tích l bệ đá Bà ngồi. Bệ đá có chiều ngang 1,60m; dài 0,3m, chính giữa có lỗ vuông cạnh 0,34m, loại trầm tích thạch màu xanh đen, hạt nhuyễn.
Ban đầu miếu Bà được cất đơn sơ bằng tre lá. Ðến năm 1870, miếu được xây cất lại. Năm 1972, ngôi miếu mới được xây dựng theo qui mô lớn và hoàn chỉnh như hiện nay, và người thiết kế là kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng. Kiến trúc miếu có dạng chữ "quốc", hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Bên trong miếu có võ ca, chánh điện, phòng khách, phòng của Ban Quý tế...
Các hoa văn ở cổ lầu chính điện, thể hiện đậm nét nghệ thuật Ấn Độ. Phía trên cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giăng tay đỡ những đầu kèo. Các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi ở nơi đây cũng rực rỡ vàng son. Đặc biệt, bức tường phía sau tượng bà, bốn cây cột cổ lầu trước chính điện gần như được giữ nguyên như cũ.
Tượng thờ này thuộc nền văn hóa Óc Eo, mang mô típ mỹ thuật Bà-la-môn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ, tương tự tượng Phật Bốn Tay ở chùa Linh Sơn ( thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, An Giang).

Làng dệt Châu Giang



Ở tỉnh An Giang có một làng nghề truyền thống “Dệt thổ cẩm Chăm Châu Phong” tại ấp Phủm Soài, xã Châu Phong, huyện Tân Châu, b với phần lớn đồng bào dân tộc Chăm sinh sống và nơi đây được biết đến như 01 trong những địa phương mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Chăm. Ở đây, ngoài nghề nông nghiệp và đánh bắt thủy sản, phần lớn người dân sinh sống chủ yếu bằng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như: dệt, thêu, đan. . . với các sản phẩm: khăn choàng tắm, sà rông, vải thổ cẩm và các mặt hàng có tính chất đặc trưng của người Chăm Nam bộ. Các sản phẩm của đồng bào dân tộc Chăm được dệt từ chất liệu tơ, sợi, điểm nổi bật của các sản phẩm này là được nhuộm từ vỏ cây, trái cây và nhựa cây nên màu sắc rất tự nhiên

Phan Thiết ngày xưa



BỘ SƯU TẬP ẢNH PHAN THIẾT TỪ NGÀY XƯA Đây là những bức ảnh được sưu tầm nhân kỷ niệm 100 năm, ngày thành lập Phan Thiết được tổ chức cách đây 7 năm. Tác giả của những bức ảnh hiện không rõ.Tôi chỉ biết rằng những chủ nhân của những bức ảnh này là những người yêu nhiếp ảnh, những thương gia, tri thức, nông dân... muốn người dân Phan Thiết hiều rằng" Phan Thiết ngày xưa đó...." Tôi chỉ làm nhiệm vụ tải ảnh lên trang web để mọi người cùng thưởng ngọn và " yêu" Phan thiết.....

CÓ MỘT SÂN GOLF TRÊN CÁT



Sea Links là một quần thể với khu biệt thự nghỉ dưỡng gắn liền với môn thể thao golf với tổng cộng 300 căn biệt thự cao cấp, chia làm 4 khu, nằm trong quần thể sân golf 18 lỗ. Tổng vốn đầu tư dự án Sea Links khoảng 2.000 tỷ đồng, do kiến trúc sư người Mỹ, Ronald Fream, trực thuộc công ty Golfplan, tổ chức golf chuyên nghiệp tại Mỹ, có bề dày trên 30 năm, chịu trách nhiệm thiết kế.Quần thể du lịch sinh thái này bao gồm 4 khu biệt thự với tổng diện tích trên 130 ha, 3 mặt giáp biển, có độ cao trung bình 60 m so với mặt nước biển.Nét độc đáo của sân golf Sea Links Phan Thiết - Việt Nam là nằm trên đồi nên có thể nhìn thấy toàn cảnh vịnh Mũi Né.

