Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Làng gốm Bát Tràng


                      Tính ra tôi đến chụp ảnh ở làng gốm Bát Tràng 3 lần. Cứ mỗi lần đến đều chụp nhiều ảnh bằng máy chụp phim. Thời gian đã lâu nên các bảng phim đều hỏng. Mỗi lần đến cách nhau vài năm đều thấy làng nghề này phát triển đến chóng mặt. Bây giờ nhìn không còn thấy bóng dáng một làng nghề xinh xắn, hay hay ở ngoại ô Hà Nội nữa mà là một công xưởng thật sự với máy móc hiện đại. Con người nơi đây đã trở nên “ thị trường” , không còn mộc mạc “ chân quê” như trước. Nuôi tiếc cho những cuộc phim đã mất, tôi viết mấy dòng và chia sẻ vài bức ảnh còn lại để nhớ về : Bát Tràng.


Theo “Bách khoa toàn thư mở Wikipedia”.Xã Bát Tràng, là tên gọi cũ của làng Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội từ trước năm 1945. Trước đây hơn 700 năm, người dân thôn Bát Tràng di cư từ làng Bồ Bát (xã Bồ Xuyên và trang Bạch Bát thuộc tổng Bạch Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn Thanh Hóa ngoại, nay là hai thôn của xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình), theo vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, đến vùng đất bồi trên bờ sông Hồng, lập phường làm nghề gốm (gạch xây dựng); lúc đầu thôn Bát Tràng được gọi là Bạch Thổ Phường, Xã Bát Tràng (tức làng Bát Tràng ngày nay) thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh) sinh sống chủ yếu bằng nghề làm gốm sứ và buôn bán và làm quan. Thời nhà Hậu Lê, xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Sang thời nhà Nguyễn, năm 1822 trấn Kinh Bắc đổi làm trấn Bắc Ninh, năm 1831 đổi làm tỉnh Bắc Ninh, lúc này xã Bát Tràng thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An. Đến năm 1862 chia về phủ Thuận Thành và năm 1912 chia về phủ Từ Sơn. Từ tháng 2 đến tháng 11 năm 1949, huyện Gia Lâm thuộc về tỉnh Hưng Yên. Từ năm 1961 đến nay, huyện Gia Lâm thuộc ngoại thành Hà Nội. Năm 1948, xã Bát Tràng nhập với xã Giang Cao và xã Kim Lan lập thành xã Quang Minh. Từ năm 1964, xã Bát Tràng được thành lập gồm 2 thôn Bát Tràng và Giang Cao như hiện nay.


Thế kỉ 15–17 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất gốm xuất khẩu Việt Nam, trong đó ở phía bắc có hai trung tâm quan trọng và nổi tiếng là Bát Tràng và Chu Đậu-Mỹ Xá (các xã Minh Tân, Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Lúc bấy giờ, Thăng Long (Hà Nội) và Phố Hiến (nay thuộc tỉnh Hưng Yên) là hai đô thị lớn nhất và cũng là hại trung tâm mậu dịch đối ngoại thịnh đạt nhất của Đàng Ngoài. Bát Tràng có may mắn và thuận lợi lớn là nằm bên bờ sông Nhị (sông Hồng) ở khoảng giữa Thăng Long và Phố Hiến, trên đường thuỷ nối liền hai đô thị này và là cửa ngõ thông thương với thế giới bên ngoài. Qua thuyền buôn Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và các nước phương Tây, đồ gốm Việt Nam được bán sang Nhật Bản và nhiều nước Đông Nam Á, Nam Á.


Hiện nay, sản phẩm gốm Bát Tràng càng ngày càng phong phú và đa dạng. Ngoài các mặt hàng truyền thống, các lò gốm Bát Tràng còn sản xuất nhiều sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong Việt Nam như các loại ấm chén, bát đĩa, lọ hoa... kiểu mới, các vật liệu xây dựng, các loại sứ cách điện... và các sản phẩm xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Sản phẩm Bát Tràng có mặt trên thị trường cả nước và được xuất khẩu sang nhiều nước châu Á, châu Âu. Bát Tràng cuốn hút nhiều nhân lực từ khắp nơi về sáng tác mẫu mã mới và cải tiến công nghệ sản xuất. Một số nghệ nhân đã bước đầu thành công trong việc khôi phục một số đồ gốm cổ truyền với những kiểu dáng và nước men đặc sắc thời Lý, Trần, Lê, Mạc...




Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Mờ mờ sáng ở làng cá Khánh Tân


                      Tôi mê làng cá này vì là “ non nước hữu tình”. Nơi có thuyền, có nước , có núi và có mây. 4 giờ sáng thức dậy cởi cái honda ra đây tất nhiên với chiếc máy ảnh NEX7. Tôi muốn “ thử sức” chiếc máy này trong điều kiện ánh sáng cực yếu và không cấn cái chân máy như mọi khi. 4 tấm ảnh tạm xem được cũng là một trãi nghiệm thú vị ở một nơi tôi yêu thích : Phan Rang....







Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Katê 2012 trên Tháp Pô klong Garai


                      Lễ hội Katê là lễ hội lớn nhất của đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Bà La Môn được tổ chức mỗi năm một lần vào tháng 7 lịch Chăm nhằm khoảng 25/9 đến 5/10 dương lịch (tháng 9 âm lịch) để tưởng nhớ các vị Nam thần như Pô Klong Garai, Pô Pôme... Lễ hội diễn ra trên một không gian rộng lớn, lần lượt từ đền tháp đến làng rồi về từng gia đình tạo thành một dòng chảy phong phú, đa dạng.

                    Lễ hội Katê của người Chăm hàng năm được tổ chức vào 1/7 lịch Chăm (khoảng cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 dương lịch), diễn ra trong 3 ngày trên một không gian rộng lớn tại các đền tháp Chăm thuộc xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
                 Lễ hội Katê là một lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của cộng đồng người Chăm. Lễ hội không chỉ là dịp để những người tham dự được chiêm ngưỡng các đền tháp cổ kính mà còn được thưởng thức một nền nghệ thuật ca múa nhạc dân gian với phong cách độc đáo. Lễ hội Katê là minh chứng về sự phong phú, đa dạng trong kho tàng văn hoá của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
 Một ngày, trước khi lễ hội chính thức diễn ra tại các đền tháp thì tại thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận có tổ chức lễ đón rước y trang từ người Raglai tại đền Pô Nưgar. Theo truyền thuyết, người Raglai là em út của người Chăm có nhiệm vụ giữ gìn y trang để mỗi năm trao lại cho người Chăm. Các lễ hội Katê đều có sự tham dự của người Raglai với các điệu múa đặc sắc dâng lên thánh thần.

                 Một trong nội dung chính khi lễ diễn ra tại Tháp Pô klong Garai nằm trên ngọn đồi Trầu thuộc phường Đô Vinh và tháp Pô Rôme trên đồi " Bôn acho" tại thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu. Trong buổi lễ này người Chăm sẽ thực hiện nghi thức tắm và mặc y trang cho vua. Đây là nghi thức kỳ bí nhất diễn ra bên trong tháp. Mở đầu là vị cả sư và ông từ giữ tháp làm lễ mở cửa tháp sau đó đoàn người gồm cả sư, bà bóng, thầy kéo đàn Kanhi và các giáo đồ trung tín tiến vào tháp. Vị cả sư cầm lọ nước thánh có pha trầm hương tưới lên tượng thần ( tượng thần bằng đá dưới hình thể Mukhalinga - linga hình mặt người).


Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Nhớ tiếng hát NGỌC TÂN


 Theo “Bách khoa toàn thư mở Wikipedia”

               Ngọc Tân sinh năm 1948 tại Hà Nội, quê gốc ở Hải Phòng. Ông là ca sĩ nổi tiếng với ca khúc "Chiều trên bến cảng", và những ca khúc về Hà Nội như "Hà Nội và tôi", "Người Hà Nội", "Hà Nội ngày trở về", "Hà Nội mùa lá bay",... Điểm rất khác biệt của Ngọc Tân là ông thường hát những bài hát rất khó hát, vừa điêu luyện trong xướng âm và chuẩn xác, vừa tự đệm ghi ta, pianô cho mình hát. Giọng ca của ông từng được công chúng, cũng như giới chuyên môn đánh giá là một trong những ca sĩ thuộc "thế hệ vàng" của Hà Nội.
               Ngọc Tân xuất thân trong gia đình cha là thợ sửa đồng hồ, mẹ là một nữ quản ca trong nhà thờ; được mẹ tập hát từ nhỏ và nhờ năng khiếu bẩm sinh, ông có một giọng hát ấm và cao vút. Ca sĩ Trần Khánh là người đã phát hiện được khả năng của Ngọc Tân, và đã đưa ông vào Đoàn Ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam; rồi được cử đi học thanh nhạc ở Nhạc viện Hà Nội, suốt 11 năm Ngọc Tân chỉ được hát đồng ca và lặng lẽ làm nhiệm vụ dạy hát trên làn sóng đài phát thanh.
                    Ngọc Tân bắt đầu sự nghiệp ca hát từ năm 1978, lần đầu tiên Ngọc Tân bước ra khỏi dàn hợp xướng, khi cùng Thanh Hoa song ca bài Con kênh ta đào của Phạm Tuyên và chỉ một năm sau ông đoạt Giải đặc biệt cuộc thi nhạc nhẹ Con người và biển cả tại Cộng hòa Dân chủ Đức (năm 1979) với ca khúc Chiều trên bến cảng của Nguyễn Đức Toàn. Ông từng là diễn viên Đoàn Ca múa nhạc Bông Sen Thành phố Hồ Chí Minh.
               Vào thập niên 1980, Ngọc Tân vượt biên trốn ra nước ngoài bằng đường biển [2] vì lí do kinh tế. Việc không thành, vợ mất trong chuyến vượt biên, ông bị kỷ luật và không được hát trên Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV)
               Cuộc đời của ca sĩ Ngọc Tân dừng lại ở tuổi 56, với 37 năm ca hát. Ông mất vì ung thư tại Thành phố Hồ Chí Minh 



" Thuyền và Biển" 
Nhạc: Phan Huỳnh Điểu
Ca sĩ : Ngọc Tân

the wild sea by huuthanh nguyen (thanhlab24) on 500px.com
the wild sea by huuthanh nguyen


VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...