Thứ Năm, 23 tháng 8, 2018

CÂU CHUYỆN CÁ TRA….

Thu hoạch cá Tra

                     Ở đồng bằng sông Cửu Long thật ra có ba câu chuyện đang nói về khìa cạnh kinh tế. Một là cây lúa, hai là con tôm và ba là con cá tra. Nhiều năm liền tôi rong ruổi suốt đồng bằng SCL chỉ loay hoay chụp và viết về những câu chuyện này. Sở dĩ hôm nay tôi nhắc chuyện “ CON CÁ TRA”  vì mấy ngày nay cái ông truyền hình cứ ra ra về câu chuyện con cá tra về vần đề giống, nuôi cà bền vững...Và, nhìn chung nghề nuôi cá tra đang ăn nên làm ra được vì xuất khẩu được, nhất là Mỹ và EU.

Làng bè Cá Tra ở Châu Đốc - An Giang
Cá Tra giống

Có một dạo vào năm 2010, tôi đang đi làm bài vở ở đồng bằng, ông tòa soạn Báo ảnh Việt Nam yêu câu làm sao “ có 1 bài chuyên đề về con cá tra vì thị trường Mỹ đang gây khó khăn về thuế suất mặt hàng cá tra, ca da trơn “ với lý do về giống và công nghệ chăn nuôi và bảo vệ môi trường…”. Tôi đã đi đến xứ Nha Mân ( Đồng Tháp)  thăm liền các trai cá giống cá Tra tìm hiểu về quy trình nuôi khép kín xuất khẩu…bài được gởi ngay ra tòa soạn và chúng tôi gồm : Hữu Thành, Minh Quốc, Nguyễn Vũ Thành Đạt được khen thưởng bởi bài chuyên đề đã được “ đánh giá cao”. Hix.


Nhắc lại câu chuyện cũ để cho thấy rằng chuyện làm ăn kinh tế ở đồng bằng cho đến bây giờ vẫn loay hoay về câu chuyện về giống, về thức ăn, về nguyên liệu và thị trường xuất khẩu  kéo dài mấy mươi năm nay vẫn là thời sự. Phải nhìn nhận rằng ngành nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tạo công ăn, việc làm cho hàng trăm nghìn lao động và đóng góp rất lớn cho ngân sách các tỉnh trong khu vực. Thế nhưng, thời gian qua, ngành cá tra xuất khẩu khu vực ĐBSCL đã có những biến động bất thường.Cũng như nhiều sản phẩm nông sản khác, mặt hàng cá tra xuất khẩu thời gian qua chủ yếu phát triển theo hướng tự phát. Sự không đồng bộ trong quy hoạch đã dẫn đến sự tăng trưởng ồ ạt từ vùng nuôi, người nuôi đến doanh nghiệp mà không có một tầm nhìn thị trường, khiến con cá tra xuất khẩu rơi vào cảnh thăng trầm.


Hầm nuôi cá Tra ngay trên tàu



Nặng quá

Ngay từ cuối những năm 1990, vùng đồng bằng sông Cửu Long đã bắt đầu phát triển nghề nuôi cá tra, ba sa (đều thuộc bộ cá da trơn, họ Pangasiidae) tại khu vực đầu nguồn sông Hậu, sông Tiền tại hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Do thổ nhưỡng thuận lợi, lúc bấy giờ con cá ba sa nuôi bè có chất lượng thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Tại khu vực ngã ba sông Châu Đốc đã hình thành làng bè, lúc đỉnh điểm đến hơn 3.000 chiếc. Thế nhưng cho đến bây giờ toàn  tỉnh An Giang, toàn tỉnh hiện còn 954 ha diện tích mặt nước nuôi cá tra xuất khẩu, sản lượng cũng chỉ vỏn vẹn 367 nghìn tấn. Ngay ở tỉnh Đồng Tháp một trung tâm cá Tra ở đồng bằng  hiện có 1.226 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cá tra, trong đó 76 cơ sở sản xuất và 1.150 cơ sở ương nuôi. Trong năm 2016, toàn tỉnh sản xuất được 12,71 tỷ con, thấp hơn cùng kỳ năm 2015 đến 4,14 tỷ con. Cá tra giống là 0,96 tỷ con, thấp hơn năm 2015 là 0,65 tỷ con. Nguyên nhân chính vẫn do giá cá tra xuống thấp, kéo dài cho nên nhiều cơ sở tạm ngưng sản xuất hay chỉ sản xuất cầm chừng.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có bốn tỉnh: Sóc Trăng, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp đã ban hành quy hoạch về vùng nuôi cá tra. An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Cần Thơ và Trà Vinh đã hoàn thiện công tác rà soát và trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch vùng nuôi. 9 trong số 10 tỉnh khu vực ĐBSCL có nuôi cá tra cấp mã nhận diện ao nuôi thuộc vùng nuôi với 4.785 ao cá tra thương phẩm,; trong đó 47,38% thuộc về hộ cá thể, 51,95% thuộc về doanh nghiệp, còn lại thuộc các hợp tác xã. Tổng diện tích cá tra toàn vùng đạt 4.552 ha, sản lượng đạt 1,047 triệu tấn.







Mùa thu hoạch cá Tra


Quy trình ươm giống cá


Thời tôi làm báo ở đây, hình ảnh mùa thu hoạch con cá tra luôn là những ảnh đẹp để cảm nhận. Tôi cứ lặn lội đến những vùng nuôi  cá thăm hỏi xem trại cá nào sắp thu hoạch là cứ đến chụp ảnh và ghi ghi chép chép. Rất may đến giờ tôi vẫn còn lưu lại những bức ảnh về một thời đi theo con cá Tra nay làm tập anbom để chia sẻ lên Blog LANG THANG nhằm nhớ về một vùng đất Phương Nam có nhiều sản vật quí.



Cho cá tra ăn

Cá Tra giống

Trại nuôi cá Tra ở Châu Đốc



Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2018

Vũ khí chiến lược dầu hỏa


 Bài phân tích của : Nguyễn Đình Phùng

               

                Trong vòng ba năm nay, những tính toán về thế chiến lược địa dư toàn cầu đã bị một vũ khí chiến lược mới của Hoa Kỳ làm thay đổi hẳn cục diện. Đó là vũ khí dầu hỏa, một thứ vũ khí trước giờ làm Hoa Kỳ khốn đốn và bị lệ thuộc vào những quốc gia không mấy gì thân thiện với Hoa Kỳ nắm giữ như những xứ vùng Trung Đông, Venezuela và Nga. Nhưng thế cờ hiện nay đã bị lật ngược và Hoa Kỳ đã nắm thượng phong để có thể dùng dầu hỏa như một vũ khí chiến lược cho những tính toán mới cho chính trị địa dư toàn cầu.


             Điều này xảy ra được hoàn toàn nhờ vào một kỹ thuật mới về đào dầu. Đây là phương cách tân tiến nhất dùng vệ tinh satellite để điều khiển mũi khoan dầu, đào sâu xuống nhiều dặm dưới lòng đất rồi tùy theo vị trí có thể quay ngang và đào bên cạnh gọi là horizontal drilling, tiến tới mục tiêu chính xác có thể chỉ nhỏ như một chiếc bánh xe! Trước kia việc đào dầu thường chỉ dùng những dữ kiện do địa chấn đem lại để tìm mỏ dầu và đào thử hàng chục lần mới được một lần trúng. Những lần đào hụt gọi là dry holes, tốn tiền nhiều và mất nhiều thời giờ để đào trúng mỏ dầu. Với những dữ kiện về địa chất do satellite technology và cách đào ngang horizontal drilling, việc đào hụt gặp dry holes không xảy ra nữa!



              Nhưng việc sản xuất dầu hiện nay tại Hoa Kỳ thay đổi nhiều hơn cả là do việc lấy dầu từ đá gọi là shale oil. Dưới đáy của những mỏ dầu đã bơm ra gần cạn từ đầu thế kỷ 20 đến giờ, là những mỏ đá shale oil chứa dầu nằm lẫn trong đá. Dầu hỏa nằm trong đá này trước giờ không lấy ra được vì không chảy và không bơm lên được, gọi là dầu chặt, tight oils. Dung lượng của những mỏ dầu nằm trong shale oil còn nhiều hơn những mỏ dầu bơm lên dễ dàng trước kia, nhưng nay đã bơm cạn.

