"Ta bắt chước người tự sướng chơi. Dăm ba tấm ảnh chụp khoe đời. Dẫu không mỹ mạo trai nam tử. Cũng có tinh thần trọng cái tôi. Xấu đẹp mắt người xem cứ mặc. Trẻ già hình bóng giữ mà coi! Trăm năm rồi cũng thành tro bụi. Xuân sắc nào ai chả một thời!" (St)
Thứ Bảy, 15 tháng 5, 2010
Làng Chăm ở Búng Bình Thiên
Từ thị xã Châu Đốc, qua cầu Cồn Tiên, cách trung tâm huyện An Phú khoảng 10km sẽ đến búng Bình Thiên. “Búng” theo tiếng địa phương có nghĩa là hồ hay đầm, “Bình” là do mặt nước trong búng lúc nào cũng êm ả. Còn chữ “Thiên” xuất phát từ truyền thuyết dân gian về sự ra đời của thắng cảnh này: một hồ nước do trời ban. Búng nằm giữa 3 xã biên giới Khánh Bình, Khánh An, Nhơn Hội thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang. Những lão nông trị điền ở đây kể rằng: theo truyền thuyết ngày xưa, một vị tướng nhà Tây Sơn đã chọn vùng này làm nơi đóng quân. Thế nhưng, đất đai ở đây khô cằn, thiếu nguồn nước. Vị tướng đã lập đàn tế trời và cắm thanh gươm vào đất, khi rút gươm lên, một dòng nước đã trào theo tạo thành búng Bình
Về mặt vị trí, Búng Bình Thiên nằm ngay vùng biên giới giữa Việt Nam và Campuachia. Chính vì vậy cộng đồng dân cư sống trên búng là sự giao lưu kinh tế và văn hóa giữa 2 dân tộc láng giềng. Đại đa số dân cư sống trên búng sống dựa vào nguồn lợi thủy sản phong phú của con sông Mêkông nên hầu hết các hộ dân cư ở đây đầu sử dụng những chiếc xuồng làm phương tiện sinh sống. Độc đáo nhất ở Búng Bình Thiên là vào mùa nước nổi mặt búng rộng đến 900 ha, nhưng mùa khô chỉ còn khoảng 300 ha. Trong mùa nước lũ, nhánh sông Bình Di nơi dẫn nước vào búng đục đỏ phù sa, nhưng nước trong búng vẫn trong xanh. Ở chung quanh búng có một làng Chăm sinh sống và còn lưu giữ lại những nét văn hóa độc đáo. Chúng tôi đã dạo một vòng quanh búng Bình Thiên, trên con đường làng rợp mát bóng cây và vào tháng chay” RAMADAN” của đạo hồi. Trong thời gian này, đồng bào dân tộc Chăm ở đây đã phổ diễn trang phục mang những nét riêng nhất nên đã không lẫn lộn với những người dân tộc khác.Theo một Sư cả Masalê: làng Chăm đã hình thành hơn 100 năm với hàng trăm nhà sàn san sát nhau quanh một thánh đường. Chúng tôi đã bắt gặp những hình ảnh êm đềm với những cụ già đi lễ, những cô gái Chăm trong trang phục tuyền thống, đầu trùm kín khăn đi trên đường làng, trẻ thơ đùa nghịch dưới bóng nhà sàn…trong lễ hội Ramadan sẽ thu hút du khách phương xa khi một lần đần đây. Cộng đồng người Chăm ở Búng Bình Thiên theo đạo Hồi còn được gọi là Chăm Islam hoặc Chăm Muslim.Chính những tín đồ theo đạo Hồi này đã làm nên một bản sắc văn hóa Chăm độc đáo giữa vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH
Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...
-
Nhà thờ trong lòng núi đá Lalibela là vùng đất đặc biệt với quần thể 11 nhà thờ đẽo gọt từ các đỉnh núi đá nguyên khối. Lalibela...
-
Tôi và anh Ngọc Thái biết nhau từ năm 1997, khi 2 người cùng dự Liên hoan ảnh ASEAN lần thứ nhất tại Hà Nội. Trong một t...
-
Sáng nay đọc báo Tuổi Trẻ “ Lùm xùm xung quanh cuộc thi ảnh Nét đẹp Cần Thơ ”- buồn! Thiệt là phiền, nhiều năm gần đây, tôi ...
-
Thầy giáo ĐỖ VIỆT KHOA Loạt bài “Người Việt không xấu xí” của chuyên mục Văn hóa – Đại Kỷ Nguyên hy vọng sẽ mang tới làn gió mát lành ...
-
Nhà thơ Trần Duy Lý HT – “ Biển chẳng giả đâu anh như đời vậy đó Thật giả ở người thôi Sống nhiều anh sẽ rõ…” Đọ...
-
Thu hoạch cá Tra Ở đồng bằng sông Cửu Long thật ra có ba câu chuyện đang nói về khìa cạnh kinh tế. Một là cây lúa...
-
Đà Nẵng – Một thành phố đáng sống nhất Việt Nam đang là tâm điểm của những câu chuyện thời đốt lò. Tôi thì ít qu...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét