Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2019

Ông Lý Quang Diệu đã từng cảnh báo: "Hãy cảnh giác Trung Quốc"

Ông Lý Quang Diệu trong một lần gặp Ông Tập Cận Bình


Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, và là cha của đương kim Thủ tướng Singapore hiệt nay Lý Hiển Long  đã xuất bản một cuốn sách với nội dung bày tỏ một sự lo ngại đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ông viết”“Hãy cảnh giác với Trung Quốc!”. “Singapore không tin vào một Trung Quốc ‘hiền hòa’ và tôi nghĩ rằng các nước khác như Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thailand hay Việt Nam cũng đều không tin”


Trong cuốn sách của mình, ông Lý cho rằng “thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của cuộc cạnh tranh giành ngôi vị siêu cường thế giới giữa Mỹ và Trung Quốc” đồng thời theo phỏng đoán của ông, cuộc chiến này sẽ chủ yếu diễn ra ở châu Á và Đông Nam Á là một trận địa chiến lược. “Lợi ích cốt lõi của nước Mỹ đòi hỏi nước này phải giữ cho được vai trò siêu cường trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương với Đông Nam Á là địa điểm chiến lược”, ông Lý Quang Diệu viết.



Cũng theo những phân tích của ông, với lợi thế vượt trội về khả năng, tinh thần sáng tạo, tính “đàn hồi” cao, khả năng phục hồi tốt… nước Mỹ sẽ bảo vệ được những lợi ích cốt lõi của mình, vượt qua sự cạnh tranh gay gắt của Trung Quốc và “lấy lại” được tầm ảnh hưởng trong khu vực. Nhưng trong cuốn sách có tiêu đề “Lee Kuan Yew: The Grand Master’s Insights on China, the United States and the World” ông Lý cũng cho rằng, quá trình thực hiện chiến lược “lấy châu Á làm trọng tâm” của Tổng thống Obama cho thấy những vấn đề về chính sách của nước Mỹ. Đây là cuốn sách gồm tập hợp các bài phỏng vấn ông Lý của các nhà báo, chuyên gia nổi tiếng về chính trị thế giới như Graham Allison, Robert Blackwill và Ali Wyne.

Ông Lý Quang Diệu, cha của đương kim Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long khẳng định: “Nếu nước Mỹ muốn có sự ảnh hưởng lâu bền đối với quá trình phát triển chiến lược của khu vực châu Á, họ không thể tiếp tục thực thi các chính sách ‘đến rồi đi’ như hiện nay”. Trong lúc Mỹ đang tỏ ra thiếu những bước đi dứt khoát và quan trọng tại châu Á thì Trung Quốc đã và đang nổi lên với tham vọng không thể giấu diếm là muốn “hất cẳng” Mỹ để trở thành một siêu cường thống trị khu vực này trong thế kỷ 21.

“Liệu một quốc gia hùng mạnh và đã gần hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa như Trung Quốc sẽ có thái độ ‘tử tế và hiền hòa’ với Đông Nam Á giống như những gì Mỹ đã thực hiện suốt từ năm 1945 đến nay hay không? Singapore không tin và tôi nghĩ rằng các nước khác như Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thailand hay Vietnam cũng đều không tin”, cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu khẳng định.

Đi cùng với sự lo ngại một cách sâu sắc này, ông Lý còn nhận định rằng “rất nhiều các quốc gia vừa và nhỏ ở châu Á đang vô cùng lo lắng trước viễn cảnh phải đối đầu với một Trung Quốc tham lam và th.â.m h.i.ểm. “Họ cảm thấy bất an khi Trung Quốc thể hiện ý đồ muốn khôi phục lại vị thế một “đế quốc” giống như họ đã từng trong nhiều kế kỷ trước đây. Dưới sự ảnh hưởng của Trung Quốc, các nước nhỏ ở châu Á bị kh.i.nh m.i.ệ.t, coi rẻ và bị đối xử rất bất công theo vị thế của một nước chư hầu. Trung Quốc đã từng nói với chúng tôi rằng họ coi nước lớn hay nước nhỏ đều bình đẳng như nhau và sẽ không thực thi các chính sách bá quyền. Nhưng khi họ làm, đặc biệt là khi họ khó chịu với hành động của các nước láng giềng họ đánh tiếng tuyên bố rằng điều đó đang khiến cho 1,3 tỷ dân của họ giận dữ và những nước nhỏ nên “biết điều” về vị thế của mình khi nói chuyện với Trung Quốc”, ông Lý viết trong cuốn sách.


 “Tôi tin rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ hiểu, nếu họ ra sức chạy đua với Mỹ trong lĩnh vực sức mạnh quân sự, họ sẽ thua. Họ sẽ tự phá sản”, cựu Thủ tướng Singapore nói. “Người Trung Quốc cần phải biết nhận ra bài học lịch sử mà Đức, Nhật đã từng vấp phải. Sức mạnh cạnh tranh của họ, tầm ảnh hưởng của họ và những nguồn tài nguyên mà họ khao khát đã dẫn cả thế giới này đến 2 cuộc đại chiến trong thế kỷ 20. Nước Nga đã phạm phải sai lầm khi rót quá nhiều ngân sách vào cho quân đội, quốc phòng và hậu quả là nền kinh tế – xã hội của họ sụp đổ một cách vô cùng nhanh chóng. Đó chính là những gì tôi nhìn thấy ở Trung Quốc hiện nay. Tôi tin rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ hiểu, nếu họ ra sức chạy đua với Mỹ trong lĩnh vực sức mạnh quân sự, họ sẽ thua. Họ sẽ tự phá sản”, vị cựu Thủ tướng Singapore nói. “Chính vì thế, Trung Quốc hãy biết cúi đầu và mỉm cười thêm 40-50 nữa!”

Khi được hỏi: Liệu Trung Quốc có thể vượt Mỹ hay không? Ông Lý cho rằng nếu chỉ xét về con số tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thì việc Trung Quốc vượt Mỹ trong một tương lai gần là điều không còn cần phải bàn cãi nhưng điều quan trọng hơn cả là khả năng sáng tạo của Trung Quốc sẽ còn rất lâu mới có thể đuổi kịp đối thủ ở phía bên kia bờ Thái Bình Dương.

“Văn hóa của người Trung Quốc không cho phép trao đổi những ý tưởng một cách tự do hay cạnh tranh sòng phẳng và chính vì thế họ sẽ không bao giờ có thể đuổi kịp Hoa Kỳ”, ông Lý nói, “Trung Quốc cũng không bao giờ có thể trở thành một quốc gia dân chủ tự do thực sự. Nếu họ làm thế, họ sẽ sụp đổ. Nếu bạn cho rằng có một số cuộc cách mạng đang diễn ra ở phần nào đó ở Trung Quốc thì bạn đã nhầm”.

Khi nói về vị tân tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Lý Quang Diệu cũng đưa ra những nhận xét khá đáng chú ý: “Ông ta là rất kín đáo. Không bao giờ ông ta tỏ thái độ là ông ta không muốn nói chuyện với bạn nhưng ông ta cũng luôn thể hiện quan điểm rằng chẳng điều gì có thể làm ông ta thay đổi cái nhìn về những cái mà ông yêu hoặc ghét. Ông ta luôn mỉm cười một cách dễ chịu bất kể bạn có nói điều gì khiến ông ta ngạc nhiên hoặc khó chịu. Ông ta là một kẻ có tâm hồn bằng thép”.


Nguồn : Internet




Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2019

ĐỀ PHÒNG SỰ TỤT HẬU CỦA MỘT NỀN NHIẾP ẢNH



Hai anh em - L. Huaifeng





NSNA- Nhà lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành

ĐỀ PHÒNG SỰ TỤT HẬU CỦA MỘT NỀN NHIẾP ẢNH 
(Bài MT-NA)

Muốn phát triển, bất kỳ ai cũng cần thiết nhìn lại mình, nhận diện những yếu điểm để khắc phục, cái mạnh để duy trì, phát triển. Cần tỉnh táo soát xét lại và gột rửa hết những khuyết tật lạc hậu của mình về mặt nhận thức, để phát triển. Nhiếp ảnh Việt Nam đã nhận được nhiều huân huy chương, nhưng nó sẽ mất đi ý nghĩa nếu chúng ta chỉ đứng nguyên tại chỗ mà đào lên, chôn xuống chính mình.

Nhiều khiếm khuyết được nêu ra trong các cuộc bàn thảo. Nhiều nghệ sĩ tâm huyết, cùng một số nhà lãnh đạo có chuyên môn đã chỉ ra những thói trì trệ, bảo thủ, sao chép, thiếu ý tưởng trong nhiếp ảnh của ta, nhiếp ảnh của ta chỉ mạnh về phong trào mà không có chiều sâu. Trình độ, sự thấu hiểu về nhiếp ảnh ở nhiều thành viên ban giám khảo còn hạn chế, chỉ dựa vào kinh nghiệm bản thân. Nói đến đội ngũ này, vì chính họ là những người có tác động rất lớn tới sự nghiệp phát triển của cả một nền nhiếp ảnh thực thụ. Còn đối với những nhà sáng tác thì một số không nhỏ chỉ cạnh tranh những giải thưởng phong trào, so kè lặt vặt, ít lấy giá trị đích thực của tác phẩm làm chuẩn mực, chỉ cậy phương tiện, không chịu suy nghĩ sáng tạo mà đôi khi giả dối bằng kỹ xảo. Tuy nhiên lĩnh vực nào cũng có mặt này, mặt khác, như ai đó đã nói, “công dụng duy nhất của cái xấu là làm tăng giá trị cho cái tốt đẹp” như một lời bao biện.

Sự xề xòa của một ban giám khảo phong trào làm cho nền nhiếp ảnh của ta được thì ít mà mất thì lớn, tụt hậu rất nhiều. Đừng tự vuốt ve nhau, cái đó chỉ làm dịu nỗi đau nhưng không chữa lành bệnh. Những cuộc thi gần đây nhiều tác phẩm gửi đến rất cẩu thả, giản đơn thậm chí luộm thuộm, nhếch nhác, buông tuồng và lười nhác. Còn khung cảnh thì trống rỗng, chăm chú việc trình diễn là chính mà coi thường chất lượng. Tỉ dụ như cuộc thi ảnh Du lịch, có hàng chục nghìn tấm ảnh nhưng không ít những bức ảnh rất bình thường chỉ có ý định gửi đi dự thi đã phải cảm thấy ngượng ngùng rồi, mà cuộc thi này cũng không phải là cá biệt, nó có cả ở nhiều cuộc thi địa phương và khu vực.

Những nhược điểm nêu trên vẫn tồn đọng, trở thành bảo thủ ở một số người, trong đó có cả những người cầm cân nảy mực nhưng trình độ thì hạn hẹp không có nền tảng cơ bản. Phân tích, tìm hiểu nguyên nhân đề đi tìm giải pháp khắc phục chứ không phải là tự ty bởi hầu như tất cả các dân tộc trên thế giới đều qua giai đoạn tự nhận thức như thế này. Điều quan trọng là phải nhìn vào sự thật, tìm ra những nhược điểm cản trở nền Nhiếp ảnh của chúng ta hội nhập vào thế giới hiện đại.

Nhìn lại những đoạn trường làm giảm tốc độ, thậm chí làm sai lệch cả hướng phát triển của nhiếp ảnh VN thì cái mốc đầu tiên là việc sử dụng photoshop tạo ảnh. Nguyên nhân chính là sự bế tắc của việc phản ánh cuộc sống mới sau nhiếp ảnh chiến tranh. Ban đầu người ta hào hứng, người ta cổ súy bằng giải thưởng, bằng ảnh treo, bằng bồi dưỡng nghiệp vụ mà cứ học photoshop tức là học nhiếp ảnh đỉnh cao…Đã dẫn đến một hậu quả còn phải sửa đến tận ngày hôm nay. Đến khi photoshop không được sủng ái nữa, nhiếp ảnh lại có vẻ đi vào trầm lắng thì “ảnh bộ” lại dường như là một cứu cánh. Gần đây ảnh bộ nhận được nhiều giải thưởng, đến nỗi người ta nghĩ là ảnh bộ đang lên ngôi. Vấn đề ở đây là quan điểm, cái nhìn của những người gọi là “giảm khảo” và người sử dụng nó có vấn đề chứ photoshop và ảnh bộ chưa bao giờ là cái lỗi của nhiếp ảnh. Ảnh bộ là một thế mạnh của nhiếp ảnh báo chí từ lâu rồi!