               Kỹ thuật mới hiện tại là dùng cách đào như diễn tả trong đoạn trước và đào ngang horizontal drilling để tiến sâu vào những mỏ đá shale oil. Sau đó hàng ngàn gallons nước được bơm thẳng vào những vết nứt của mỏ đá shale oil này với áp suất cực mạnh. Dầu và khí đốt nằm trong đá được hút ra sau khi được nước bơm vào giải tỏa và được bơm thẳng lên trên mặt đất. Kỹ thuật này gọi là hydraulic fracturing, thường gọi tắt là fracking và hiện đang được áp dụng tại ba vùng có mỏ dầu shale oil lớn nhất Hoa Kỳ. Đó là vùng Bakken tại tiểu bang North Dakota, vùng Permian Basin gần Midland, Texas và vùng Eagle Ford tại phía Nam Texas.



                          Nhờ vào số lượng dầu bơm từ ba vùng này với kỹ thuật mới, mức sản xuất dầu của Hoa Kỳ đã tăng vọt từ 5 năm trở lại, nhưng tăng nhiều nhất là ba năm nay. Trong thập niên 60’s mức sản xuất dầu của Hoa Kỳ lên đến mức cao nhất và sau đó đi xuống dần. Năm 1970 là mức tột đỉnh với sản xuất dầu nội địa là 9.6 triệu thùng dầu một ngày. Sau đó các mỏ dầu nhất là tại vùng Texas cạn dần, cho đến năm 2008 chỉ còn sản xuất được 5 triệu thùng dầu một ngày. Nhưng từ năm 2011 đến 2014, mức sản xuất dầu hỏa nhờ vào kỹ thuật fracking đã làm tăng lên được 46%, chưa bao giờ tăng nhanh lên được như vậy kể từ giai đoạn 1921-1924, đúng 90 năm trước, lúc mới bắt đầu việc đào dầu tại Hoa Kỳ tạo ra các nhà tỷ phú như Rockefeller thời đó!

                            Năm 2013 mức sản xuất dầu của Hoa Kỳ là 7.5 triệu thùng dầu một ngày, với ước tính cho năm 2014 sẽ là 8.3 triệu thùng dầu sản xuất mỗi ngày. Với đà sản xuất này, theo cơ quan năng lượng quốc tế International Energy Agency, đến năm 2020, Hoa Kỳ sẽ qua mặt Saudi Arabia để sản xuất lên đến mức 11.6 triệu thùng dầu một ngày!



                          Như vậy điều rõ ràng nhất là Hoa Kỳ sẽ không cần đến Saudi Arabia như trước nữa! Xứ này từ trước đến nay nắm giữ quyền lực về dầu hỏa vì được coi là swing producer, tức có khả năng để ấn định giá cả cho dầu hỏa. Với mức bơm dầu nhiều nhất thế giới, Saudi Arabia chỉ việc bơm nhiều hơn hay ít hơn để xác định giá cả cho dầu hỏa và Hoa Kỳ lệ thuộc vào xứ này trên phương diện chiến lược. Như việc phải bảo vệ cho Saudi Arabia với các căn cứ quân sự tại đây cũng như đặt Đệ Ngũ hạm đội tại vùng Bahrain và tuần tiễu trên vùng Vịnh để giữ cho đường thủy chở dầu được lưu thông.

                        Trong chiến lược ngăn chặn Iran không cho quốc gia này chế tạo bom nguyên tử, ngoài việc bảo vệ Do Thái, Hoa Kỳ còn bị áp lực của Saudi Arabia. Lý do là hai xứ Iran và Saudi Arabia là hai kẻ thù không đội trời chung. Iran được coi như cầm đầu các xứ theo Shiite, trong khi Saudi Arabia là quán quân cho phe Sunni của Hồi Giáo. Thế chiến lược địa dư hiện nay tại vùng Trung Đông có thể coi như một cuộc tranh chấp đẫm máu giữa hai giáo phái Sunni và Shiite của Hồi Giáo. Hiện nay cuộc nội chiến tại Syria đã biến thể để thành chiến tranh giữa Shiite với phe của Assad và Iran ủng hộ, với phe Sunni của đa số dân Syria được Saudi Arabia và các vương quốc vùng Vịnh yểm trợ. Đây chính là lý do Saudi Arabia đã bất mãn đến cùng cực khi Tổng Thống Obama chùn chân không chịu cho tấn công Assad năm ngoái sau vụ thảm sát dân lành bằng vũ khí hóa học. Quốc Vương Abdullah của Saudi Arabia đã coi đây là một sự phản thùng của Obama, không chịu tiến tới trong việc yểm trợ phe Sunni để lật đổ Assad như Saudi Arabia đã mong muốn.



                    Tuy nhiên việc Obama trở mặt vào phút chót đối với Saudi Arabia đã cho thấy một điều rõ ràng. Là ảnh hưởng của Saudi Arabia đối với Hoa Kỳ đã không còn được như trước. Obama đã tính toán là vùng Trung Đông không còn giữ vai trò quan trọng như khi Hoa Kỳ bị lệ thuộc vào Saudi Arabia về dầu hỏa và cần phải giữ cho Saudi Arabia hài lòng bằng mọi giá, kể cả việc gây ra thêm một cuộc chiến tranh khác như tại Syria. Với mức dầu hỏa sản xuất tại Hoa Kỳ chỉ trong thời gian ngắn sắp đến sẽ làm Hoa Kỳ độc lập về dầu hỏa, Saudi Arabia đã mất đi thế đòn bẩy để áp lực Hoa Kỳ bằng dầu. Nên việc Obama trở mặt với vua Abdullah của Saudi Arabia trong vụ Syria vừa qua có thể coi như bước đầu trong thề chiến lược thay đổi của Hoa Kỳ tại vùng Trung Đông, khi Hoa Kỳ đã nắm được thế thượng phong với vũ khí chiến lược dầu hỏa.

                   Cũng thế, lý do để Iran phải chịu vào bàn thương thuyết với Hoa Kỳ về việc tinh luyện nhiên liệu uranium cho bom nguyên tử, cũng do Hoa Kỳ đã trên chân về vũ khí dầu hỏa. Iran trước giờ đe dọa sẽ cho phong tỏa eo biển Hormuz để chặn đường biển chở dầu hỏa từ các xứ vùng Vịnh, kể cả Saudi Arabia. Nhưng với Hoa Kỳ gia tăng mức sản xuất dầu do fracking, thế đòn bẫy này của Iran không còn nữa. Hoa Kỳ trong những năm của thời George Bush hay Clinton đã không thể dùng những biện pháp chế tài kinh tế khắt khe với Iran chỉ vì sợ Iran làm thật để phong tỏa eo biển Hormuz và làm rối loạn kinh tế toàn cầu khi giá dầu lên vài trăm Mỹ Kim một thùng.

Nhưng khi áp lực đòn bẫy này của Iran không còn nữa, Obama đã có thể cho áp dụng các biện pháp chế tài kinh tế khắt khe nhất mà không sợ Iran phản ứng lại. Điều làm cho Iran phải qui hàng và chịu vào bàn thương thuyết chính là đòn cô lập Iran về ngân hàng và tín dụng. Các ngân hàng trên toàn cầu không thể giao dịch với Iran nên xứ này bị loại ra khỏi hệ thống ngân hàng và tín dụng, không thể bán dầu lấy dollar được, chỉ có thể trao đổi hàng hóa với Trung Hoa, Ấn Độ….. nên đã bị thiệt hại nặng và sụp đổ kinh tế.

                         Như thế một khi Hoa Kỳ chiếm thế thượng phong trong vũ khí chiến lược dầu hỏa, các bài tính chiến lược của vùng Trung Đông đã phải thay đổi hết và đem lại những giải quyết cho vấn đề Iran nhức đầu cho Hoa Kỳ hàng bao nhiêu năm nay.

                            Trong cuộc khủng hoảng mới nhất hiện nay tại Ukraine, vũ khí chiến lược dầu hỏa và khí đốt cũng đã trở thành thế lực mạnh nhất cho các tính toán của Putin và Obama trong việc đối chọi giữa Nga và thế giới Tây Phương hiện nay. Hoa Kỳ và Âu Châu gần như đã chấp nhận cho Putin chiếm Crimea, nhưng muốn ngăn chặn những tham vọng kế tiếp của Putin là chiếm luôn miền phía Đông và Nam Ukraine, phân chia xứ này ra làm hai, nửa theo Nga, nửa theo Tây Âu. Putin có thế đòn bẫy là cung cấp khí đốt cho Âu Châu bằng các ống dẫn khí đốt này chạy ngang qua lãnh thổ Ukraine. Nếu Hoa Kỳ và Tây Âu làm dữ, nhất định trừng phạt Nga nặng nề hơn bằng các biện pháp kinh tế và loại Nga ra khỏi hệ thống ngân hàng và tín dụng, Putin có thể phản ứng lại bằng cách cho khóa các ống dẫn khí đốt này và 60% nhà cửa của Tây Âu sẽ lạnh cóng vì thiếu hơi đốt!



                  Ngoài ra Nga cũng là xứ sản xuất dầu và cung cấp cho Âu Châu nên ngoài khí đốt, dầu hỏa sẽ bị khan hiếm với giá tăng vọt cho dân chúng Âu Châu. Hoa Kỳ có thể cho xuất cảng hơi đốt sang Âu Châu bằng cách cho đông lạnh liquefied natural gas và dùng tầu tanker chở băng ngang qua Đại Tây Dương cung cấp cho khí đốt cho Âu Châu. Nhưng những cơ sở để làm đông lạnh hơi đốt tại Hoa Kỳ và các cơ cấu hạ tầng chưa có sẵn tại Hoa Kỳ và sẽ mất hai ba năm để có thể thay thế toàn bộ lượng khí đốt Âu Châu nhập cảng từ Nga.

                   Cũng thế tuy Hoa Kỳ trong tương lai có thể dư thừa dầu hỏa để xuất cảng sang Âu Châu. Nhưng hiện nay Hoa Kỳ vẫn còn lệnh cấm xuất cảng dầu do Quốc Hội Hoa Kỳ ban hành luật này từ đầu thập niên 70’s khi dân chúng Hoa Kỳ phải xếp hàng để mua xăng! Muốn xuất cảng dầu, Hoa Kỳ phải bỏ luật cấm này. Nhưng hiện vẫn còn bị kỹ nghệ lọc dầu chống đối và chưa ra luật được! Lý do là các nhà máy lọc dầu hưởng lợi do việc mua dầu sản xuất tại Hoa Kỳ giá rẻ, cho lọc dầu và bán với giá của thị trường toàn cầu cao hơn nhiều. Nếu bỏ luật cấm xuất cảng dầu, các nhà máy lọc dầu sẽ phải mua dầu sản xuất nội địa với giá cao hơn nên không còn lời nữa! Vì sự chống đối của các kỹ nghệ lọc dầu, đạo luật cấm xuất cảng dầu vẫn chưa bỏ được!



                       Tuy nhiên nếu tình hình tại Ukraine trở thành tồi tệ hơn và Putin cho chiếm thêm đất xứ này, dĩ nhiên Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ phải bỏ luật cấm xuất cảng làm lợi cho thiểu số lọc dầu để bảo vệ cho chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ chống lại Nga!
Tuy vậy chỉ cần đe dọa là Hoa Kỳ sẽ thực hiện việc cung cấp khí đốt đông lạnh cho Âu Châu và sẽ cho xuất cảng dầu hỏa sang, dù phải mất hai ba năm nữa, cũng đủ để cho Putin phải chùn chân và tính toán lại nếu không muốn thấy kinh tế Nga đi vào chỗ sụp đổ như Iran hiện nay.

                        Đây là thế đòn bẫy quan trọng vì Nga hiện nay có thể được coi như một thứ Saudi Arabia thứ hai, gần như hoàn toàn chỉ sống bằng việc xuất cảng dầu hỏa và khí đốt. Kinh tế của Nga được coi là lệ thuộc hoàn toàn vào nguồn lợi thiên nhiên. Putin có mua chuộc được giới quân sự và được nhiều nhóm dân chúng ủng hộ, thực ra cũng nhờ vào các nguồn lợi do xuất cảng năng lượng này. Nên khi Hoa Kỳ có lợi thế hơn về vũ khí chiến lược dầu hỏa, thế đòn bẫy này của Nga đã giảm đi nhiều hiệu quả.

                     Và trong sự tính toán của Putin hiện nay, liệu việc chiếm thêm đất của Ukraine sẽ phải trả giá quá đắt do việc Hoa Kỳ và Âu Châu loại Nga ra khỏi hệ thống ngân hàng và tín dụng, cũng như trong hai ba năm đến sẽ ngưng mua dầu hỏa và khí đốt từ Nga. Lúc đó chắc chắn kinh tế Nga sẽ xuống dốc không phanh và sụp đổ dễ dàng. Putin dĩ nhiên sẽ tính toán lợi hại với các giả sử và bài tính khác nhau để chọn con đường đi tới trong vài tháng sắp đến. Việc Putin gọi điện thoại thẳng nói chuyện với Obama trong hai tiếng đồng hồ và cho ngoại trưởng Lavrov gặp ngoại trưởng John Kerry tuần qua là dấu hiệu Putin có thể cũng đã chùn chân và lạnh cẳng trước những đe dọa của Hoa Kỳ về năng lượng và phải tính lại hết các bài tính chiến lược mới!





