"Ta bắt chước người tự sướng chơi. Dăm ba tấm ảnh chụp khoe đời. Dẫu không mỹ mạo trai nam tử. Cũng có tinh thần trọng cái tôi. Xấu đẹp mắt người xem cứ mặc. Trẻ già hình bóng giữ mà coi! Trăm năm rồi cũng thành tro bụi. Xuân sắc nào ai chả một thời!" (St)
Thứ Tư, 30 tháng 6, 2010
NẮNG Ở CẦN GIỜ
Trời NẮNG chang chang, nhưng muốn thoát khỏi bầu không khí ngột ngạt của trung tâm thành phố Saigon, tôi quyết định đi Cần Giờ. Nhưng ở Cần Giờ lại khác cũng NẮNG và NÓNG nhưng lại đẹp và dể chịu hơn nhiều nhiều lắm….Và là lần đầu tiên tôi đến nơi này, nên CHỤP thôi!
Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2010
Cửa biển Năm Căn
Năm Căn là vùng đất thấp, có tiềm năng về rừng và biển. Xưa nay, người ta vẫn thường biết đến Năm Căn qua hình ảnh những dòng sông, con rạch chằng chịt luôn chảy cuồn cuộn, hối hả từ con nước lớn đến nước ròng; những ngôi nhà sàn lênh đênh ven hai bờ sông, trong ngọn rạch.
Hàng ngày, các cửa hàng, cửa hiệu là những chiếc ghe nhỏ len lỏi khắp các sông rạch hẻo lánh mang đến cho người dân. Đặc điểm của chợ là người mua sắm cứ việc ngồi tại nhà, cửa hàng nổi sẽ trôi đến, giá cả không đắt bao nhiêu so với hàng ở chợ thành phố. Hơn nữa, chợ trôi còn có hình thức “mua trước, trả sau”.
KIẾM TÌM
Tôi bị ảnh hưởng của các phương tiện tuyền thông hiện đại về cụm từ” biến đổi khí hậu” nên tôi trực chỉ các tỉnh mà các nhà khoa học thường cảnh báo ở đồng bằng sông Cửu Long. Theo dự báo đến năm 2030 – 2050 nước biển dâng 0,5 met trên toàn cầu thì có tới trên 40% đất đồng bằng nam bộ sẽ bị chìm dưới nước. Tôi đi từ TP HCM đi xuống huyện Nam Căn, U Minh thuộc tỉnh Cà Mau, vùng Hòn đất thuộc tỉnh Kiên Giang rôi lộn ngược lại vùng ven biển tỉnh Trà Vinh và Bến Tre là những nơi đã được cảnh báo về sự sat lở, suy thoái môi trường…Nhưng thôi, câu chuyện về “ biến đổi khí hậu” tôi sẽ gặp lại các bạn lần sau. Nổi buồn lo nhất hiện này là biết bao nhiêu cảnh đẹp vùng thôn dã Nam bộ vẫn diễn ra hàng ngày mà trên đường Tìm Kiếm chúng tôi chợp ảnh ghi lại chia sẽ gấp gấp với mọi người vì sợ:…”biến đổi khí hậu” diễn ra thì sao!
Thứ Năm, 24 tháng 6, 2010
ĐỐT THAN TRÀM
Ở tận cùng những vùng đất thuộc huyện U Minh thuộc tỉnh Cà Mau, người dân sống bằng nghề trồng rừng tràm. Tràm ờ xứ này được sử dụng rất nhiều việc như đóng cừ chống sạc lở. dùng xây nhà,,,Và, nó còn được sử dụng làm nhiên liệu quan trọng trong từng gia đình của những hộ nông dân miệt vườn: Than Tràm. Tôi đã chợp được một lò đang hầm than Tràm ở huyện U Minh.
