Tính ra tôi đến chụp ảnh ở làng gốm Bát Tràng 3
lần. Cứ mỗi lần đến đều chụp nhiều ảnh bằng máy chụp phim. Thời gian đã lâu nên
các bảng phim đều hỏng. Mỗi lần đến cách nhau vài năm đều thấy làng nghề này
phát triển đến chóng mặt. Bây giờ nhìn không còn thấy bóng dáng một làng nghề
xinh xắn, hay hay ở ngoại ô Hà Nội nữa mà là một công xưởng thật sự với máy móc
hiện đại. Con người nơi đây đã trở nên “ thị trường” , không còn mộc mạc “ chân
quê” như trước. Nuôi tiếc cho những cuộc phim đã mất, tôi viết mấy dòng và chia
sẻ vài bức ảnh còn lại để nhớ về : Bát Tràng.
Theo “Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia”.Xã Bát Tràng,
là tên gọi cũ của làng Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội từ trước năm 1945.
Trước đây hơn 700 năm, người dân thôn Bát Tràng di cư từ làng Bồ Bát (xã Bồ
Xuyên và trang Bạch Bát thuộc tổng Bạch Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn
Thanh Hóa ngoại, nay là hai thôn của xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh
Bình), theo vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, đến vùng đất bồi
trên bờ sông Hồng, lập phường làm nghề gốm (gạch xây dựng); lúc đầu thôn Bát
Tràng được gọi là Bạch Thổ Phường, Xã Bát Tràng (tức làng Bát Tràng ngày nay)
thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh) sinh sống chủ
yếu bằng nghề làm gốm sứ và buôn bán và làm quan. Thời nhà Hậu Lê, xã Bát Tràng
thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Sang thời nhà Nguyễn, năm
1822 trấn Kinh Bắc đổi làm trấn Bắc Ninh, năm 1831 đổi làm tỉnh Bắc Ninh, lúc
này xã Bát Tràng thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An. Đến năm 1862
chia về phủ Thuận Thành và năm 1912 chia về phủ Từ Sơn. Từ tháng 2 đến tháng 11
năm 1949, huyện Gia Lâm thuộc về tỉnh Hưng Yên. Từ năm 1961 đến nay, huyện Gia
Lâm thuộc ngoại thành Hà Nội. Năm 1948, xã Bát Tràng nhập với xã Giang Cao và
xã Kim Lan lập thành xã Quang Minh. Từ năm 1964, xã Bát Tràng được thành lập
gồm 2 thôn Bát Tràng và Giang Cao như hiện nay.
Thế kỉ 15–17
là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất gốm xuất khẩu Việt Nam,
trong đó ở phía bắc có hai trung tâm quan trọng và nổi tiếng là Bát Tràng và
Chu Đậu-Mỹ Xá (các xã Minh Tân, Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Lúc
bấy giờ, Thăng Long (Hà Nội) và Phố Hiến (nay thuộc tỉnh Hưng Yên) là hai đô
thị lớn nhất và cũng là hại trung tâm mậu dịch đối ngoại thịnh đạt nhất của
Đàng Ngoài. Bát Tràng có may mắn và thuận lợi lớn là nằm bên bờ sông Nhị (sông
Hồng) ở khoảng giữa Thăng Long và Phố Hiến, trên đường thuỷ nối liền hai đô thị
này và là cửa ngõ thông thương với thế giới bên ngoài. Qua thuyền buôn Trung
Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và các nước phương Tây, đồ gốm Việt Nam
được bán sang Nhật Bản và nhiều nước Đông Nam Á, Nam Á.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét