Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

NHỮNG CHUYẾN PHÀ Ở NAM BỘ



Mấy hôm nay tôi đọc thông tin biết được rằng mạng lưới giao thông đường bộ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang dần khép kín, bến phà ngang trên các nhánh sông Cửu Long cơ bản không còn. Một tin vui cho sự phát triển của vùng đất Nam bộ. Nhưng tôi lại không vui lắm bởi liên tưởng đến số phận của những con Phà khi mà những năm tháng LANG THANG nơi này tôi thích những chuyến phà qua những con sông. Với tôi, những con Phà dù đó là những con phà nhỏ, hay lớn, dù đó là những chuyến phà ngày hay đêm đều mang đậm bản sắc Nam bộ từ khi xứ “ Nam Kỳ Lục Tỉnh” được hình thành hàng trăm năm trước. Có hàng vạn lời ca, tiếng hát, bài thơ, truyện…viết về những con phà ở Nam bộ đã hình thành từ những con Phà này. 



Mt nhà thơ ở hải ngoại Nguyễn Gia Linh đã viết trong bài thơ “Dòng Sữa Mẹ (Cửu Long Giang)”

“Trở về qua bến phà xưa
Qua dòng sông Cửu, chiều mưa ngập ngừng
Thấy phà nước mắt rưng rưng
Nhớ người Mẹ yếu khòm lưng đợi chờ
Mẹ nuôi chín đứa con mơ
Mẹ đem no ấm vung bờ miền Nam
Lúa thơm khói tỏa chiều lam
Cá tôm tràn ngập xóm làng quê tôi
Bến phà Mỹ Thuận đây rồi
Người dân buôn bán đứng ngồi không yên                           
Nào đây khóm, dứa, cam hiền
Bưởi ngon, xá lỵ của miền Hậu giang
Tiếng rao em bé bán hàng
Pha cùng tiếng máy dòn tan của phà
Làm tăng sức sống dân ta
Cũng như nước đục phù sa vung bồi
Lục bình theo kiếp nổi trôi
Qua miền đất Vỉnh lại rời Cần Thơ
Long Xuyên đất hứa đợi chờ
Là con của Mẹ ước mơ phải thành
Đi qua mấy cánh đồng xanh
Thấy dân trù phú, đậm tình quê hương
Hỡi người cố giữ tình thương
Cố đem trang trải khắp phường thôn trang
Đem tình vung khắp xóm làng
Là con đã đáp lời vàng Mẹ khuyên

An Hòa bến bắc dịu hiền
Người dân mua bán trên thuyền trên sông
Đò mua đò bán theo dòng
Phà qua phà lại nối vòng tay ôm
Nối liền Đồng Tháp chiều hôm
Là nơi đã bị đạn bom tơi bời
Giờ đây dân đã quên rồi
Chỉ lo xây đắp vung bồi quê ta. “

(Bordeaux, ngày 29-10-95)






Tài liệu viết rằng- Phà hay bắc (phương ngữ Nam bộ, gốc tiếng Pháp: bac) là một chiếc tàu thủy (hoạt động trên sông hoặc ven biển) chuyên chở hành khách cùng phương tiện của họ trên những tuyến đường và lịch trình cố định. Có phà chỉ chuyên chở người, nhưng cũng có loại phà được thiết kế để chở tàu lửa hay xe hơi. Phà là một trong những phương tiện vận tải hữu ích nối liền nhiều điểm với nhau ở những thành phố vùng sông nước và, trong nhiều trường hợp, rẻ hơn nhiều so với việc xây dựng cầu hay đường hầm.






MỘT SỐ BẾN PHÀ Ở NAM BỘ

-Bến phà Mỹ Thuận qua sông Tiền, thường gọi là bến bắc Mỹ Thuận, nay không còn hoạt động vì tại đây đã xây cầu Mỹ Thuận qua sông.
-Bến phà Cần Thơ qua sông Hậu, thường gọi là bắc Cần Thơ, hiện nay là bến phà lớn nhất Nam Bộ. Hiện nay đã ngừng hoạt động do cầu Cần Thơ được khánh thành vào ngày 24/04/2010.
-Bến phà Rạch Miễu bắt qua sông Tiền, nối Bến Tre và Mỹ Tho là bến phà khá hiện đại, do có Đan Mạch tài trợ đóng các phà mới, hiện nay không còn hoạt động vì tại đây đã xây dựng xong cầu Rạch Miễu năm 2009. Ngoài ra Bến Tre còn có phà Cổ Chiên.
- Bến phà Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn, nối quận 1 và quận 2 của Sài Gòn, nay không còn hoạt động vì tại đây đã có cầu Thủ Thiêm và hầm Thủ Thiêm để vượt sông
- Bến phà Hàm Luông qua sông Hàm Luông, nối Bến Tre và Trà Vinh, nay không còn hoạt động vì tại đây đã xây xong cầu Hàm Luông qua sông
- Bến phà Cổ Chiên qua sông Cổ Chiên, nối 2 tỉnh Trà Vinh và Bến Tre, nay không còn hoạt động vì tại đây đã xây xong cầu Cổ Chiên qua sông
-Bến phà Mỹ Lợi qua sông Vàm Cỏ, nối 2 tỉnh Long An và Tiền Giang, nay không còn hoạt động vì tại đây đã xây cầu Mỹ Lợi qua sông
- Bến phà Trà Ôn qua sông Măng Thít, nối 2 huyện Bình Minh và Trà Ôn của tỉnh Vĩnh Long nay không còn hoạt động vì tại đây đã xây cầu Trà Ôn năm 2013.




-Bến phà Vàm Cống nối 2 tỉnh Đồng Tháp và An Giang
-Bến phà Cao Lãnh qua sông Tiền, nối 2 tỉnh Đồng Tháp và An Giang
-Bến phà Đình Khao qua sông Tiền, nối 2 tỉnh Vĩnh Long và Bến Tre
-Bến phà Long Toàn vượt sông Láng Sắt, cả 2 bờ đều thuộc tỉnh Trà Vinh
-Bến phà Cát Lái vượt sông Đồng Nai, nối quận 2 Sài Gòn với tỉnh Đồng Nai
-Bến phà Bình Khánh, nối 2 huyện Nhà Bè và Cần Giờ của Sài Gòn
-Bến phà Tân Long qua sông Cửa Tiểu
- Bến phà Ngũ Hiệp
-Bến phà Kinh Nước Mặn, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
-Bến phà Bà Nhờ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
-Bến phà Xã Bảy, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
-Bến phà Long Sơn, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
-Bến phà Băng Tra, tỉnh Bến Tre.





-Bến phà An Phú Đông, nối quận Gò Vấp và quận 12 qua sông Vàm Thuật, Sài Gòn.
-Bến phà Năng Gù, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
-Bến phà Châu Giang, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.
-Bến phà Thạnh Thới, nối thị xã Hà Tiên và huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
-Bến phà Tắc Cậu qua sông Cái Bé, nối 2 tỉnh Cà Mau và Kiên Giang
-Bến phà Đại Ngãi nối liền 2 huyện Cù Lao Dung và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng
-Bến phà Cầu Quan đã có kế hoạch được bộ GTVT tỉnh Trà Vinh xây dựng
-Bến phà Phước Khánh nối huyện Nhà Bè, Sài Gòn với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
-Bến phà Xóm Chài, thành phố Cần Thơ
-Bến phà Phú Định, quận Bình Tân, Sài Gòn.




Không có nhận xét nào:

VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...