|
Cổng làng Kẻ Vẻ |
Nói
đúng nghĩa hơn là tôi chỉ thoáng qua làng Đông Ngạc thôi chứ chưa hiểu rõ lắm về
ngôi làng giàu truyền thống này. Những chuyến đi ra Hà Nội tôi thường phải nghĩ
xem có nơi nào đó để vừa đi vừa chụp. Tôi lại lên mạng tìm kiếm lung tung và
tìm ra một địa chỉ LÀNG CỖ ĐÔNG NGẠC được giới thiệu như một ngôi làng cổ trong lòng phố Hà Nội . Anh Hùng
Xe ôm lại bảo : “ Tôi biết mà, sẽ chở anh đi…”. Đó là câu chuyện vào một buổi
chiều muộn ở Hà Nội năm 2014.
Tài liệu trên mạng viết
rằng : “Gần ngay trung tâm Thủ đô, sát ngay dòng sông Hồng đỏ ruộm phù sa là một
ngôi làng đậm nét truyền thống của vùng đất châu thổ với niên đại đã hơn 400
năm nhưng vẫn còn nguyên dạng như mới - Làng Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
xưa kia còn có tên là Kẻ Vẽ, nay thuộc hai phường Đông Ngạc và Đức Thắng.
Ngôi làng này nằm ngay
trên triền đê sông Hồng, cách chân cầu Thăng Long chỉ độ 50-60m. Một vùng đất nổi
tiếng với câu thơ "Đất Kẻ Giàn, quan Kẻ Vẽ".Làng nay chỉ còn khoảng gần 100 ngôi nhà cổ với nhiều
niên đại khác nhau. Trong đó, có những ngôi nhà được xây dựng vào năm 1605,
cách đây khoảng hơn 400 năm.
Trải qua bao sóng gió
thăng trầm của lịch sử, tất cả vẫn hiên ngang thách thức thời gian. Từng cột gỗ,
hoành phi câu đối vẫn không hề phai mờ màu sơn son, thếp vàng. Chúng thường được
xây theo kiểu nhà 3 hoặc 5 gian, nền nhà khá thấp và mái ngói rủ xuống 4 bên. Vốn
là mảnh đất sinh ra nhiều nhân tài, làm quan to ở các triều đại hậu Lê, Mạc,
Nguyễn... nên những ngôi nhà ở đây được xây dựng khá kỳ công, bao gồm nhiều cột
gỗ quý như lim, sến, táu....
Làng Kẻ Vẽ ngày nay thật
đúng với câu nói "làng xưa trong phố". Sự hiện đại và xưa cũ đan xen
lẫn nhau. Có rất nhiều ngôi nhà xây theo kiểu biệt thự to đẹp nhưng vẫn giữ lại
gian nhà cổ thấp lùn bên cạnh. Ngay trong những căn nhà mới kia, vẫn còn đó sư
tử đá, giếng nước cổ mang hơi hướng hoài niệm.Ngoài đình Vẽ, có niên đại cách
đây gần 400 năm, làng còn có chùa Tự Khánh rất đẹp
và rộng tới
59 gian, chưa
kể khuôn viên vườn tược, sông nước.
Chùa được xây dựng cùng khoảng thời
gian với đình nhưng chùa Vẽ (tên chữ là Tự
Khánh cổ tự)
mang nhiều dấu
ấn dân dã. Hiện tại,
nơi đây sở hữu
53 pho tượng, 3 quả chuông được đúc vào thời Nguyễn và nhiều đồ
thờ tự
cổ khác. Đây là ngôi chùa có ít tượng nhất
của Hà Nội.Rất tiếc, khi tôi đến chụp ảnh,
ngôi chùa Tự Khánh đã đóng cửa và tôi chỉ kịp đi lòng vòng bên ngoài trước khi
mặt trời khuất dạng.
|
Cổng làng Đông Ngạc |
|
Một góc làng |
|
Phố cổ rêu xanh |
|
Đường đi trong làng |
|
Chùa Tự Khánh |
|
Cái mỏ trong chùa bằng gỗ |
|
Cửa vào chùa Tự Khánh |
|
Giầng nước |
|
Một góc chùa Tự Khánh |
|
Cây đa, giếng nước - đặc điểm trong làng cổ Đông Nhạc |
Trước khi về, tôi đi một
vòng thăm làng Kẻ Vẽ, anh Hùng xe ôm vừa đi vừa chỉ cho tôi những cái cổng làng
và những con ngõ nhỏ mang tên thật hay, thật cổ như ngõ Ngạc, ngõ Vẽ, ngõ Đông….Và
chỉ ngần ấy thời gian, tôi chỉ chụp được vài mươi tấm ảnh về ngôi làng này. Tôi
cũng dự định trong đầu, nếu có dịp ra Hà Nội trở lại sẽ đến thăm ngôi làng cỗ
giữa lòng Hà Nội lần thứ 2. Tôi yêu thích cái làng cổ Đông Ngạc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét