Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Khi đờn ca tài tử trở thành di sản nhân loại

Những năm tháng công tác ở “ Đất Phương Nam”, điều tôi ấn tượng nhất là những câu chuyện về Đờn Ca Tài Tử. Cứ trong một lần gặp mặt đầu tiên bất cứ ai đó từ công chức cho đến thương gia, tài xế xe lôi hay tài công tắc rángv,v.…nói đến đờn ca tài tử là họ muốn "xung phong" rồi….Chính vì vậy tôi đã về xứ Bạc Liêu để tìm hiểu về bài “ Dạ Cổ Hoài Lang” của Cao Văn Lầu – Nhiều người cho rằng ông chính là ông Tổ của món đờn ca tài tử ở “Đất Phương Nam:. Nhân dịp đờn ca tài tử được công nhận là DI SẢN CỦA NHÂN LOẠI, tôi muốn viết vài dòng và gởi lên một bài ca điển hình…
'Tứ tuyệt' trong đờn ca tài tử: Đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu


Đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Quyết định trên được đưa ra tại phiên họp ngày 5/12 của Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO diễn ra ở Baku, Azerbaijan, từ ngày 2/12-7/12, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin.
Đại diện của UNESCO được các báo Việt Nam dẫn lời sau lễ vinh danh nói tổ chức này "hy vọng Việt Nam sẽ có các biện pháp bảo vệ nhằm hỗ trợ cộng đồng trong việc trao truyền và phương pháp giảng dạy truyền miệng cũng như trong chương trình giáo dục chính thức".
Đờn ca tài tử của Việt Nam là một trong số 14 nét văn hóa từ các nước trên thế giới vừa được UNESCO bổ sung vào danh sách di sản phi vật thể của nhân loại.
Hồ sơ đờn ca tài tử Nam Bộ đã được phía Việt Nam tổng hợp hồi tháng 8 năm 2010 và sau đó trình lên UNESCO vào tháng 5 năm 2011.
Năm ngoái, đờn ca tài tử cũng được Bộ Văn hóa Việt Nam đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia.
Nghe bài Dạ Cổ Hoài Lang ở Vườn nhãn cổ Bạc Liêu

Đờn ca tài tử có tại Việt Nam từ cuối thế kỷ 19
Xuất nguồn từ miền Nam Việt Nam từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, loại hình nghệ thuật này là di sản phi vật thể thứ 8 của Việt Nam được UNESCO vinh danh.

Những loại nhạc cụ thường sử dụng trong đờn ca tài tử thường bao gồm đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu, hay còn gọi là tử tuyệt.




Phần mộ vợ chồng cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu ở Bạc Liêu

Từ là từ phu tướng,
Báu kiếm sắc phán lên đàng.
Vào ra luống trông tin chàng.
Năm canh mơ màng.
Em luống trông tin chàng,
Ôi gan vàng quặng đau.(í a)
Đường dù say ong bướm,
Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang.
Đêm luống trông tin bạn,
Ngày mỏi mòn như đá Vọng phu.
Vọng phu vọng luống trông tin chàng.
Sao nỡ phũ phàng...
Chàng là chàng có hay?
Đêm thiếp nằm luống những sầu tây.
Bao thuở đó đây sum vầy,
Duyên sắc cầm lợ phai.(í a)
Là nguyện cho chàng
Hai chữ an bình an.
Trở lại gia đàng,
Cho én nhạn hiệp đôi.(í a)
Ký âm cổ nhạc:
(theo loại đàn dây Bắc)
Hò lìu xang xê cống
Líu cống líu cống xê xang
Xừ xang xê hò líu cống xê xang hò
Liu xế xang xự xề xang lìu hò
Xừ liu xáng ũ liu cống xề
Liu xáng xàng xề liu xề xáng ú liu
Hò lìu xang xang xế cống
Xê xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
Xừ xang xế, líu xê xang xư’'
Xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
Xừ, xê líu xừ, líu cống xê, líu hò
Liu xề xang xự cống xê xang lìu hò
Xừ xang xừ cống xế
Xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
Xừ xang xề hò líu cống xế xang hò
Lưu xáng xàng, xề liu xề xáng ú liu
Hò xự cống xê xang hò
Xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
Xừ xang xế, hò líu cống xê xang hò
Liu xáng xàng xề liu xề xáng ú liu
Bản Dạ cổ hoài lang sử dụng thang âm lên tới 7 cung, thuộc hệ thang âm Ai, Oán.


Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Ảnh nghệ thuật của tôi phải THẬT và ĐẸP

Anh La Tuân, phóng viên đài Phát thanh- truyền hình tỉnh Bình Thuận liên lạc với tôi nhiều lần ngỏ lời phỏng vấn khi biết tôi về vườn…Suy nghỉ mãi tôi chấp nhận với điều kiện nhỏ đừng gọi tôi là “ Nghệ sĩ nhiếp ảnh” mà chỉ là “ Nhà nhiếp ảnh”. Anh ta bằng lòng. Thế là có một cuộc trao đổi ngắn tại nhà. Bài viết của La Tuân ( Thành Chương). Tôi thấy cũng vui nên sử dụng bài này đưa lên trang Blog “Lang Thang” để bạn bè đồng cảm. Bài này phát trong chương trình Tuần san Văn hóa nghệ thuật, lúc 8 giờ 30 phút thứ bảy, 14/12 - FM Bình Thuận (qua đài hay điện thoại),  website www.binhthuantv.vn chọn mục Phát thanh trực tuyến, hoặc binhthuan.radiovietnam.vn.


Nhà báo – nhà nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Thành sinh năm 1958 tại Phan Rang, hiện đang sinh sống và sáng tác tại Phan Thiết. Anh đã có hơn 30 năm công tác tại Thông tấn xã Việt Nam và cũng gần bằng thời gian đó cầm máy ảnh sáng tác trên lĩnh vực báo chí nghệ thuật, tạo nên nhiều bức ảnh có giá trị đưa đến mọi người.

Nghể Truyền Thống


Bước chân vào nghề báo với hành trang là những kiến thức được học ở lớp đào tạo do Thông tấn xã Việt Nam mở từ năm 1977-1980, Hữu Thành trở thành phóng viên Thông tấn xã, biên chế ở Phân xã Thuận Hải.
Cuộc sống dựng xây đất nước thời hậu chiến tạo nên không khí sôi nổi ở nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực đã cuốn hút bước chân của chàng phóng viên trẻ, anh xông xáo đến với những vùng đất khác nhau để phản ánh không khí lao động sản xuất ở cơ sở gửi về cơ quan.
Cũng từ những chuyến đi như thế, Hữu Thành nhận ra rằng, những tin bài mình gửi về sẽ thiếu sức sống nếu như không được minh họa bằng những bức ảnh, nhất là những hình ảnh đẹp, vì vậy, anh đã dành dụm tiền để mua cho mình một chiếc máy ảnh phục vụ nghề nghiệp, và cũng là để thỏa mãn đam mê khắc họa cái đẹp cuộc sống. Nhà báo - nhà nhiếp ảnh Hữu Thành chia sẻ:
Săn Voi
Vũ Khúc
(Thực ra là anh được đào tạo chuyên viết chứ không phải chụp ảnh, nhưng sau đó trong quá trình tác nghiệp anh mê ảnh, mình cứ đặt dấu hỏi tại sao mình đi làm báo mà cứ viết, trong khi đó nhiều cái rất là đẹp mà không ghi hình lại? Cuối cùng phải dành dụm tiền mua cái máy ảnh, mang tính chất là ghi lại những hình ảnh trong quá trình đi viết, đó là điều đầu tiên anh đến với nhiếp ảnh từ nghề báo). ( Radio)



Tìm Con Trong Lửa

Theo Hữu Thành, thực ra hồi đó khái niệm về nhiếp ảnh nghệ thuật trong anh còn mơ hồ. Qua một số tạp chí về nhiếp ảnh thời trước như Con Trâu hay Quê Hương và nhất là tờ Báo ảnh Việt Nam của cơ quan đã giúp anh dần dần hiểu rõ hơn về loại hình nghệ thuật này, ấn tượng vào trong suy nghĩ, làm cho anh trở thành con người mê ảnh, nên khi đi làm tin bài, luôn có tư tưởng chụp ảnh nghệ thuật với quan niệm rõ ràng đó là ảnh nghệ thuật báo chí, coi trọng tính xác thực của tác phẩm.
Những người thầy để Hữu Thành học hỏi như Lê Minh Trường (tác giả bức ảnh nổi tiếng Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước), Văn Thính (tác giả bức ảnh Cầu người) và nhất là Lâm Hồng Long (tác giả của bức ảnh nổi tiếng Mẹ con ngày gặp lại), cùng nhiều nhà nhiếp ảnh khác ngay tại chính cơ quan Thông tấn xã như Lâm Tấn Tài, Văn Bảo, Chu Chí Thành,…họ có những tác phẩm mà khi xem anh cảm thấy xúc động, học hỏi được nhiều điều, trong đó cơ bản nhất là tính khoảnh khắc trong từng bức ảnh. 

Bước nhảy Mai Hoa Thung

Hoa Xứ Biển

Đất Trổ Hoa
Dấu ấn ban đầu của Hữu Thành trong ảnh nghệ thuật đó là tác phẩm Vũ khúc anh chụp đàn cò ở vùng ven Phan Thiết, bức ảnh được trao giải 3 của tỉnh và triển lãm khu vực Đông Nam bộ. Nhưng có lẽ ba tác phẩm báo chí nghệ thuật mà nói đến Hữu Thành người ta đều nhớ đó là Nghề truyền thống, Tìm con trong lửa và Săn voi. Tác phẩm Nghề truyền thống được chụp khi anh đi tác nghiệp tại Hàm Tiến, thể hiện hình ảnh người phụ nữ đang làm công việc của mình bên những mái mắm cá cơm với bố cục và ánh sáng rất đẹp, giới thiệu cho mọi người thấy nét đặc trưng của người dân Phan Thiết với nghề làm nước mắm truyền thống. Tác phẩm này giúp anh đoạt giải B - ảnh xuất sắc quốc gia năm 1996.
Mùa Lưới Ghẹ

Me Rai

Rặng Dừa ở Rạng
Tác phẩm Tìm con trong lửa được Hữu Thành chụp trong vụ cháy ở phường Lạc Đạo vào chiều mồng hai tết cách nay khoảng hai mươi năm. Hình ảnh một người cha bồng con chạy, lửa cháy xung quanh, sự đau đớn, hoảng hốt về nỗi mất mát hiện lên trên khuôn mặt. Đây là tấm ảnh được triển lãm quốc tế đầu tiên của anh năm 1998. Và tác phẩm Săn voi được Hữu Thành thực hiện vào tháng 9/2001 trong chiến dịch bắt voi dữ giết 12 người ở Tánh Linh. Tấm ảnh thể hiện cảnh chuyên gia bắt voi Malaixia đang từ con voi nhà chồm qua xích con voi dữ đầu đàn để chuẩn bị đưa lên Đắc Lắc. Với tác phẩm này, anh đã được giải thưởng báo chí của Thông tấn xã Việt Nam. Đặc biệt, những tác phẩm của anh đã được ngành Kiểm lâm chọn làm bộ ảnh tư liệu chính thức trong chiến dịch bắt voi dữ này. Những tác phẩm trên đã đưa tên tuổi nhà nhiếp ảnh Hữu Thành đến với công chúng nhiều hơn. Trong thời gian này, anh cũng có các tác phẩm được trao các giải thưởng như giải báo chí của Thông tấn xã Việt Nam, giải báo chí quốc gia, ảnh xuất sắc quốc gia v.v…Các tác phẩm này thể hiện sự nhất quán, xuyên suốt của Hữu Thành trong hoạt động báo chí, nghệ thuật.
Quyết Thắng

