Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Khi đờn ca tài tử trở thành di sản nhân loại

Những năm tháng công tác ở “ Đất Phương Nam”, điều tôi ấn tượng nhất là những câu chuyện về Đờn Ca Tài Tử. Cứ trong một lần gặp mặt đầu tiên bất cứ ai đó từ công chức cho đến thương gia, tài xế xe lôi hay tài công tắc rángv,v.…nói đến đờn ca tài tử là họ muốn "xung phong" rồi….Chính vì vậy tôi đã về xứ Bạc Liêu để tìm hiểu về bài “ Dạ Cổ Hoài Lang” của Cao Văn Lầu – Nhiều người cho rằng ông chính là ông Tổ của món đờn ca tài tử ở “Đất Phương Nam:. Nhân dịp đờn ca tài tử được công nhận là DI SẢN CỦA NHÂN LOẠI, tôi muốn viết vài dòng và gởi lên một bài ca điển hình…
'Tứ tuyệt' trong đờn ca tài tử: Đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu


Đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Quyết định trên được đưa ra tại phiên họp ngày 5/12 của Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO diễn ra ở Baku, Azerbaijan, từ ngày 2/12-7/12, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin.
Đại diện của UNESCO được các báo Việt Nam dẫn lời sau lễ vinh danh nói tổ chức này "hy vọng Việt Nam sẽ có các biện pháp bảo vệ nhằm hỗ trợ cộng đồng trong việc trao truyền và phương pháp giảng dạy truyền miệng cũng như trong chương trình giáo dục chính thức".
Đờn ca tài tử của Việt Nam là một trong số 14 nét văn hóa từ các nước trên thế giới vừa được UNESCO bổ sung vào danh sách di sản phi vật thể của nhân loại.
Hồ sơ đờn ca tài tử Nam Bộ đã được phía Việt Nam tổng hợp hồi tháng 8 năm 2010 và sau đó trình lên UNESCO vào tháng 5 năm 2011.
Năm ngoái, đờn ca tài tử cũng được Bộ Văn hóa Việt Nam đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia.
Nghe bài Dạ Cổ Hoài Lang ở Vườn nhãn cổ Bạc Liêu

Đờn ca tài tử có tại Việt Nam từ cuối thế kỷ 19
Xuất nguồn từ miền Nam Việt Nam từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, loại hình nghệ thuật này là di sản phi vật thể thứ 8 của Việt Nam được UNESCO vinh danh.

Những loại nhạc cụ thường sử dụng trong đờn ca tài tử thường bao gồm đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu, hay còn gọi là tử tuyệt.




Phần mộ vợ chồng cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu ở Bạc Liêu

Từ là từ phu tướng,
Báu kiếm sắc phán lên đàng.
Vào ra luống trông tin chàng.
Năm canh mơ màng.
Em luống trông tin chàng,
Ôi gan vàng quặng đau.(í a)
Đường dù say ong bướm,
Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang.
Đêm luống trông tin bạn,
Ngày mỏi mòn như đá Vọng phu.
Vọng phu vọng luống trông tin chàng.
Sao nỡ phũ phàng...
Chàng là chàng có hay?
Đêm thiếp nằm luống những sầu tây.
Bao thuở đó đây sum vầy,
Duyên sắc cầm lợ phai.(í a)
Là nguyện cho chàng
Hai chữ an bình an.
Trở lại gia đàng,
Cho én nhạn hiệp đôi.(í a)
Ký âm cổ nhạc:
(theo loại đàn dây Bắc)
Hò lìu xang xê cống
Líu cống líu cống xê xang
Xừ xang xê hò líu cống xê xang hò
Liu xế xang xự xề xang lìu hò
Xừ liu xáng ũ liu cống xề
Liu xáng xàng xề liu xề xáng ú liu
Hò lìu xang xang xế cống
Xê xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
Xừ xang xế, líu xê xang xư’'
Xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
Xừ, xê líu xừ, líu cống xê, líu hò
Liu xề xang xự cống xê xang lìu hò
Xừ xang xừ cống xế
Xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
Xừ xang xề hò líu cống xế xang hò
Lưu xáng xàng, xề liu xề xáng ú liu
Hò xự cống xê xang hò
Xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
Xừ xang xế, hò líu cống xê xang hò
Liu xáng xàng xề liu xề xáng ú liu
Bản Dạ cổ hoài lang sử dụng thang âm lên tới 7 cung, thuộc hệ thang âm Ai, Oán.


Không có nhận xét nào:

VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...