Câu Ghềnh từ Cù Lao Phố bắc qua sông Đồng Nai |
Những năm tháng công
tác ở phía Nam, tôi có chọn nhiều đề tài xung quanh dòng sông này.
Vì vậy tôi đã có những chuyến đi dọc theo con sông từ Sai Gòn, Biên
Hòa cho đến Cần Giờ. Thế cho nên khi đọc báo, nghe tin về việc tỉnh
Đồng Nai cho phép các nhà đầu tư xâm hại dòng sông để có lợi ích
riêng, không quan tâm đến đời sống của con người nên tôi xót lòng quá
nên viết đồi dòng và chia sẻ một vài tấm ảnh về con sông này với
bạn bè…. Những năm tháng công
tác ở phía Nam, tôi có chọn nhiều đề tài xung quanh dòng sông này.
Vì vậy tôi đã có những chuyến đi dọc theo con sông từ Sai Gòn, Biên
Hòa cho đến Cần Giờ. Thế cho nên khi đọc báo, nghe tin về việc tỉnh
Đồng Nai cho phép các nhà đầu tư xâm hại dòng sông để có lợi ích
riêng, không quan tâm đến đời sống của con người nên tôi xót lòng quá
nên viết đồi dòng và chia sẻ một vài tấm ảnh về con sông này với
bạn bè….
Theo ông Nguyễn Xuân Cầu,
nguyên Giám đốc Công ty CP cấp ước Thủ Đức, hiện có trên 2/3 lượng nước sạch phục
vụ sinh hoạt hằng ngày cho khoảng 10 triệu dân TP.HCM là từ nguồn nước sông Đồng
Nai.
Theo “Bách khoa
toàn thư mở Wikipedia”
Sông Đồng Nai là con sông nội địa dài nhất Việt Nam, lớn thứ
nhì Nam Bộ về lưu vực, chỉ sau sông Cửu Long. Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh
Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh với
chiều dài 586 km và lưu vực 38.600 km²
Sông Đồng Nai đổ vào biển Đông tại khu vực huyện Cần Giờ.
Các phụ lưu chính của nó gồm sông Đa Nhim, sông Bé, sông La Ngà, sông Sài Gòn,
sông Đạ Hoai và sông Vàm Cỏ. Các chi lưu của nó là sông Lòng Tàu, sông Đồng
Tranh, sông Thị Vải, sông Soài Rạp.
Nguồn sông chính xuất phát từ cao nguyên Lâm Viên, tỉnh Lâm
Đồng. Đoạn trên sông mang tên sông Đắc Dung. Sông uốn khúc chảy theo hướng Đông
Bắc - Tây Nam vượt khỏi miền núi ra đến bình nguyên ở Tà Lài, tỉnh Đồng Nai.
Sông Đa Nhim, góp nước vào sông Đắc Dung ở Đại Ninh. Ở khoảng
hợp lưu với sông Bé thì có đập Trị An chắn dòng sông, tạo nên hồ nước nhân tạo
lớn nhất miền Nam, tức hồ Trị An cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An. Hồ
Trị An cũng là nơi sông La Ngà từ triền núi phía nam cao nguyên Di Linh dồn nước
về.
Đến thị trấn Uyên Hưng huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương thì
sông Đồng Nai chảy theo hướng Bắc - Nam ôm lấy cù lao Tân Uyên và Cù Lao Phố.
Sông chảy qua thành phố Biên Hòa và đến Nhà Bè thì có thêm chi lưu là sông Sài
Gòn. Vì vậy ca dao có câu:
Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về...
Gia Định là rẽ theo sông Sài Gòn lên phía Tây Ninh, còn Đồng
Nai là theo dòng sông lên Biên Hòa.
Nhánh chính sông Đồng Nai ở khúc hạ lưu thường gọi là sông
Nhà Bè. Sách xưa gọi sông này là "Phước Bình". Sông Đồng Nai hòa với
nước của sông Vàm Cỏ từ Long An đổ về trước khi chảy ra biển Đông.
Hai phân lưu chính của sông Đồng Nai là sông Soài Rạp đổ vào vịnh Soài Rạp
tại cửa Soài Rạp (rộng 2.000 - 3.000 m, sâu 6 – 8 m) ở huyện Cần Giờ và sông
Lòng Tàu (sâu 15–20 m) đổ vào vịnh Gành Rái.
Cù Lao Phố trên sông Đồng Nai là nơi phát triển sầm uất trước khi vùng đất
này trở thành đơn vị hành chính chính thức của Đàng Trong năm 1698.
1 nhận xét:
Bài viết hay và hình ảnh quá đẹp :)
Đăng nhận xét