MỘT THOÁNG ANGKOR



Tôi đến thăm đất nước chùa vàng Campuachia theo một chương trình do hãng Fujifilm tài trợ, Nhờ vậy tôi đã khám phá ra nhiều điều ở xứ sở ANGKOR. Albom “ Một Thoáng Angkor” ra đời như thế ….

Cháy nhà ở xóm biển Lạc Đạo năm 1993



Mùa Xuân lại về rồi, Khi còn là phóng viên TTXVN tại tỉnh Bình Thuận tôi nhớ lúc đó là 2 giờ chiều mùng 2 tết năm 1993, sau khi chụp ảnh đua thuyền trên sông Cà Ty, bỗng khói bốc cao ở phía biển. Tất cả mọi người đều chạy về một hướng : Phường Lạc Đạo . Và, tôi đã kịp ghi lại hình ảnh này…..MỪNG XUÂN, MỌI NGƯỜI HÃY CẢNH GIÁC VỚI …LỬA !

CỬA KHẨU MỘC BÀI



Cửa Khẩu Mộc Bài thuộc tỉnh Tây Ninh-.là một trong những cửa khẩu biên giới giữa được tổ chức thành khu kinh tế mở giữa Việt Nam – Campuachia. Nơi này bán các loại hàng hóa giảm thuế nên thu hút khá đông khách du lịch trong nước đến tham quan và mua hàng. Ở tỉnh Tây Ninh còn có cửa khẩu nhỏ Chàng Riệc nằm ở phía Bắc tỉnh chuyên dùng để nhập khẩu nguyên liệu gỗ và hạt điều.

Nha Trang - Thủ phủ Vùng Cực Nam Trung Bộ



Theo các nhà nghiên cứu, xưa kia hai bên bờ sông Cái đổ ra cửa biển Cù Huân đầy lau lách rậm rạp, nên sông được gọi là sông Lau (tiếng Chăm là Yjatran hay Ea Tran). Lâu dần nó được gọi chệch thành Nha Trang. Tên sông thành tên đất, rồi được dùng cho cả vịnh biển ôm ấp và làm đẹp cho vùng đất này. Được che chắn bởi 19 đảo lớn nhỏ, vịnh Nha Trang rộng chừng 500 km2 khá kín gió, không có sóng lớn. Cửa sông Cái đổ ra giữa hai bãi biển hình trăng khuyết, cát mịn mát, trải dài hàng 6, 7 cây số. Dưới ánh nắng mặt trời nhiệt đới, màu xanh của những triền núi nhấp nhô trên bờ, của các hòn đảo hòa cùng màu biển biếc, như tôn thêm vẻ quyến rũ của những dải cát vàng dạt dào sóng trắng.

Đến Nhà Công Tử Bạc Liêu



Đã từ lâu, trong dân gian vẫn truyền miệng câu thành ngữ "Công tử Bạc Liêu" để chỉ lối sống phong lưu, phóng túng của những cậu ấm, cô chiêu xuất thân từ tầng lớp quý tộc, đại điền chủ giàu có ở vùng đất Nam Bộ dưới thời thực dân, phong kiến. Nhân vật tiêu biểu của danh xưng này chính là Trần Trinh Huy (tên thật là Trần Trinh Quy), sinh ngày 22/6/1900 tại làng Vĩnh Hưng, quận Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Ông mất tại tư gia ngày 13/1/1974 tại Sài Gòn.


Chúng tôi đã đến Thị xã Bạc Liêu nghe lại câu chuyện: Thời Pháp thuộc, vùng đất thuộc địa Nam Kỳ do ổn định từ sớm nên việc chế độ thực dân phân chia lại ruộng đất đã làm nảy sinh rất nhiều đại điền chủ ở vùng đất này. Thời đó dân gian đã có câu "nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Trạch" để chỉ 4 vị đại điền chủ giàu có nhất vùng đất Nam Kỳ. Theo phong trào khi ấy, các đại điền chủ, hào phú quyền quý khắp Nam Kỳ thường cho con lên Sài Gòn học ở các trường Pháp, thậm chí du học bên Pháp. Tuy nhiên, hầu hết các vị công tử giàu có này, ảnh hưởng bởi sự phồn hoa đô hội, sẵn tiền, nên thường đi vào con đường tay chơi để thể hiện mình. Trong số đó công tử Trần Trinh Huy đã nổi lên vì chẳng công tử nào sánh kịp về khả năng tài chính và độ phóng túng. Từ đó "Công tử Bạc Liêu" trở thành danh xưng riêng của Ba Huy, không một ai có thể tranh chấp.. Cha của Công tử Bạc Liêu là Trần Trinh Trạch (hay còn gọi là Hội đồng Trạch) thời đó đã là chủ sở hữu 74 sở điền với 110.000 ha đất lúa ruộng, gần 100.000 ha ruộng muối, vài chục căn phố lầu ở Bạc Liêu và nhiều biệt thự sang trọng ở Cần Thơ, Sài Gòn, Vũng Tàu, Đà Lạt....

ĐẤT PHƯƠNG NAM

GẠO XUẤT KHẨU VIỆT NAM



Đồng bằng sông Cửu Long ( ĐBSCL) là châu thổ sông Mê Kông có tiềm năng về tài nguyên đất, nước, rừng ngập mặn, thủy hải sản đa dạng và phong phú. Đồng bằng có diện tích tự nhiên 4 triệu ha, bao gồm 1,7 triệu ha canh tác lúa, 3,9 triệu ha gieo trồng lúa (năm 1999). Năm 1990, ĐBSCL sản xuất 11 triệu tấn lúa, năm 1999 sản lượng này đã tăng vọt xấp xỉ 17 triệu tấn và năm 2008 là 20 triệu tấn.Sở dĩ ĐBSCL trở thành trung tâm sản xuất lúa gạo bởi vùng này nằm trong vùng khí hậu ôn hòa, ít có bão lớn xảy ra, nhiệt độ trung bình 270C, nhiệt độ tối thiểu trung bình 250C, nhiệt độ tối đa trung bình 330C, trung bình giờ chiếu sáng hàng năm là 2500 giờ, ít nhất là 2200 giờ, năng lượng bức xạ mặt trời 450 calo / cm2 / ngày, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển cây lúa. Lương mưa trung bình hàng năm 1500-2000 mm, nhưng phân bố không đều giữa các vùng trong đồng bằng. Nơi có lượng mưa nhiều nhất là bán đảo Cà Mau, và ít nhất là một phần của Gò Công, Bến Tre. 90% lượng mưa xảy ra từ tháng Năm đến tháng Mười. Lũ lụt xảy ra từ cuối tháng Tám kéo dài đến tháng Mười Một. Cao trình mặt ruộng trung bình thấp hơn 1m so với mặt biển.Cây lúa có vị trí quan trọng đặc biệt ở ĐBSCL, đóng góp 50% sản lượng lúa cả nưóc và 80% gạo xuất khẩu; kế đến cây ăn trái, mía đường, thủy hải sản, chăn nuôi vịt, trâu bò, heo,... Rừng ngập mặn ở đồng bằng là một minh chứng về đa dạng sinh học của Châu Thổ, có vai trò rất lớn trong việc bảo tồn và phát triển hệ sinh thái đặc sắc của đồng bằng. Mục tiêu phát triển chiến lựơc của Việt Nam vào năm 2010 là 40 triệu tấn lương thực và 38 triệu tấn lúa gạo trong điều kiện diện tích canh tác lúa cả nước chỉ còn 4 triệu ha.

Chúng tôi trở lại đồng bằng sông Cửu Long lần này nhằm thực hiện đề tài: xuất khẩu gạo. Trên suốt dọc chặng đường đi từ tỉnh Long An, đến Tiền Giang, Đồng Tháp An Giang và Kiên Giang đâu cũng thấy được khung cảnh Ngày Mùa ở nông thôn. Phần lớn các diện tích đã thu hoạch xong , lúa chất đầy đồng. Ở những cánh đồng chưa kịp thu hoạch thì là bạt ngàn lúa chín vàng và nặng trỉu. Theo tiến sĩ Lê Văn Bảnh- Viện trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, Vụ lúa đông-xuân đang thu hoạch rộ và trúng mùa. Năng suất trung bình 6 tới 6, 4 tấn/ha, đặc biệt một vài nơi năng suất lên tới mức tối đa gần 8 tấn/ha. Như vậy với tổng diện tích khoảng 1,5 triệu ha thì sản lượng có thể đạt 9,5 triệu tấn đến 10 triệu tấn . Một lần nữa vựa lúa đồng bằng lại dư lúa để xuất khẩu gạo.