Chủ Nhật, 20 tháng 6, 2010
Thứ Bảy, 19 tháng 6, 2010
THUYỀN THÚNG, NGƯỜI BẠN CỦA NGƯ DÂN
Thời đại ngày nay, khi nói về nghề biển người ta thường nói dến các phương tiện đánh cá xa bờ nhằm vươn ra khơi…Nhưng có điều ai cũng biết là trên suốt dọc bờ biển Việt Nam dài hơn 3000 km, hàng ngàn hộ ngư dân hiện nay vẫn bám chặt một phương tiện đánh cá vừa thô sơ vừa nhỏ nhắn xinh xinh lúc nào cũng chông chêng trên biển để kiếm cái ăn, cái mặc nhất là trong làng chài ven biển. Chúng tôi muốn nói về những chiếc thuyền thúng còn gọi là thúng chai, một phương tiện đánh cá mang nặng đặc thù riêng của ngư dân Việt Nam.
Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2010
Sống giữa vùng Hoang Mạc
Theo ước tính, có tới 9,34 triệu hecta đất đai ở Việt Nam bị thoái hoá, rộng hơn 5 lần Nghệ An - tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam. Trong 10 năm gần đây, hạn hán đã hoành hành gây hậu quả nặng nề đối với sản xuất nông lâm nghiệp của nhiều địa phương, đặc biệt là miền Trung và Tây nguyên. Theo thống kê trên bản đồ của FAO và UNESCO, Việt Nam có khoảng 462.000 ha cát ven biển, 87.800 ha trong số này là các đụn cát, đồi cát lớn di động.Trong các vùng bi sa mạc hóa tấn công, hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận được xem và vùng có tốc độ sa mạc hoá nhanh nhất cả nước với diện tích hoang mạc hóa ở Ninh Thuận đã lên gần 90.000ha và Bình Thuận là 81.000ha
Thứ Hai, 14 tháng 6, 2010
Lễ Cúng Tuần
Trong lễ này, người thân của người quá cố như con hay người anh, hoặc cậu, đã qua lễ “akrắk” (người được chứng nhận thuộc kinh Coran), đọc vài đoạn kinh dâng thánh Alla, cầu xin linh hồn người quá cố được siêu thoát. Sau khi kinh cầu nguyện được đọc xong, người thân đứng hai hàng dọc. Đi đầu là các vị tăng lữ, vừa đi vừa đọc kinh, tiếp đến là thân nhân, họ hàng. Đoàn mang lễ vật đưa tiễn đến ngã tư đường, tăng lữ cho đoàn ngừng làm lễ đọc kinh để chấm dứt lễ. Lễ được tiến hành vào buổi sáng. Khoảng từ 5 giờ sáng tất cả tăng lữ được mời đến đọc kinh, Trước mặt tăng lữ là khoảng trống dùng để đặt mâm lễ vật. Trong khi tăng lữ đọc kinh dưới sự điểu khiển của Thầy Cả, tất cả những người thân đều vô nhà lễ “chànk” để lạy và cầu nguyện cho người quá cố được an nghỉ tốt đẹp.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH
Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...
-
Nhà thờ trong lòng núi đá Lalibela là vùng đất đặc biệt với quần thể 11 nhà thờ đẽo gọt từ các đỉnh núi đá nguyên khối. Lalibela...
-
Tôi và anh Ngọc Thái biết nhau từ năm 1997, khi 2 người cùng dự Liên hoan ảnh ASEAN lần thứ nhất tại Hà Nội. Trong một t...
-
Sáng nay đọc báo Tuổi Trẻ “ Lùm xùm xung quanh cuộc thi ảnh Nét đẹp Cần Thơ ”- buồn! Thiệt là phiền, nhiều năm gần đây, tôi ...
-
Thầy giáo ĐỖ VIỆT KHOA Loạt bài “Người Việt không xấu xí” của chuyên mục Văn hóa – Đại Kỷ Nguyên hy vọng sẽ mang tới làn gió mát lành ...
-
Nhà thơ Trần Duy Lý HT – “ Biển chẳng giả đâu anh như đời vậy đó Thật giả ở người thôi Sống nhiều anh sẽ rõ…” Đọ...
-
Đà Nẵng – Một thành phố đáng sống nhất Việt Nam đang là tâm điểm của những câu chuyện thời đốt lò. Tôi thì ít qu...
-
Thu hoạch cá Tra Ở đồng bằng sông Cửu Long thật ra có ba câu chuyện đang nói về khìa cạnh kinh tế. Một là cây lúa...