Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

BÌNH THUẬN-ĐẤT VÀ NGƯỜI

Tác giả bài viết VŨ ĐỨC TÂN
Tôi vừa đặt bút kí hợp đồng in tái bản  1000 cuốn sách ảnh “ Bình Thuận, nơi tôi ở “ cho 2 khách hàng tại tỉnh Bình Thuận, vui quá liền alô cho anh Nguyễn Thành – nhà lý luận phê bình nhiếp ảnh VN và là người thiết kế cuốn sách ảnh cho tôi để chia sẻ niềm vui của những “ môn đồ” đam mê nhiếp ảnh. Nhân chuyện này tôi lại nhớ đến anh Vũ Đức Tân, người mà anh Nguyễn Thành đã giới thiệu cho tôi là  nhà lý luận nhiếp ảnh chuyên nghiệp :” anh ấy viết hay, đọc ảnh tốt và hiểu ảnh của Hữu Thành vì cùng ở Báo ảnh VN) để giới thiệu cho cuốn sách“ Bình Thuận, nơi tôi ở “ nhưng do bận rộn không viết kịp, nhưng anh Vũ Đức Tân cũng đã viết sau khi xem bộ ảnh và gởi cho tôi làm kỷ niệm. Nhân sự kiện tái bản cuốn sách tôi xin chia sẻ lại bài viết của Anh như một lời chúc tết sớm cho 2 ông anh Nguyễn Thành và Vũ Đức Tân.

BÌNH THUẬN-ĐẤT VÀ NGƯỜI 

Giải cuối dãy Trường Sơn, trên đất Bình Thuận, có một nhà báo, nhà nhiếp ảnh tài năng : Nguyễn Hữu Thành. Anh là một trong số người hiếm hoi hiểu biết sâu về tạo hình của vùng đất mình đang sống. Đất và người qua ống kính của anh nồng đượm hơi thở cuộc sống. Cát, nắng, gió và biển là một phần quan trọng của tâm hồn anh, một tâm hồn mang đầy cảm xúc và rung động.
Vốn là một phóng viên kỳ cựu của Báo Ảnh Việt Nam, anh biết được giá trị thực sự của những khoảnh khắc chân thực. Ảnh của Hữu Thành chụp theo phương pháp phóng sự, thường không thực hiện một khâu đặc biệt nào của kỹ thuật hậu kỳ, tôn trọng tối đa nguyên bản của hình ảnh.
Có sự tươi vui thầm lặng qua từng khuôn hình như lấy ra từ cuộc sống. Anh sung sướng khi nhận biết một hình ảnh đẹp trong dãy Trường Sơn cổ xưa hay trong cảm nhận tạo hình một khoảng không đầy nắng. Vẻ đẹp ấy luôn thay đổi và biến hóa, lan tỏa trong những nụ cười rạng rỡ, trong một hoạt cảnh lao động thuần phác hay trong một góc ấm hồn nhiên của biển.
Phần lớn những phong cảnh của anh đều có sự hiện diện của con người. Nó là nét chấm phá làm sinh động thêm bối cảnh và bức ảnh thêm giàu chất nhân văn. Bên những bức ảnh anh chụp đồng bào miền núi vương vất nét hoang sơ, gợi lại cảm giác hồn hậu, là những bức ảnh chụp biển Bình Thuận như có linh hồn. Từ cảnh cảng biển, chợ cá rộn rã ven bờ đến một cảnh thiên nhiên với những bầy chim vỗ cánh đều thấm đượm tình yêu với quê hương.
Sống ở một vùng đất giàu chất tạo hình, Hữu Thành đã tìm cho mình một góc riêng qua những bức ảnh đẹp và chân thực. Anh là hội viên lâu năm của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Hữu Thành sống, trăn trở, tìm tòi sáng tạo, chụp ảnh về quê hương với tất cả tình yêu nghệ thuật bền vững và sâu nặng. Không phô trương, ồn ào, các khuôn hình cẩn trọng thu lại những khoảnh khắc bất chợt, lắng đọng đã mang lại cho người xem một vẻ đẹp tự nhiên, không lặp lại trong cuộc sống.


BÊN NHỮNG KÝ ỨC CHÀM

Văn hóa Việt mang theo nhiều ký ức Chàm. Những di tích Chàm nổi tiếng rải khắp miền Trung từ Mỹ Sơn đến các tỉnh miền Nam là dấu ấn khó phai mờ. Từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ IX trên đất Bình Thuận đã để lại nhiều ký ức về dân tộc Chàm. Cụm tháp Pô-sa-nư là một trong những kiến trúc Chàm đặc sắc theo phong cách Hòa Lai, một điểm du lịch văn hóa hấp dẫn của Bình Thuận. Không chỉ là những hồi tưởng, ký ức tôn giáo về một nàng công chúa kiều diễm người Chàm, mà nàng còn là người theo truyền thuyết đã tạo ra sức sống cho một vùng đất với những nghề thủ công đặc sắc như nghề gốm, nghề làm mắm. Những bức ảnh chụp về sinh hoạt văn hóa của người Chàm của Hữu Thành mang đậm chất đời.
Dấu ấn của ký ức Chàm như vẫn còn vương vấn trên cuộc sống hôm nay của Bình Thuận. Thay cho những chiến thuyền cổ xưa là những đoàn thuyền đánh cá. Nghề cá làm nên gương mặt tươi mới : Cảng cá rộn rịp, chợ cá đông đúc, những bờ biển đẹp với đoàn thuyền bên những hàng dừa nghiêng bóng. Thay cho những thớt voi chiến còn lưu lại trên các phù điêu là bầy voi hoang dã còn lẩn quất trong rừng. Có lần Hữu Thành còn tham gia một chương trình di chuyển bầy voi và anh đã ghi lại những cảnh khó quên của bầy voi hoang trong những mảnh rừng ở chặng cuối dãy Trường Sơn.
Nhiều bức ảnh Hữu Thành có được nét đẹp của đời sống, mỗi khuôn hình anh lưu giữ đều như gắn với một mảnh ký ức cộng đồng sống động. Biển giờ đây làm nên gương mặt của đời sống kinh tế Bình Thuận, với anh đó cũng là vẻ đẹp khôn nguôi, là cuộc sống thường ngày trong ánh mắt. Sống với cuộc sống hiện tại cùng người dân nhưng cũng tìm từ đó những nét tiêu biểu của thời mình đang sống, Hữu Thành đã ghi được những khoảnh khắc sinh động về hôm nay trên cái nền của một ký ức văn hóa có chiều sâu của Bình Thuận.

TẠO HÌNH CỦA GIÓ

Thật khó nắm bắt gương mặt của gió: Thay đổi, muôn hình vạn trạng, thất thường, lúc dịu dàng, lúc giận dữ. Vùng đất Bình Thuận là một nơi may mắn khiến người ta cảm nhận và nhìn thấy sự hiện diện thật sự của gió. Cảm nhận về gió ở đây thật cụ thể và sống động.Nhà nhiếp ảnh Hữu Thành hay chụp ảnh thuyền buồm, trò chơi lướt ván. Sự đa dạng của những cánh thuyền buồm, vẻ sôi động của trò lướt ván làm nên những tạo hình của gió. Trên mặt nước mênh mang, gió đùa giỡn với những cánh buồm, làm tung những ngọn sóng trắng, con người cũng lợi dụng sức gió để lượt trên sóng, những hoạt động đầy sinh lực mang lại những giây phút thư giãn thoải mái và tâm tình vui sướng.

TÂM HỒN CÁT

Các bờ cát Bình Thuận mỗi buổi sớm tinh mơ đều có gương mặt mới. Sau một đêm gió xóa sạch những dấu chân trên cát để bắt đầu một ngày mới với nền cát tinh khôi.Thường khi bình minh lên những hoạt động của con người mới để lại những dấu ấn trên cát.Những dấu vết con người làm thành nhịp điệu, sự chuyển dịch, xô lệch, biến đổi và đôi lúc hỗn độn. Những bước chân người in trên cát là lúc những nhà nhiếp ảnh bấm máy và để lại những bức ảnh ấn tương về các đồi cát Bình Thuận. Ảnh của anh nghiêng về những khung cảnh bình dị, thoáng hiện trong đời thường. Những bức ảnh mang hồn cát, hồn người.


2016- VĐT

+ TRÍCH MỘT SỐ HÌNH ẢNH NGÀY RA MẮT CUỐN SÁCH ẢNH " BÌNH THUẬN, NƠI TÔI Ở" TẠI KHU RESORT PANDANUS ( Mũi Ne) ngày 24/10/2016



















Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2019

Câu chuyện bãi đá” 7 MÀU”

Toàn cảnh bãi đá 7 màu và Chùa Hang ở Long Hương - Huyện Tuy Phong

Hai hôm nay câu chuyện bãi đá 7 màu ở huyện Tuy Phong rất ôn ào trên mạng xã hội facebook sau khi có bài báo “Bãi đá 7 màu độc nhất Việt Nam ở Bình Thuận bị xóa sổ” đăng trên báo Pháp luật TpHCM của nhà báo Phương Nam. Bài báo nêu cảnh báo từ một vu xâm hại của 1 hộ dân trên thằng cảnh này. Tuy nhiên, chính quyền Huyện đã kịp thời kiểm tra thực địa và ngăn chặn hành động trên đồng thời cũng cho rằng tác giả bài báo đã “ phóng đại quá mức và không đúng với thực tế”…Dưới góc độ người yêu ảnh và từng đến nơi này tôi phải thừa nhận phải cảm ơn nhà báo Phương Nam đã kịp thời phản ảnh dù cho là đã “ phóng đại” nhưng thử hỏi nếu không có bài báo trên thì ra sao?. Từ bài học thắng cảnh SUỐI TIÊN ở Phan Thiết, tôi cho rằng việc quản lý thắng cảnh du lịch tại các địa phương  là YẾU KÉM, cứ để “ nước đến chân mới nhảy”. Theo tôi biết ở huyện Tuy Phong nếu thắng cảnh bãi đá 7 màu mà bị xóa sổ thật sự thì Tuy Phong chẳng còn gì gọi là Phát Triển Du Lịch nữa.

(https://plo.vn/kinh-te/du-lich/bai-da-7-mau-doc-nhat-viet-nam-o-binh-thuan-bi-xoa-so-814903.html)






Bãi đá dài khoảng 1,5 km, rộng từ 15-20m, trữ lượng hơn 243.000 tấn, với đủ hình dạng và màu sắc độc đáo nhờ sự "phối màu" thiên nhiên. Lớp lớp các viên đá nâu, vàng, tím, trắng, xanh lam quyện lẫn vào nhau, hoặc nằm riêng từng mảng màu. Lớp đá dày nhất có nơi đến gần 2m. Bãi đá nằm chung trong một quần thể, khu Cổ Thạch này còn có chùa Hang, có đồi cát trắng, nước biển xanh biếc quanh năm, nay thuộc xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận






Chúng tôi nghe mi người dân ở đây đều giới thiệu về một con người liên quan đến bãi đá ký lạ này. Đó là ông Phm Quang Pháp nguyên là trung tá v hưu, người cu chiến binh này tng được mnh danh là “người thi hn vào đá”. Bước vào ngôi nhà nh đã thấy nhng bn hoa được ri nhng viên đá theo từng ô tng màu sc riêng tht đẹp. Vào trong nhà là nhng bc tranh: Bn đồ Vit Nam, chùa Mt ct, ch Nhn, nhng viên đá tự nhiên có hình chiếc tàu, mt công trình đang xây, bức tranh phong cnh… Đặc bit nht là ông dùng những viên đá sắp xếp lại thành những bc tranh mà nội dung chính là những bài thơ hay trong tập thơ “Nhật ký trong tù” ca H Chí Minh bng ch Hán. Ông Phạm Quang Pháp cho biết: T nhng năm 1990, phát hiện ra nhng điều k diu t những viên đá nhiều sc màu ngay trên bãi bin quê mình, ông đã đi nhặt chúng v và làm nên nhng tác phm bng đá như trên. Theo ông: “…Nói là 7 màu nhưng tôi đã nhặt được 130 viên vi các màu khác nhau kết thành mt bc, màu xanh thì có xanh lam, xanh lc, xanh pha tím…Màu hồng có hng đậm, hng phn, hng pha tím, pha đỏ