THUYỀN THÚNG, NGƯỜI BẠN CỦA NGƯ DÂN



Thời đại ngày nay, khi nói về nghề biển người ta thường nói dến các phương tiện đánh cá xa bờ nhằm vươn ra khơi…Nhưng có điều ai cũng biết là trên suốt dọc bờ biển Việt Nam dài hơn 3000 km, hàng ngàn hộ ngư dân hiện nay vẫn bám chặt một phương tiện đánh cá vừa thô sơ vừa nhỏ nhắn xinh xinh lúc nào cũng chông chêng trên biển để kiếm cái ăn, cái mặc nhất là trong làng chài ven biển. Chúng tôi muốn nói về những chiếc thuyền thúng còn gọi là thúng chai, một phương tiện đánh cá mang nặng đặc thù riêng của ngư dân Việt Nam. Một ngư dân làm nghề đan thúng tâm sự: “Tui mê cái nghề chẻ tre, đan thúng này tuy không giàu có nhưng bảo đảm được cuộc sống gia đình ổn định, nhưng tui vui vì đó là những con thuyền của ngư dân nghèo kiếm sống hàng ngày"

QUẢ THANH LONG TỚI MỸ



Sau chuyến đi thăm Mỹ năm 2008 của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, câu chuyện quả Thanh Long xuất khẩu sang Mỹ đã rộ lên từ những nông dân cho đến các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam. Tuy hiện nay chỉ mới có vài trăm tấn thanh long vào đất Mỹ, nhưng đây cũng là một nổ lực lớn của nông dân, doanh nghiệp Việt Nam trong việc đưa nông sản nước ta hội nhập với thế giới .

Quy Nhơn, nơi yên bình ở miền Trung

ẢNH NGHỆ THUẬT CỦA TÔI



Thập niên 1990, trên những chặng đường làm nhiệm vụ ghi chép với tư cách là một phóng viên tin tức cho cơ quan TTXVN, tôi đã bắt đầu đam mê nhiếp ảnh. Những hình ảnh bình dị của cuộc sống cộng đồng từ nông thôn cho đến thành thị, những phong cảnh hữu tình cũng như môi trường xung quanh, tình bạn, gia đình, tình yêu thương.v.v...mà tôi luôn bắt gặp cho đến nay đều để lại trong tôi những ý tưởng về bố cục..

Hội đua thuyền ở Phan Thiết



CỨ ĐẾN MÙNG 2 TẾT HÀNG NĂM, PHAN THIẾT LẠI CÓ LỄ HỘI ĐUA THUYỀN, TÔI MUỐN GỞI LẠI MỌI NGƯỜI XEM BỘ ẢNH NÀY ĐỂ HIỂU VỀ MỘT LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG -"Pháo hiệu nổ, các thuyền đua hè nhau xé nước nhắm cọc tiêu treo phướn đỏ lướt tới băng băng. Hai bên bờ sông, tiếng trống, tiếng người hò reo vang dậy, cờ xí rợp trời. Trên làn nước xanh sóng dập dềnh, các tay trạo loang loáng mái dầm, giành nhau từng lợi thế, thể hiện tài trí và nghệ thuật đua của cộng đồng ngư dân. Lúc qua dè (vòng cua), có thuyền quay vòng nhanh, tạo trớn giỏi, bỏ đối thủ tụt lại đằng sau. Có thuyền cua quá ngặt, đội hình chùn lại, thuyền lệch nghiêng chìm trong nước; có thuyền làm đúng bài bản nghệ thuật sông nước tạo được tốc độ cao, về đích sớm hơn thuyền bạn chỉ nửa mái dầm, cả đội hình giơ dầm lên trời tỏ nỗi mừng vui giành vinh dự về cho vạn chài quê nhà".

VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...