Tuy “lên ngôi”, nhưng nhiều khi thực chất thế nào là ảnh bộ có nhiều giám khảo “nghệ thuật” không hề hiểu cặn kẽ về khái niệm này, hoặc là rất mơ hồ. Kể cả nhiều tác giả gửi thi ảnh bộ cũng chưa nắm được thấu đáo. Họ cứ gom dăm cái ảnh cùng một chủ đề, đem đặt cạnh nhau, có trùng lặp, có thừa thì cũng chả sao. Có những giám khảo “có tâm” muốn cho giải thì bỏ bớt đi hộ! Người ta dễ dàng biến nó thành một chùm ảnh mang tính tường thuật, có tính mô tả với một (kịch bản gượng ép) thiếu ý tưởng.

Bài này không đi sâu về ảnh bộ, vấn đề nêu lên chỉ để cho thấy, một lần nữa nhiếp ảnh nghệ thuật, mà sự thống trị của nó là những bức ảnh độc lập (ảnh đơn) lại rơi vào bế tắc, nó không đủ sức đứng một mình, không có tính điển hình khái quát cao, vốn là sức mạnh của nhiếp ảnh - Là yếu tố để nhiếp ảnh được công nhận là nghệ thuật, sánh với mỹ thuật, âm nhạc và điện ảnh.... Một bức ảnh đơn, chỉ được coi là tác phẩm ảnh nghệ thuật, khi vẻ ngoài của nó có được giá trị thẩm mĩ và bề sâu nó đủ sức khơi gợi cho nội tâm người xem những cảm xúc vui, buồn.

Hiện tại, trong sáng tác nhiều nhà nhiếp ảnh sẵn sàng lặp lại đồng nghiệp, lặp lại chính mình nhằm mục đích có giải, sinh ra các trào lưu như ảnh shop, ảnh playcam, ảnh bộ. Người ta đua nhau chụp đồng muối, ruộng bậc thang, mặt trời, phơi cá…Kết quả nhiều cuộc thi ảnh chưa thuyết phục, lặp lại và nhàm chán. Đến khi tổng kết, đánh giá lại rất chung chung, mang tính phong trào hoặc lặp lại những vấn đề đã quá cũ như khuyến khích tự do sáng tạo, đón nhận các khuynh hướng nghệ thuật, các phương pháp sáng tác cũng như việc ứng dụng công nghệ hiện đại… Người cầm máy cần biết thế nào là sáng tạo, đón nhận các khuynh hướng nghệ thuật là những khuynh hướng gì và áp dụng những công nghệ hiện đại vào nhiếp ảnh là áp dụng như thế nào là đúng, còn rất mơ hồ. Điều này đòi hỏi những nhà thẩm định phải tự học hỏi nâng lên, đủ bản lĩnh để định hướng cho nền nhiếp ảnh nước nhà.

Cách mạng công nghiệp 4.0 là thách thức với bất kể lĩnh vực nào. Nó sẽ thay đổi cái nhìn, cách tiếp cận vấn đề xã hôi, cách thể hiện bằng hình ảnh của nhiếp ảnh. Nếu không có cách tiếp cận đúng và bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới và khu vực, nhiếp ảnh Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ tụt hậu. Tỉ dụ như bức ảnh người ăn mày không chỉ còn là sự chia sẻ đùm bọc, không còn là tiếng kêu “con lạy ông đi qua, bà đi lại…”, mà còn đòi hỏi sự quan tâm của xã hội, tiếng nói của sự bình đẳng, độ gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Hình ảnh người mù bây giờ không phải là chiếc gậy quờ quạng trên mặt hè phố, mà nó được thay thế bằng con chó dẫn đường rồi đến chiếc Iphon với chương trình GoogleMap có tiếng. “Chuyện tâm linh” giờ cũng không phải là hình ảnh người ta đốt vàng mã giản đơn, mà là ảo ảnh của những miền hư vô không nhìn thấy được. “Sự cô đơn” không phải là hình ảnh một mình tựa cửa ngóng chờ ai, mà là sự thờ ơ của người với người, mà “Chơi cờ” với chính mình bên tấm kính trên hè phố của René Maltête là một ví dụ. Người xem sẽ tìm thấy sự bất ngờ, sự hài hước, nhưng hơn cả một bức ảnh, ở đó còn có cả ý vị triết lý được hiểu theo góc nhìn của riêng mỗi người. Nếu như bức ảnh “Đi tìm điều răn thứ 10” của Việt Văn, để lại cho người xem một sự lắng đọng, day dứt, thì “Phía sau cánh gà” của Sergey Melnitchenko lại để cho ta nhiều suy ngẫm. Ảnh bây giờ là phương tiện truyền thông, vượt qua mọi rào cản về ngôn ngữ và biên giới bằng những cái nhìn riêng khác biệt. Tác phẩm và Nghệ sĩ tồn tại trong lòng người chứ đâu phải bởi tước hiệu!

