Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020

Phà Tắc Cậu


Lang thang ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, một trong những điều mà tôi ấn tượng nhất là những con phà qua sông. Có lẻ đây là đặc điểm đáng yêu nhất của xứ sở đất Chín Rồng. Trong nhiều con phà tôi đã đi qua nhiều lần như Cần Thơ, Vàm Cống, Cổ Chiên, Châu Đốc, tôi thích nhất vẫn là Phà Tắc Cậu
            Đây là bến phà duy nhất ở miền Nam chạy dọc dòng ( không chạy ngang) sông nhỏ  Xẻo Rô  và băng ngang cùng một lúc 2 con sông Cái Lớn, Cái Bé thuộc tỉnh Kiên Giang. Đây cũng là trung tâm của vùng mà dân gian thường gọi là “ Miệt Thứ “ của  đất trời U Minh Thượng. Tôi thích bài thơ của Mạc thế Nhân
 Tôi gặp em khi xuống phà Tắc Cậu
Trên tay em trĩu nặng bắp khoai mì
Tôi hộ xách em rụt rè mắc cỡ
Dáng thơ ngây của thôn nữ hiền lành

Tôi gặp lại em vùng sâu xa quá
Cha mẹ già, nhà lá cột siêu cong
Gạo không đủ phải độn thêm mì chuối,
Muối hột, sả bầm cố nuốt cũng trôi!

Tôi gặp em qua những lần từ thiện
Một xã nghèo ruộng lúa thất quanh năm
Ngày bắt ốc, hái rau đem ra chợ
Được đồng tiền em cực khổ tấm thân

Quà phát xong, đoàn đi em đưa tiễn
Tôi nhìn em lưu luyến gái ruộng đồng
Chiếc nón lá, khăn rằn em che mặt
Sợ nắng trời đen hoặc xấu da em!










Biết trước khi những cây cầu mới cầu vượt sông Cái Bé và Cái Lớn, phà Tắc Cậu đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó và chấm dứt sự tồn tại . Tôi vì tiếc nuối nên ngày này 9 năm trước ( 2011) tôi đã chụp những bức ảnh này.

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2020

GÀNH HÀO - NƠI TÔI ĐÃ ĐẾN…..

                 Suốt thời công tác phía Nam, tôi chưa một lần đến địa danh Gành Hào, mặc dù lời tiếng hát của ca sĩ Phi Nhung bài “ Đêm Gành hào nghe giai điệu Hoài Lang “ cứ thúc giục tôi….Cho tới một hôm, tôi đã đến được xứ Gành Hào nên trong lòng rất toại nguyện, bởi ít nhất tôi đã một lần đến để xem đất và người xứ này, nơi đã làm rung động một người nhạc sĩ xứ Quảng Nam- Vũ Đức Sao Biển. Tôi cùng bè bạn dạo quanh một vòng và ghi lại vài tấm ảnh với mục đích gởi gắm lòng mình trên blog cá nhân…



Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thị trấn Gành Hào nằm cạnh con sông Gành Hào - tên gọi một con sông chảy qua hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. Con sông bắt đầu từ thành phố Cà Mau bởi dòng nước từ các kênh Phụng Hiệp, kênh xáng Cà Mau-Bạc Liêu và sông Giống Kè hợp lưu. Sông Gành Hào đổ về hướng nam, đến ngã ba ranh giới giữ thành phố Cà Mau, huyện Đầm Dơi và huyện Cái Nước sông đổi sang hướng đông làm thành ranh giới tự nhiên giữa hai huyện Đầm Dơi và Đông Hải (Bạc Liêu) và đổ ra biển Đông tại cửa Gành Hào





 Có thể nói sông Gành Hào là đầu mối giao thông và cũng là đầu mối giao lưu kinh tế giữa các dòng sông, kinh rạch, giữa các huyện vùng sâu, vùng xa trong tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. Con sông là nơi tập trung nhiều nhất các loại phương tiện giao thông đường thủy. Mỗi ngày có hàng ngàn phương tiện - nào là tàu đò, ca-nô cao tốc, đò máy, đò chèo, ghe lườn... tấp nập ngược xuôi chở hành khách và hàng hóa đến với các địa phương và ngược lại từ các địa phương các phương tiện chở người và hàng hóa cùng hướng về sông Gành Hào để đến với TP Cà Mau.



 Với những vẻ đẹp tự nhiên của sông Gành Hào, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển trong những năm làm giáo viên tại đây đã sáng tác nên bản nhạc” Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang”, là một trong những tác phẩm hay nhất của ông cũng như một trong những tác phẩm âm nhạc trữ tình quê hương miền Tây


Lời bài hát: Đêm Gánh Hào Nghe Điệu Hoài Lang


Ca sĩ: Phi Nhung, Nhạc sĩ: Vũ Đức Sao biển

Dưới trăng dòng sông trôi rất dịu dàng 
Như dải lụa vàng xuôi về phương đông
Gành Hào ơi, nửa đêm ai hát lên câu hoài lang
Vầng trăng nghiêng xuống trên vạt rừng tràm
Xề u xế u liu phạn 
Dây tơ đàn kìm buông thiết tha
Xề u xế u liu phạn 
Đưa cung đàn về trên bến xa

Đường dù xa ong bướm xin đó đừng phụ nghĩa tào khang
Đêm luống trông tin bạn ngày mỏi mòn như đá vọng phu
Vọng phu vọng luống trông tin chàng
(Đêm Gành Hào nhớ điệu hoài lang)
Lời ai ca dưới ánh trăng này 
Rừng đước mênh mông đêm Gành Hào chợt thương nhớ ai
Ngày ấy ra đi con sông buồn tím một dòng trôi
Bạc Liêu ơi, có nhớ chăng ai
Thuở ấy thanh xuân trăng Gành Hào tròn như chiếc gương
Giờ tóc pha sương qua Gành Hào tiếc một vầng trăng




VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...