              Như vậy chỉ với một tiến bộ kỹ thuật mới về đào dầu, Hoa Kỳ đã làm thay đổi hẳn cục diện cho các thế chiến lược và chính trị địa dư của toàn cầu. Chỉ trong vòng ba năm, Hoa Kỳ đã chiếm thế thượng phong đối với vũ khí chiến lược dầu hỏa và nhờ đó thay đổi hẳn các tính toán cho vùng Trung Đông cũng như cho Âu Châu hiện tại. Kẻ thù tương lai và nguy hiểm nhất cho Hoa Kỳ hiện nay là Trung Hoa cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ vì ưu thế mới này của Hoa Kỳ đối với vấn đề năng lượng.

               Điều đầu tiên là những kỹ nghệ sản xuất về solar panels, chế các tấm bảng đổi ánh sáng mặt trời ra điện của Trung Hoa hiện nay đã bắt đầu bị phá sản. Trong mấy năm trước, Trung Hoa đã chiếm đến 80% thị trường về kỹ nghệ này. Nhưng với giá dầu đi xuống, mức sản xuất dầu nội địa Hoa Kỳ đi lên, các kỹ nghệ về năng lượng mặt trời đều bị phá sản hết! Và Trung Hoa đầu tư nặng về các ngành này sẽ bị ảnh hưởng nặng! Đây chỉ là một điểm nhỏ trong những chiều hướng thay đổi lớn trên toàn cầu do các tiến bộ về kỹ thuật đem lại.



                      Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế của Trung Hoa trong vài thập niên qua, thực sự chỉ do Hoa Kỳ, Tây Âu và Nhật sai lầm đầu tư quá trớn vào Trung Hoa và thiếu suy nghĩ cho các hậu quả tương lai. Nhưng Trung Hoa không thể so sánh với Hoa Kỳ về phương diện tiến bộ kỹ thuật, chỉ biết học lén, ăn cắp và lường gạt các nhà đầu tư ngoại quốc. Nên hiện nay kinh tế Trung Hoa đã chậm lại và nhiều phần sẽ đi vào suy thoái nặng trong tương lai.

                    Tóm lại Hoa Kỳ vẫn là quốc gia hàng đầu của thế giới với những phát minh và tiến bộ kỹ thuật mới mẻ. Chỉ với một phương cách đào dầu tân tiến, Hoa Kỳ đã làm thay đổi hẳn những thế tính toán chiến lược địa dư trên toàn cầu. Tất cả nhờ vào vũ khí dầu hỏa nay đã trở thành ưu thế chiến lược cho Hoa Kỳ để chống lại với các kẻ thù cũ như Iran, Nga. Cũng như đối với kẻ thù mới trong tương lai chính là Trung Hoa vậy!











Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018

Độc đáo ngôi chùa cổ BỔ ĐÀ.

Khu Vườn Tháp
                    Tôi đến thăm ngôi chùa trong một cơn mưa nhẹ, toàn cảnh khung cảnh chùa đều thấm nước và ẩm ướt. Tôi lại thích không gian này bởi đó tạo nên một cảnh vật huyền thoại giống như trong truyên cổ tích. Những di tích cổng chùa , tường rào phủ rêu xanh đó là chưa kể có những đoạn tường rào bằng đất sét minh chứng cho ngôi chùa có lịch sử ngàn năm còn tồn tại trên đời. Tôi đứng tần ngần khá lâu ở khu VƯỜN THÁP - Nơi chôn chất các vị sư trù trì ngôi chùa theo lịch sử phát triển của nó. Đã có trên 100 khu mộ như thế ở nơi này. Sự quí hiếm là ở chỗ đó.

Tường rào bằng đất sét của ngôi chùa



(Theo Bách khoa toàn thư m Wikipedia

Chùa B Đà có tên chính xác là chùa Quán Âm núi B Đà hay B Đà Sơn Quán Âm T (補陀山觀音寺), gi tt là chùa B, còn có các tên gi khác là chùa Quán Âm, T Ân T (四恩寺). Chùa B Đà (cùng 12 di tích khác) được công nhn là Di tích quc gia đc bit . Chùa B Đà là mt trong nhng ngôi chùa đc đáo nht min đt Kinh Bc, là Trung tâm Pht giáo ln ca dòng thin Trúc Lâm Yên T. Chùa to lc trên ngn núi Phượng Hoàng (B Đà sơn), phía Bc dòng sông Cu, thuc đa phn xã Tiên Sơn, huyn Vit Yên, tnh Bc Giang (xã Tiên Lát, huyn Yên Vit, ph Bc Hà, tnh Bc Ninh xưa).