Hiện nay, nghệ sĩ thì đông, huân chương, tước hiệu thì ngày càng nhiều, nhưng ảnh thì vẫn ở tình trạng thiếu sức sống, vay mượn, đạo nhái, ít sáng tạo đang khiến nhiều tác phẩm nhiếp ảnh đi vào lối mòn, chưa có cuộc thi có tính chuyên nghiệp cao. Từ trước tới nay, chủ đề quanh quẩn Việt Nam đất nước con người, sắc màu hay vẻ đẹp cuộc sống… Sự cố gắng thật sự của Hội NAVN đã có, nhưng dường như cái đầu máy đang quá tải, lạc hậu không đủ sức lôi kéo một đoàn tầu dài nhưng thiếu động lực.

Thêm vào đó, trên con đường hội nhập và phát triển dường như NAVN lại đánh mất đi cái cơ bản của NA là tính trung thực. Nhưng xin đừng hiểu trung thực là những gì giống như ngày xưa, y nguyên, vẫn thế. Vâng đó là cái trung thực của thời đã qua, của quá khư, cái “trung thực” của ngày hôm qua chưa chắc đã là cái “trung thực” của ngày hôm nay. Cần phải hiểu đúng, cái trung thực của ngày hôm nay mang cách tư duy mới, cái nhìn mới dầy sự sáng tạo và đa rạng của thời đại.
Xu thế hội nhập với NA thế giới là không tránh khỏi, song đa số các nhiếp ảnh gia trong nước vẫn duy trì tư duy cũ, trong khi thế mạnh của nhiếp ảnh thế giơi là phản ánh chân thực cuộc sống, thể hiện tính nhân văn sâu sắc, đồng cảm cùng chia sẻ với người trong cuộc, mang sắc màu thời đại có tính phản biện xã hội khá mạnh mẽ. Và cái quan trong hơn là nhiếp ảnh của ta đang thiếu lớp trẻ có nhiệt huyết , có năng lực tham gia.

Nhiếp ảnh Việt Nam cần phải định hướng giúp các nghệ sĩ tập trung đi sâu vào những đề tài “nhỏ”, cụ thể dễ dàng tìm thấy trong cộng đồng, ngoài xã hội. Buộc người cầm máy phải tìm tòi, bóc tách, không thể bấm máy một cách quá giản đơn. Dù chiếc máy ảnh có hiện đại đến đâu nó cũng chỉ làm công việc rất đơn giản có tính cơ học. Chiếc máy càng hiện đại thì công việc sản xuất ra ảnh càng giản đơn hơn!


Những tác phẩm nghệ thuật là sự phản ánh từ cảm xúc trăn trở của người nghệ sĩ, ẩn chứa trong đó những sự trải nghiệm, nét văn hóa cá biệt để khơi dây và làm rung động người xem cả về mặt lý trí và tâm hồn. Nhưng nó phải bắt nguồn từ hơi thở của cuộc sống, khát vọng vươn lên nhưng với một cách diễn giải không cũ, phải mang nét văn hóa của thời đại mà chúng ta đang sống, đang vươn tới. Mối khoảnh khắc đều bí ẩn và khơi gợi, mỗi người nghệ sĩ là mỗi thế giới khác nhau, vì thế mà nó không bao giờ có giới hạn.





a1. Những nỗi khổ đau không nhìn thấy - S. Murphy


. Trong nghĩa địa - A. Ali

Khoảng trời bé thơ - Đ. Hiếu

Phía sau cánh gà - S. Melnitchenko

Khu định cư không phép - J. Denzel


. Khu định cư không phép - J. Denzel
Người đàn bà mù - WPP

Người đeo mặt nạ - A. Mano


Thứ Tư, 14 tháng 8, 2019

NGƯỜI THỢ VÀ NGƯỜI NGHỆ SĨ



Ảnh VŨ KIM KHOA
Tác giả VŨ KIM KHOA

Có lần ở trong cuộc họp tổng kết về nhiếp ảnh, một người phát biểu: “Phàm đã cầm máy, thì đều là những người yêu cái đẹp, nên tất cả chúng ta cũng đều là nghệ sĩ!” Hình như anh bạn ấy đúng. Nếu ta để ý đến vai trò cá nhân ở một lĩnh vực khác của một chuyên ngành nghệ thuật: Trên sân khấu, người ta không chỉ gọi tất cả các diễn viên hiện diện tại đó đều là “nghệ sĩ”: Nghệ sĩ thủ các vai diễn, nghệ sĩ chơi các loại nhạc cụ, ngay cả những người điều khiển ánh sáng, âm thanh, trang phục, đạo cụ…, cũng đều được gọi là “nghệ sĩ”. Chỉ có hai người được giới thiệu khác đi, đó là: Nhà biên kịch và nhà đạo diễn. Hai “nhà” này không có chữ “sĩ” chạy theo, nhưng ai cũng biết, họ lại là linh hồn của sân khấu. Họ hiện diện uy nghi trước khán giả. Và các “nghệ sĩ” hội tụ trên sân khấu, là để thực hiện các tiết mục mà họ bày đặt ra. Vậy cụm từ: “Nhà biên kịch; nhà đạo diễn” phải có trọng lượng lớn hơn cụm từ “nghệ sĩ” để gán theo mỗi con người hoạt động trong lĩnh vực này(?). Rồi khi xét tãi rộng ra nữa, thì hình như lại thấy lập luận của anh bạn trên kia có gì đó sai sai. Bởi nghĩ rằng những người đi xem kịch, xem chèo, nghe cải lương…, cũng đều vì yêu cái đẹp, nên đã bỏ tiền ra mua vé vào rạp. Nếu cứ “là những người yêu cái đẹp” mà thành nghệ sĩ cả, thì ta cũng phải phong cho các khán giả, là “nghệ sĩ thưởng thức” sao? Còn lạ một điều, là trong nhiếp ảnh người ta thích được gọi “nghệ sĩ nhiếp ảnh” hơn là “nhà nhiếp ảnh”. Nhưng chắc chúng ta cũng đã nhận ra. Các quan chức ngay từ những vị làm tuyên giáo, thường dễ dàng gọi các nghệ sĩ sân khấu kèm theo đủ các danh hiệu là Nghệ sĩ ưu tú; hay Nghệ sĩ nhân dân…, nghe nó vừa dễ hiểu, vừa gần gũi - thì riêng với nhiếp ảnh, những danh hiệu (mà chúng ta thích viết tắt): AVAPA, EVAPA, EVAPA – g…, dường như vẫn là những mĩ từ khó hiểu và xa lạ với họ, cũng như với đại bộ phận người dân.

Gần đây tôi có xem bộ phim, nói về chuyện một nhóm người tổ chức cướp máy bay, với mục đích là để gây áp lực chính trị… Trong một đoạn văn trao đổi giữa người cướp máy bay và người lái máy bay, người là không tặc đã đề cao việc tham gia làm cách mạng của mình, thì anh phi công của chiếc máy bay bị cướp trả lời: “Tôi là kĩ sư và một kĩ sư có giá trị hơn năm mươi nhà cách mạng!” Nhóm cướp máy bay còn sợ anh phi công bỏ trốn, khi anh đề nghị đi sửa đường nước sinh hoạt, (việc mà cả nhóm làm cách mạng bất lực, không ai biết làm gì). Thì anh nhìn thẳng vào mắt họ mà nói: Tôi là phi công và tôi không bỏ rơi hành khách của mình!

Vậy nên cụm từ “nhà cách mạng” nhiều người từng rất thích được gán cho hoạt động của bản thân trong quá khứ. Nhưng ngay ở Việt Nam, những người từng tích cực tham gia công cuộc “Cải cách ruộng đất”, về sau này thường muốn quên đi những tháng năm chỉ mang lại nỗi dằn vặt cho lương tâm mình. Và những câu trả lời của anh lái máy bay đối với nhóm không tặc trên kia, khiến mọi người xem bộ phim phải kính trọng nhân cách “người thợ” của anh phi công ấy. Và thực tế đã chứng minh: Tên gọi không biện hộ được cho hành vi một con người.