Chống chọi với Sóng Dữ

Thi Lắc Thúng


Cùng về
Làng cá bè ở Châu Đốc
Mùa Lũ
Nhà báo – nhà nhiếp ảnh Hữu Thành nói:(Radio)
(Mình làm báo 33 năm, trong suốt thời gian làm báo dài như vậy nó ảnh hưởng lớn đến niềm đam mê ảnh nghệ thuật. Trong hàng trăm tác phẩm ra đời thì ảnh nghệ thuật phải mang hơi hướng báo chí, tức là tính thông tin trong từng tác phẩm rất rõ. Trong tương lai cũng thế. Dù xã hội phát triển công nghệ số, về máy móc, công nghệ phần mềm cũng chỉ là phương tiện thôi chứ còn về góc nhìn tác phẩm, thể hiện tác phẩm phải mang sự thật cuộc sống – thật và đẹp, không tô hồng quá mà cũng không bi kịch hóa. Bản thân cuộc sống là như thế thì người nhiếp ảnh phải là như thế). 



Về Chuồng


Nước lên non cao



Rừng Khộp Tây Nguyên

Năm 2006, Hữu Thành rời cương vị Trưởng Phân xã Bình Thuận về thành phố Hồ Chí Minh làm Phó Phòng phụ trách chuyên môn của Báo ảnh Việt Nam khu vực phía Nam. Từ đây anh có điều kiện đi nhiều hơn đến những vùng đất khác nhau để thực hiện những bộ ảnh phục vụ công việc và qua đó chắt chiu cho mình những tác phẩm ảnh nghệ thuật ưng ý. Trong giai đoạn từ 2006 đến trước khi nghỉ hưu vào năm 2013, với vai trò phụ trách, anh đã cùng các đồng nghiệp thực hiện được nhiều chuyên đề cho báo ảnh Việt Nam như: Biến đổi khí hậu, Sống giữa hoang mạc, Những hạt muối Việt Nam, Câu chuyện xuất khẩu gạo ở miền Nam, Rừng khộp Tây Nguyên, Những quần đảo cuối trời Nam… tạo nên dấu ấn riêng trong nghề nghiệp và được trao giải thưởng báo chí của Thông tấn xã Việt Nam.
Vùng Hoang Mạc
Năm 2013, anh xin cơ quan cho nghỉ hưu sớm, khi mới 55 tuổi. Trước mắt là nghỉ ngơi sau chặng đường hơn 30 năm lang thang cùng nghề báo, tiếp đến là những dự định nghề nghiệp mà khi còn đang công tác chưa thực hiện được.
Band
(Mình xin nhà nước nghỉ ngơi sớm để tiếp tục thực hiện cho được những chương trình riêng tư về ảnh, đi lang thang cả nước để tìm hiểu cuộc sống, chụp thêm những tác phẩm đúng với bản chất con người mình, những tri thức mình có, ham muốn mình có để sẽ làm một cuốn sách ảnh 100 bức ảnh của cuộc đời mình).


Song song với quá trình làm báo và sáng tác ảnh nghệ thuật, Hữu Thành còn là người đóng góp nhiều cho phong trào nhiếp ảnh địa phương. Anh nguyên là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Phan Thiết từ ngày đầu thành lập, là Phân hội trưởng Phân hội nhiếp ảnh – Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, ủy viên Ban chấp hành Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (khóa V), hiện là Chi hội Trưởng Chi hội Nhiếp ảnh Thông tấn xã Việt Nam tại TPHCM. Anh cũng được trao các tước hiệu: Nhà nhiếp ảnh xuất sắc Liên đoàn nhiếp ảnh nghệ thuật Quốc tế (E.FIAP), nghệ sĩ có nhiều đóng góp của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (HON.VAPA).


THÀNH CHƯƠNG


VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...