Vài hôm trước
đây, tôi có dịp trở lại ngắm nhìn chợ nổi Cái Răng vào buổi sáng tinh mơ. Đây
cũng là thời điểm tốt nhất để các hoạt động mua bán diễn ra sôi nổi, tấp nập nhất
trong ngày vì chỉ đến tầm 9 giờ sáng chợ đã tan…Tuy chỉ diễn ra thời gian ngắn
trong 1 ngày nhưng chợ nổi theo tôi chính là linh hồn của người việt ở đất
Phương Nam có lẻ từ khì cha ông thời mở đất cho đến bây giờ.
Tôi đã đến thăm và chụp
ảnh 4 chợ nổi phương nam gồm chợ Cái Răng, Phong Điền, Ngã Năm và ngã Bảy ( Hậu
Giang) và nhiều chợ nổi nhỏ khác mổi khi
lang thang chạy dọc ven những đường ở nam bộ. Theo những lão nông tri điền nam bộ, chợ
nổi phát triển từ xa xưa bởi vùng đất này là nơi hội tự của Chín dòng Cửu long và vô số kênh rạch khác
nên người nông dân trồng trọt chỉ thông
qua thương lái chạy trên những con sông đưa hàng hóa ra chợ bán sỉ, bán lẽ là nhanh nhất bởi một phần
thời đó đường sá trên bộ ít, không có cầu
nên đường thủy là …trời phú.Nhìn những mái chèo của những chị em phụ nữ
lái thuyền thuần thục trên các chợ hoặc chèo những chiếc xuồng ba lá xuôi ngược
trên sông miệng cừ reo hò vang cả một vùng trời, thật tuyệt. Bởi vậy nếu Chợ Nổi
mất đi thì có lẻ bản sắc Nam bộ của “ Đất rừng Phương Nam” sẽ không còn nữa.
Hic
Nhưng đã nhiều lần đến
chợ Cái Răng, nên trong chuyến đi mới nhất này ( tháng 7/2017) điều đầu tiên
tôi cảm nhận là chợ ngày càng vắng vẻ. Cái chất của chợ như đông đúng, ồn ào với
nhiều cây bẹo….đã quá ít ỏi so với tầm vóc của Cái Răng ngày xưa và
hình như cái chợ dần dần đang biến tướng từ chợ nổi đơn thuần chất sáng cái chợ
phục vụ khách du lịch. Bởi biểu hiện của tình trạng này là tình trạng chèo kéo
khách du lịch để mua bán với cái giá cao ngất trời so với giá cả của các chợ
trên đất liền.v.v…Nhưng dù gì đi nữa tôi phải thưởng thức 1 tách cà phê nóng
khi lênh đênh trên chợ để có chút vị “ chợ nổi” như đã từng đi qua.
Kinh nghiệm của
tôi trong thời làm báo : hể cái gì được công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể quốc
gia”, thì liền sau đó là một sự
xuống cấp về tinh thần và tình trạng thương mại hóa sẽ lên ngôi. Lễ hội Chọi
Trâu ở Đồ Sơn ( Hải Phòng) cũng là một ví dụ
-----------
CHỢ NỔI CÁI RĂNG, nằm
trên Sông Hậu. Đây là con
sông vốn có dòng chảy phù sa bất tận của
người dân miền Tây Nam bộ, chảy qua tỉnh
An Giang, tạo nên ranh giới tự nhiên giữa
các tỉnh Đồng Tháp và Cần Thơ, Vĩnh Long và Cần
Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long, Trà Vinh
và Sóc Trăng.
Thuở xưa, chợ nổi
hình thành là vì đường bộ và phương tiện
lưu thông đường bộ chưa
phát triển, trong khi đó
nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa, người ta tụ tập
trên sông và bằng các phương tiện như
xuồng, ghe, tắc ráng.....Vị trí chợ nằm
gần cầu Cái Răng, cách trung tâm
thành phố Cần Thơ khoảng
6 km đường bộ và mất 30 phút nếu
đi bằng thuyền từ Bến
Ninh Kiều.
Chợ nổi Cái Răng cũng là chợ đầu mối
chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, nông sản của vùng. Hàng hóa tập
trung ở đây với số lượng
lớn. Mỗi mặt hàng đã được
phân loại cho đồng đều về
chất lượng, kích cỡ. Nếu như
dân địa phương và các vùng lân cận thường sử
dụng các ghe, xuồng trung bình chở các mặt hàng nông sản
đến đây tiêu thụ thì những ghe bầu
lớn là của các thương lái thu mua trái cây tỏa đi khắp nơi,
sang tận Campuchia. Hòa
mình vào không khí nhộn
nhịp của buổi chợ,
du khách có thể quan sát,
tìm hiểu sinh hoạt của nhiều
gia đình thương hồ với nhiều
thế hệ chung sống trên ghe. Có những chiếc ghe như
"căn hộ di động" trên sông nước với những
chậu hoa kiểng, các loài vật nuôi, các tiện nghi đầy đủ như
ti-vi màu, đầu dĩa, dàn
âm thanh... có cả xe gắn máy đậu trên ghe.
( ẢNH TRONG BÀI ĐƯỢC CHỤP TRONG NHIỀU LẦN ĐẾN CHỢ NỔI CÁI RĂNG )