Những thành phần chính tham gia sinh hoạt ở Hội NSNA Việt Nam hiện nay, có thể được tạm phân ra làm ba nhóm: Nhóm thứ nhất gồm những phóng viên ảnh ở các tòa báo, tạp chí chính thống từ trung ương đến địa phương. Nhóm thứ hai là các thợ ảnh của những hiệu ảnh làm dịch vụ. Nhóm thứ ba là lớp người chơi ảnh thuần chất, chỉ để phục vụ cho nỗi đam mê cá nhân mà mình theo đuổi. Nếu như nhóm thứ nhất và thứ hai được coi là “chuyên nghiệp” khi nhiếp ảnh là nghề chính, mà bản thân đã dựa vào công việc đó để hưởng lương và nuôi sống gia đình. Thì nhóm thứ ba đích thị được coi là “nghiệp dư”, khi nguồn sống của bản thân và gia đình không phụ thuộc vào nhiếp ảnh. Thực tế các NSNA của Việt Nam, dù nằm ở bất kể thành phần nào; đại bộ phận họ, đều do tự học mà nên. Những kiến thức chuyên về nhiếp ảnh, ở các trường đại học báo chí thường rất sơ sài, hạn hẹp. Còn kinh nghiệm mà những bậc lão làng trong các hiệu ảnh truyền đạt lại cho nhân viên của mình thì thường manh mún, lạc hậu và yếu về lý thuyết căn bản. Nhu cầu và ranh giới hoạt động của hai nhóm đầu, thực tế nhiều lúc hòa vào nhau khiến khó phân biệt. Chỉ nhóm thứ ba là có khác biệt, nhóm này tập hợp từ đủ mọi ngành nghề, đang hoặc đã từng ở những vị trí khác nhau trong thành phần cấu trúc của xã hội, họ mê nhiếp ảnh là bởi trong đường gân, thớ thịt của họ tiềm ẩn bẩm sinh tố chất văn nghệ sĩ và họ đến với nhiếp ảnh, ban đầu cũng với chỉ một mục đích giải stress! Nhiều người trong họ thấy bất ngờ, khi ảnh của mình còn đoạt giải trong những cuộc thi. Và thực tế, họ hầu như đứng ngoài mọi tranh chấp thiệt hơn trong tổ chức. Họ lại đủ kinh nghiệm sống, coi nhiếp ảnh là thú chơi tao nhã, nên họ biết hành sử đẹp. Chỉ tiếc, những người như họ còn rất nhiều ở ngoài xã hội, cũng bởi nhiều lý do, họ đã không muốn khép mình vào bất kì một tổ chức nào…
Tôi nghĩ các vị lãnh đạo ở Hội NSNA Việt Nam đã thừa biết thế mạnh trong tổ chức mà mình đại diện nằm ở đâu. Nhưng để thu hẹp những hạn chế và khai thác những thế mạnh tiềm ẩn của nhiếp ảnh ở một đất nước có gần trăm triệu dân cần phải làm thế nào, thì họ vẫn đang tỏ ra lúng túng. Từ hai chục năm trước, khi mà cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Phức còn làm chủ tịch hội, rồi đến thời kì NSNA Chu Chí Thành và nay là thời NSNA Vũ Quốc Khánh. Giữa những kì đại hội, một số người đã mạnh dạn muốn thay đổi tên gọi của tổ chức. Mục đích chính là để mở rộng tầm hoạt động của Hội, thu nạp thêm những nhân tố mới; hòa nhập với xu thế phát triển chung của nền kinh tế, xã hội đất nước…, các nhà nhiếp ảnh đó vốn rất nhạy cảm: Họ muốn tránh những điều được coi là “hữu danh vô thực”. Nhưng rồi cái mĩ từ “Nghệ sĩ” nó lung linh quá, người ta thấy thiệt thòi, khi lại gọi khác đi. Không biết những người làm tranh, làm tượng ở Việt Nam có thấy tủi phận không, khi họ “chỉ” núp dưới cái tên: Hội Mĩ Thuật Việt Nam – theo logic của giới nhiếp ảnh, nghe như nó thiêu thiếu một âm điệu nào ấy thì phải(?)