Buổi chiều khi chúng tôi đến, gió bin thi lng lng mát rượi qua nhng khe đá, làm dịu hn sc nóng ca mt vùng đất đá khô cằn. T đây nhìn ra biển, bn có th thy bãi si by màu un cong theo b bin xanh. Có lúc, bãi si b đứt đoạn bi nhng khi đá lớn ven bin, qua nhiu năm tháng, sóng biển đã bào mòn những tng đá, tạo nên nhiu hình dng k lạ. Những viên đá nhỏ bé trên tay như có sức hút l k, trơn và sạch bóng vi đủ màu sc. Chng my chc chúng tôi, mổi người đã nhặt được hơn chục viên vi các hình thù tht ng nghĩnh. Được biết, Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam- (VIETKINGS) đã xếp  bãi đá 7 màu này là bãi đá “có nhiều hình hài màu sắc nhất Việt Nam”. Hiện nay, hàng ngày có tng tp du khách  đến đây vừa tham quan vừa nhặt một ít đá nhiều sắc màu khác nhau về làm kỷ niệm sau đó tắm biển và nhậu lai rai với các món đặc sản biển.







Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019

Những chuyện đằng sau bộ ảnh đoạt giải Ảnh Báo chí Thế giới






Tôi mê ảnh báo chí bởi ngoài một đặc tính quan trọng trong kỹ thuật chụp ảnh là khoảnh khắc mà nó còn nói lên được những câu chuyện của cuộc đời sau mỗi bức ảnh. Vì vậy, tôi thích sự kiện Tác giả Maika Elan  đoạt giải ảnh báo chí thế giới 2013 trong nhóm đề tài đương đại. Đây là sự ghi nhận lớn nhất của worldpressphoto - một tổ chức nhiếp ảnh báo chí lớn nhất thế giới- đối với cá nhân tác giả cũng như minh chứng nền nhiếp ảnh Việt Nam đã bắt đầu bắt nhịp kịp nhịp sống chung của thế giới.
 http://www.worldpressphoto.org/awards/2013/contemporary-issues/maika-elan?gallery=6096&category=51
Tôi thích và chia sẻ bài viết của bạn Hiền Hương.

(Dân trí)- “Sáng hôm ấy tôi đến nhà Ngân và Tsabelle. Lúc đó, tôi chưa chuẩn bị gì. Ngân trêu cô bạn, “Hôm nay chụp hình mà mặc đồ lót kỳ thế!”. Tsabelle rất đẹp. Họ đã cưới nhau được 3 năm…”- Tác giả Maika Elan kể chuyện những buổi chụp hình đáng nhớ.


Trong một năm rưỡi theo đuổi, Maika Elan (Nguyễn Thanh Hải) đã chụp 72 cặp đôi đồng tính. Số cặp đôi đồng tính cô đã gặp gỡ, trò chuyện và làm việc nhiều hơn thế.

Maika chia sẻ, trong khoảng thời gian một năm rưỡi ấy, có những tuần “thuận buồm xuôi gió” cô có thể chụp cuộc sống của 2-3 cặp đôi. Lại có những tháng chẳng chụp được gì.

Trong số những bức ảnh đã chọn lựa làm triển lãm The Pink Choice, có những bức ảnh là “First shot” (ảnh chụp đầu tiên), có những bức là “Last shot” (bức ảnh chụp cuối cùng). Nhưng tất cả đều là những bức ảnh Maika yêu thích. Không có bức ảnh thích nhất. Không có cặp đôi ấn tượng nhất. Mỗi cặp đôi là một câu chuyện riêng khác biệt.

Ấn tượng của người chụp về mỗi cặp đôi có khi nằm ở cuộc trò chuyện, có khi là chuyến đi chơi… chẳng liên quan gì đến buổi chụp hình.
Bộ ảnh 12 ảnh gửi dự thi Ảnh Báo chí Thế giới và đoạt giải nhất ở thể loạiNhững vấn đề đương đại, là 12 khoảnh khắc, 12 câu chuyện với sắc màu, ấn tượng khác nhau.
Maika vẫn nhớ rõ từng buổi chụp hình.