Chùa B là mt trong nhng nơi còn gi nguyên bn nét kiến trúc truyn thng Vit c. Chùa có kiến trúc đc đáo và khác bit so vi các ngôi chùa truyn thng min Bc Vit Nam, vườn tháp đp và ln nht Vit Nam, nhiu c vt có giá tr và kho tàng di sn Hán - Nôm phong phú. Đây cũng là nơi sơn thy giao hòa, nhìn sông ta núi, cnh sc, không gian nhum màu huyn thoi, xung quanh là đi núi xóm làng bao bc. Chùa th Tam giáo, trong đó có Quán Thế Âm B Tát, Trúc Lâm Tam t (gm Trn Nhân Tông, Pháp Loa và Huyn Quang), Khng T...Các cun sách bng tre, đá đ li vn lưu truyn đào to nhng người gia nhp phái Lâm Tế (Sơn Môn B Đà) theo phong tc cũ. Qun th chùa B Đà là mt tp hp di tích gm: chùa c có tên là B Đà Sơn (gi tt là chùa B Đà, chùa B; còn gi là chùa Quán Âm), chùa chính T Ân T, Am Tam Đc (xây dng sau, vào thi Hu Lê). Ngoài ra trên núi B Đà còn có đn th Đc Thánh Hóa (tc Thch Tướng Đi Vương - có công giúp vua Hùng th 16 chng gic ngoi xâm).

 Câu chuyn truyn thuyết v s ra đi ca chùa B Đà mang nhiu huyn bí. Tương truyn, vào khong thế k th XI, dưới chân núi có mt gia đình tiu phu tuy nghèo nhưng rt tt bng, chăm ch hin lành, dân trong làng ai cũng quý mến. Him mt ni đã ngoài 40 tui mà h vn chưa có con. Mt hôm người chng vác búa cp rìu lên núi kiếm ci bng gp mt gc cây thông già, mi nhát b ông li nim: "Quan thế âm Pht". Sau đó được 32 đng tin gc cây, t ly làm l bèn đến v cao tăng hi thì cao tăng bo rng: "Đc pht quan âm có 32 điu ng". Người tiu phu khn cu rng: "Nhược bng đc Pht quan âm phù h cho tôi sinh con trai, tôi xin dng chùa th".Qu nhiên sau đó người tiu phu có con trai thc, ri dành dm được ít tin bèn dng mt ngôi chùa ngay gc cây thông già, lp gianh và tô mt pho tượng Quan âm Tng T đ hương khói phng th. Sau dn dn nhiu người qua li l bái, cu vic gì cũng đu biến ng, bèn tr nên nơi danh lam thng cnh, vì thế gi tên là chùa ông B. Vì là chùa th v Pht Đà (Bt Đà, có ngun gc t ch Buddha) đã ng hin giúp ông tiu phu (ông b ci) nên gi là chùa B Đà. Cũng có cách gii thích khác rng, B Đà là cách gi chch t Ph Đà - có ngun gc t ch Pht Đà. Đây là nơi đc Quán Âm B Tát ng hin cu đi nên còn được gi là chùa Quán Âm. Sau này,chùa bao gm c chùa T Ân, nên nó còn có tên T Ân T (tên gi ca chùa chính được gi cho c qun th chùa bao gm chùa T Ân t, chùa Quán Âm, chùa Cao...).








Lch s

Du vết vt cht và thư tch còn li chùa cho biết Chùa có t thi nhà Lý thế k 11 và được xây dng li vào thi Lê Trung Hưng, dưới triu vua Lê D Tông (1705-1728).
Trong cuc chiến tranh Vit - Tng 1077, quân Tng trú quân vùng đi núi rng cây Tiên Lát quanh khu vc chùa B. Sau ln tn công tht bi Như Nguyt, Quách Quỳ quyết đnh chn đim tn công ln th hai là xã Tam Đa vì đon sông Cu đây nông và hp, d vượt qua đ tiến v Thăng Long. Lý Thường Kit đã d phòng tình hung trên, nên đã đp phòng tuyến cao và cm rào tre dày, lp tri nga chiến và ém quân trong nhng nơi rm rp. Quân Tng li dng ban đêm t vùng lòng cho núi Tiên Lát bí mt tiến ra b sông, kết cây làm bè ln, mi bè ch được 500 quân, ri bt ng h thy nhiu bè, ào t ch đi quân tiến vào đa phn Th Đc - Phn Đng, liu mng m đường đt phá. Khi đó quân Lý nht lot xông ra, t trên b cao đánh xung. Quân Tng nguy khn mun v không được. Toàn b đi quân Tng sang sông b tan rã, phn ln b tiêu dit, s còn li phi đu hàng. Sau trn tht bi này Quách Quỳ mt hn kh năng tn công, phi ra lnh ai bàn đánh s b chém

Năm Quý Mão (1723) niên hiu Bo Thái nhà Lê (1720 - 1729) có v tr trì tên là Phm Kim Hưng làm quan gi sách nhà Lê trong chiu. Do bt mãn vi triu đình, ông xin t quan v quê lp nghip. Thi by gi triu đình cho phép người dân theo tín ngưỡng ca 3 đo chính là Thích - Khng - Lão. Trong cung đình Nhà Lê, c mt tun li có mt bui ging v các thuyết Tam Đo. Cũng như chùa Bút Tháp, B Đà ch dành riêng cho các bc vua chúa tu hành. Sau khi t quan, vi nhng bài ging v đo, c Phm Kim Hưng cũng xung tóc vào chùa B mt lòng hướng v cõi pht.. Phm Kim Hưng tiến hành trùng tu toà chính din, thiêu hương, tin đường, dng ct đá, ct g làm thêm được vài gian, nhưng bia đá ch m không còn gì là du vết người xưa. Đến niên hiu Cnh Hưng nhà Lê (vua Lê Hin Tông 1740 - 1786) có v sư t h Ngô (sư t Ngô Tính Ánh, Ngô Tu Không) quê làng Bình Vng, huyn Thương Phúc, tnh Hà Ni (nay là huyn Thường Tín, thành ph Hà Ni). Ngài t b vinh hoa phú quý, xut gia tu đo, sc phong là Ho tiết hoà thượng, t là Tinh Anh, vân du ti đây ngm thy phong cnh đa linh tch tĩnh, có th lp thành nơi kha trường thuyết pháp, bèn cùng vi nhân dân xây dng chùa T Ân và am Tam Đc (lúc này am mi có 3 tháp sư t). Li trùng tu chùa Quán Âm, dùng g lim gch ngói xây dng mt gian, c tăng già chùa T Ân ch trì. T đó tr thành nơi tùng lâm sm ut. Kế truyn đến đi th tư là hoà thượng Chiếu Không, trùng tu mt ngôi hai gian bng đá xây vào năm Giáp Ng (1834), niên hiu Minh Mng (1820 - 1840). Đến niên hiu Thiu Tr (1841 – 1847) li đúc tượng Quan Thế Âm, tiếp tc xây dng chùa T Ân nht nht đu mi. Niên hiu T Đc (1847 – 1883) đ t là ngài Ph Thun li dng tin đường năm gian làm nơi t tng. Đến đây, toàn b qun th chùa B đã hoàn thành có ti 100 gian. T năm 1786 tr đi, tri qua nhiu hòa thượng kế tiếp xây dng chùa B, các hoà thượng Như Chiếu, Ph Tiến và các Hòa thượng sau này đã nhiu ln trùng tu m mang xây dng thêm chùa thành nơi tùng lâm quy mô rng ln. Theo Đi đc T Tc Vinh, tr trì chùa hin nay thì, không phi ch có v sư Phm Kim Hưng t quan v đây tu hành mà ln lượt có 18 v na, tng cng là có 19 v. Khi còn làm triu chính thì có người theo đo Pht, người theo đo Nho, người theo đo Lão. Khi đến chùa thì đu theo đo Pht, nhưng trò nào thì cũng phi th thy (ph mu ti đường, chư pht ti thế), cho nên chùa th Tam giáo. Đây là điu đc bit mà ít có các ngôi chùa khác ti Vit Nam.


( Tham khảo trang: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_B%E1%BB%95_%C4%90%C3%A0)













VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...