Một kì đại hội nữa sắp đến gần, hội viên cả nước hướng về đại hội không phải cứ chỉ để săm soi, rằng ai sẽ là những người đại diện cho mình trong tổ chức bộ máy. Thế giới già cỗi của chúng ta cũng đang phải tự làm mới mình bằng nền công nghiệp 4.0. Những NSNA dù là người lạc hậu nhất, cũng hiểu chiếc máy di động không dây nằm trong túi ngoài chức năng gọi điện thoại ra, còn có thể chụp ảnh đẹp và lại còn thay thế được cái đèn pin - mỗi khi trời nhập nhoạng tối phải leo núi đến điểm ghi hình. Hãy trao cho BCH, cho Chủ tịch, Phó chủ tịch khóa mới… Những quyền năng tốt nhất có thể! Nhưng chúng ta cũng sẽ chất lên vai họ, cái trách nhiệm phải đưa nền nhiếp ảnh Việt Nam thành một cường quốc thực sự, nổi bật trong thế giới văn minh. Một cái cây xanh tốt là nhờ có bộ rễ khỏe mạnh và không bị mối mọt, úng mục. Với một đàn ong thợ kém chất lượng thì chẳng ai nghĩ sẽ có một mùa mật bội thu. Cũng khó có kì vọng, rằng chúng sẽ tạo ra chúa mới óng mượt và đẻ khỏe, đảm bảo duy trì sự tồn tại của đàn bất chấp cả khi gặp môi trường khắc nghiệt. Và cuối cùng, ai cũng hiểu: Cái “danh xưng” tự tôn - muôn đời không thể sánh được với thứ gọi là “hữu xạ tự nhiên hương”.

Nguồn: 

Một số tác phẩm của NSNA VŨ KIM KHOA






Thứ Hai, 12 tháng 8, 2019

TỤC "ĐÁNH ROI"

ca hát và nhảy múa

Tác giả : NGUYỄN VĂN TÂM
Anh Nguyễn Văn Tâm, một nhiếp ảnh gia tài tử ở Sài Gòn. Anh có một bộ sưu tập ảnh đồ sộ về các phong tục tập quan, di sản văn hóa của các nên văn minh cổ trên thế giới. Mới đây anh đã có một chuến đi miền Nam Ethiopia ( Châu Phi) để sưu tập bộ ảnh tục " ĐÁNH ROI" của Bộ lạc Hamer sống trong thung lũng Omo . Anh gởi cho Blog LANG THANG để giới thiệu với bạn bè.




Bộ lạc Hamer sống trong thung lũng Omo ở miền Nam Ethiopia, họ còn giữ nhiều tập tục truyền thống.
Đối với người Hamer nghi lễ trưởng thành là một sự kiện trọng đại của bộ lạc, đặc biệt đối với các chàng trai, cô gái đến tuổi sắp trưởng thành. Đó là tục độc đáo "nhảy bò" đối với  trai và “đánh roi” cho gái.

Để chuẩn bị nghi thức trưởng thành của phụ nữ: những cô gái trẻ uống bia, nhảy múa và bôi lên cơ thể một loại dầu để: chịu đánh roi vào lưng.

Những người đàn ông trẻ đã qua nghi lễ trưởng thành được gọi là Maza, mỗi cô gái trẻ tự chọn Maza, nhảy múa trước mặt, trao roi để mời người đó quất roi vào lưng trần. Roi đánh từ phía trước, đuôi roi quật vào sau lưng toát da, rướm máu để lại sẹo to sau này.

Được sự ủng hộ của cộng đồng đối với người làm lễ trưởng thành, các cô gái có sẹo càng nhiều, càng to càng chứng tỏ sự can đảm và càng đẹp. Và vết sẹo của họ cho họ biết họ sẽ kết hôn với ai.

Bắt đầu đánh 

Roi rất dẽo

Đuôi roi dẽo đánh vòng qua lưng 

Đánh roi 

Đuôi roi dẽo quập vào phía sau lưng

Phụ nữ nhảy múa ca hát trong lúc chịu đánh roi


Cô gái mới lớn cũng tập chịu đánh roi, chàng trai chỉ đánh nhẹ vào lưng 


Nét mặt đau đớn của một cô gái sau khi roi quật qua lưng


Các cô gái chuẩn bị làm lễ trưởng thành vừa ca hát vừa chạy ra nơi làm lễ

Các cô gái vui vẻ ca hát nhảy múa trở về làng sau khi được đánh roi


Một ngôi làng người Hamer






Thành tích

Thành tích

Trai làng trưởng thành

Trai làng trưởng thành

Trao roi cho trai làng để mời đánh

Một cô gái chọn chàng trai trao roi


Đến nơi làm lễ họ được mời uống bia 



Đến gặp trai làng các các cô gái cầm sẵn roi nhảy múa

VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...