Bức ảnh này được chụp vào buổi sáng. Maika kể lại, vào ngày hôm đó cô có lịch hẹn chụp ảnh với Ngân và Tsabelle. Maika đến từ rất sớm. Trong khi Maika đang chuẩn bị đồ nghề, 2 bạn Ngân và Tsabelle ngồi trêu đùa nhau. Ngân nói với Tsabelle "Hôm nay chụp hình mà mặc đồ lót kỳ thế". Tsabelle rất đẹp. Hai cô gái đã cưới nhau được 3 năm dưới sự cho phép của gia đình hai bên. Lễ cưới chỉ là một bữa tiệc nhỏ với người thân 2 gia đình. Nhìn ngắm khoảnh khắc đôi trẻ trêu đùa nhau, Maika đã "chớp" lấy. Đây là "First shot"- bức ảnh chụp đầu tiên. Suốt cả  ngày hôm đó, Maika đã chụp thêm rất nhiều bức ảnh đẹp khác của Ngân và Tsabelle. Nhưng khi chọn ảnh làm triển lãm và gửi dự thi Ảnh Báo chí Thế giới, Maika đã chọn bức hình này. 

Đây lại là một "Last shot"- bức hình chụp cuối cùng. Sau cả một ngày chụp ảnh cùng Phan Thị Thụy Vy và Đặng Thị Bích Bảy, cả Maika và hai cô gái đã thấm mệt. Lúc này đã về chiều, hai cô gái mệt nhoài nằm nghỉ ngơi. Vào khoảnh khắc này, Maika đã bấm thêm một "shot" ảnh cuối cùng. Và "shot" hình cuối cùng đã trở thành bức hình ưng ý nhất của nhiếp ảnh gia trẻ- Maika sau một ngày làm việc. 
Bức ảnh này được chụp vào sáng sớm. Trước ngày chụp ảnh, Đoàn Hữu Diệu và Nguyễn Trọng Hiếu (trong ảnh) đã cùng Maika và những người bạn của họ đi dã ngoại. Sau khi trở về, họ cùng nghỉ ngơi tại đây. Sáng tinh mơ, Maika đã vào phòng ngủ của họ. Khi đó, Hữu Diệu và Trọng Hiếu còn chưa ngủ dậy. Khi họ thức giấc, Maika đã bấm liên tiếp nhiều shot hình. Maika chia sẻ, khi chụp bức ảnh này cô chỉ chú ý đến bức màn với những họa tiết đẹp, cô không chú ý lắm đến hành động của hai người đàn ông. Khi biên tập ảnh để chọn ra triển lãm, những người bạn của Maika đã rất thích "shot" hình này. Hành động của hai người đàn ông trong bức màn khi họ vừa tỉnh dậy rất giống nhau. Sự tương đồng, giống nhau giữa những người đồng tính chính là một trong những yếu tố giúp họ nhận ra nhau và đến với nhau. 



Khi xem bức hình này, nhiều người đặt câu hỏi "Tại sao nhiếp ảnh gia lại lọt được vào phòng ngủ của cặp đôi này?", "Tại sao cặp đôi Hạnh và Hải lại có thể làm... "chuyện ấy" trước mặt nhiếp ảnh gia?", Maika cho biết "Việc này không có gì ghê gớm cả. Tùy vào tính cách của từng cặp đôi. Có những cặp đôi cá tính rất mạnh. Họ hỏi luôn nhiếp ảnh gia, có thể chụp họ không mặc gì trong phòng ngủ không. Mình chưa kịp phản ứng gì, quay lại, đã thấy họ chẳng mặc gì rồi... Họ quan điểm đơn giản rằng, họ yêu nhau bấy lâu, chẳng bao giờ dám chụp ảnh thân mật, chẳng ai chụp ảnh cho họ. Tự nhiên có người đến tận nhà chụp ảnh cho, họ phải tranh thủ chụp những bức đẹp nhất để kỷ niệm tình yêu của họ. Thế nên, họ rất tự nhiên và thoải mái". Hỏi cảm giác của nhiếp ảnh gia khi chụp ảnh phòng ngủ như thế này, Maika trả lời "Tôi chỉ chụp một chút thôi. Họ cũng thể hiện mức độ thân mật vừa phải, không phải "từ đầu đến cuối" (cười). Khi chụp, tôi cũng chỉ quan tâm, ánh sáng thế nào, nhân vật ở đâu trong khuôn hình. Tôi không phân tán vào việc họ đang làm gì. Việc họ, họ làm. Việc tôi, tôi làm. Không có gì liên quan cả".




Về bức ảnh này, Maika chia sẻ, những người biên tập ảnh cho cô ở Nhật, ở Mỹ đã rất thích. Họ khen bức hình tinh tế. Ấn tượng của Maika về hai người đàn ông này, "Khi gặp nhau trò chuyện, họ rất đàn ông, phong trần, bụi phủi. Hình xăm đầy mình. Nhưng khi đến nhà của họ, tôi ngạc nhiên bởi sự nữ tính. Căn phòng rất nhiều hoa. Chăn hoa, gối hoa, đệm hoa. Nhà gọn gàng, bày biện lãng mạn, đẹp mắt". Bức hình được khen ngợi này, Maika chụp trong lúc giải lao. Hai người đàn ông lịch sự quay ra hành lang hút thuốc và trò chuyện. Họ sợ khói thuốc ảnh hưởng đến Maika. Và họ không biết, họ đã lọt vào ống kính của Maika ở khoảnh khắc này.


Khi chụp bức ảnh này, em bé (con trai với cuộc hôn nhân trước của Trịnh Hiền- đang đọc báo) rất thân thiết, quý mến Bảo Quỳnh. Cậu bé liên tục chạy đến hôn Bảo Quỳnh.

Phạm Thảo Huyền (phải) vừa tắm xong. Cả ngày Maika đã có buổi chụp hình với Thảo Huyền và cô bạn gái. Thảo Huyền là một vũ công. Cô ấy đã nhảy, người bạn gái trượt Patin. Lúc này, Huyền vừa tắm xong. Hỏi Maika, "Phải thân thiết với họ như thế nào để chụp được những bức hình riêng tư đến mức này?", Maika chỉ cười.

Đây là một trong những bức ảnh để lại ấn tượng nhiều nhất với người xem trong bộ ảnh đoạt giải Ảnh Báo chí Thế giới của Maika. Hai người đàn ông này đã sống chung với nhau hơn 8 năm. Họ cùng kinh doanh khách sạn. Bối cảnh trong bức hình là sân thượng của tòa nhà, nơi để giặt đồ. Thỉnh thoảng hai người đàn ông vẫn lên đây tắm. Maika gọi họ là bác. "Hôm ấy chúng tôi chụp đến tận trưa. Lúc này nóng quá. Hai bác nảy ra ý định, tắm một chút cho mát. Tôi thích khoảng sân thượng này của họ. Đi đến mỗi ngôi nhà, tiếp xúc với mỗi cặp đôi, tôi luôn chú ý đến khoảng không gian để làm nền cho bức ảnh. Đến nhà của hai bác Hiếu và Thắng, tôi đã thích ngay khu sân thượng này. Và đây là bức hình mà chúng tôi có được".


Hiền Hương







Thứ Năm, 17 tháng 1, 2019

HOA MAI ANH ĐÀO Ở ĐÀ LẠT

Cứ mỗi độ tháng 1, tôi lại nhớ những cây MAI ANH ĐÀO ở Đà Lạt. Nhớ vì đã đến và chụp ảnh đôi lần và đã nhiều năm  không còn chụp choẹt gì nữa, nhưng cứ mỗi độ xuân về lại nhớ những chuyến đi  này...



Có một lần tôi và anh Văn Tâm, Kim Sơn trở lại thăm Đà Lạt – Thành phố của những loài Hoa- vào trung tuần tháng 1…. . Sở dĩ chúng tôi quyết định đến thời điểm này bởi thật sự muốn tìm kiếm một thành phố hoa thật sự. Một mùa hoa ở thành phố sứ mù sương mà ở đó có cả một không gian mùa xuân chớm nở từ một mùa đông lạnh giá, các loài hoa tự nhiên đua nhau nỡ theo sự thay đổi của tiết trời mà không cần bàn tay của con người tác động vào. Hoa Mai anh đào là một trong loài hoa như thế.





Trong một không gian mù mù  do những hạt sương sớm tạo ra, chúng tôi cùng ngồi nhâm nhi ly cà phê nóng quen thuộc ở nhà hàng Thủy Tạ - Một thói quen khi lên Đà Lạt vào mùa Xuân – với những cơn gió mạnh còn lại khi vướng vấn cuối đông đong đưa những cây Mai Hoa Anh đào được trồng ven hồ. Chúng tôi ngắm những bông hoa hồng và bàn tán với nhau : «  Ở Miền Nam nay, kiếm đâu ra một không gian mua xuân với hoa Mai anh Đào nở rộ như xứ này. Thích thật ! » Đúng vậy, cứ vào mùa  xuân ai có dịp lang thang trên những con đường, góc phố Đà Lạt ngắm nhìn sắc hồng rực rỡ của một loài hoa đặc trưng của xử sở cao nguyên, thì biết đó là hoa Mai Anh đào. Đặc điểm của hoa Mai Anh đào Đà Lạt là cứ vào thời điểm lạnh nhất của năm muôn vạn nụ hồng xuất hiện và chỉ chờ lúc tiết trời ấm áp của mùa xuân là nở hàng ngàn chùm hoa sum suê với màu hồng tươi thắm, đẹp đến lạ lùng.






Hoa Mai anh đào ở Đà Lạt được thành phố trồng nhiều ở những con đường Trần Hưng Đạo- Con đường của  những ngôi biệt thự cổ mà những người chủ xưa kia tạo dáng cho nó bằng  những hàng cây mai anh đào dẫn lối hai bên. Với mục đích xây dựng một thương hiệu du lịch cho Đà Lạt, hoa mai anh đào hiện còn được trồng nhiều ở công viên, khu du lịch, khu dân cư và trên các tuyến phố như Tương Phố, Hai Bà Trưng, Hùng Vương, Ba Tháng Tư, Yersin, Quang Trung....Dễ tìm nhất là đường Lê Đại Hành, gần chợ Đà Lạt ở trung tâm thành phố. Tuy nhiên, hoa ở đây đôi khi lại bị lẫn vào phố xa đông đúc và dòng người tấp nập. Chúng tôi đã chụp nhiều ảnh về loài hoa này với đủ kiểu khác nhau, từ quanh bờ hồ cho đến len lỏi từng góc phố, những con đường nhỏ chạy dọc trên những ngọn đồi và thung lũng của làng hoa Thái Phiên; trên đường đi đèo Dran .v.v…





Có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh nguồn gốc của loài hoa này. Người thì cho rằng đây là giống hoa nhập từ nước ngoài, người lại khẳng định mai anh đào là loài cây bản địa. Tuy nhiên, vẻ đẹp lai giữa đào và cách sắp xếp cánh của mai thì không ai có thể chối cãi đây là loại cây chỉ có ở Đà Lạt. Nhiều nhà chuyên môn về hoa mà có dịp chúng tôi tiếp xúc đã nêu: “Đà Lạt hiện có nhiều giống Mai Anh Đào, trong đó đặc trưng nhất vãn là “ Mai Anh Đào Đà Lạt” ( Prunus Cesacoides) có thân thuộc giống đào mận ( chi Prunus) nhưng hoa thì lại thuộc hoa đơn năm cánh giống hoa mai ( thuộc chi Cerasus). Có lẽ vì điều này nên loài hoa “ vừa đào vừa mai” này của xứ đà lạt được gọi tên một cách chính xác là “ Mai Anh đào Đà Lạt”. Nhiều nhà khoa học  vẫn  khẳng định Mai Anh đào Đà Lạt là loại cây bản địa. Hơn thế, nó còn là cây bản đia riêng của Đà Lạt .”





 Thôi thì xuất xứ của một loài hoa đẹp luôn là nhiều nguồn tranh luận về nguồn gốc của nó. Nhưng đối với cánh nhiếp ảnh chúng tôi điều quan trọng nhất là chợ đợi những ngày nắng đẹp để tìm kiếm, chọn lưa bố cục, nguồn sáng…sao cho có những bức ảnh đẹp nhất về hoa Mai Anh đào ở Đà Lạt đề gọi là đón mùa Xuân../.










VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...