"Ta bắt chước người tự sướng chơi. Dăm ba tấm ảnh chụp khoe đời. Dẫu không mỹ mạo trai nam tử. Cũng có tinh thần trọng cái tôi. Xấu đẹp mắt người xem cứ mặc. Trẻ già hình bóng giữ mà coi! Trăm năm rồi cũng thành tro bụi. Xuân sắc nào ai chả một thời!" (St)
Thứ Năm, 29 tháng 4, 2010
Đến Nhà Công Tử Bạc Liêu
Đã từ lâu, trong dân gian vẫn truyền miệng câu thành ngữ "Công tử Bạc Liêu" để chỉ lối sống phong lưu, phóng túng của những cậu ấm, cô chiêu xuất thân từ tầng lớp quý tộc, đại điền chủ giàu có ở vùng đất Nam Bộ dưới thời thực dân, phong kiến. Nhân vật tiêu biểu của danh xưng này chính là Trần Trinh Huy (tên thật là Trần Trinh Quy), sinh ngày 22/6/1900 tại làng Vĩnh Hưng, quận Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Ông mất tại tư gia ngày 13/1/1974 tại Sài Gòn.
Chúng tôi đã đến Thị xã Bạc Liêu nghe lại câu chuyện: Thời Pháp thuộc, vùng đất thuộc địa Nam Kỳ do ổn định từ sớm nên việc chế độ thực dân phân chia lại ruộng đất đã làm nảy sinh rất nhiều đại điền chủ ở vùng đất này. Thời đó dân gian đã có câu "nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Trạch" để chỉ 4 vị đại điền chủ giàu có nhất vùng đất Nam Kỳ. Theo phong trào khi ấy, các đại điền chủ, hào phú quyền quý khắp Nam Kỳ thường cho con lên Sài Gòn học ở các trường Pháp, thậm chí du học bên Pháp. Tuy nhiên, hầu hết các vị công tử giàu có này, ảnh hưởng bởi sự phồn hoa đô hội, sẵn tiền, nên thường đi vào con đường tay chơi để thể hiện mình. Trong số đó công tử Trần Trinh Huy đã nổi lên vì chẳng công tử nào sánh kịp về khả năng tài chính và độ phóng túng. Từ đó "Công tử Bạc Liêu" trở thành danh xưng riêng của Ba Huy, không một ai có thể tranh chấp.. Cha của Công tử Bạc Liêu là Trần Trinh Trạch (hay còn gọi là Hội đồng Trạch) thời đó đã là chủ sở hữu 74 sở điền với 110.000 ha đất lúa ruộng, gần 100.000 ha ruộng muối, vài chục căn phố lầu ở Bạc Liêu và nhiều biệt thự sang trọng ở Cần Thơ, Sài Gòn, Vũng Tàu, Đà Lạt....
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH
Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...
-
Nhà thờ trong lòng núi đá Lalibela là vùng đất đặc biệt với quần thể 11 nhà thờ đẽo gọt từ các đỉnh núi đá nguyên khối. Lalibela...
-
Tôi và anh Ngọc Thái biết nhau từ năm 1997, khi 2 người cùng dự Liên hoan ảnh ASEAN lần thứ nhất tại Hà Nội. Trong một t...
-
Phà Tắc Cậu xưa Cuối cùng chiếc cầu Cao Lãnh một trong 3 chiếc cầu bắt qua sông Tiền đã hoàn thành và thông xe ngày 27 /5/2018. Được biế...
-
Thu hoạch cá Tra Ở đồng bằng sông Cửu Long thật ra có ba câu chuyện đang nói về khìa cạnh kinh tế. Một là cây lúa...
-
Thầy giáo ĐỖ VIỆT KHOA Loạt bài “Người Việt không xấu xí” của chuyên mục Văn hóa – Đại Kỷ Nguyên hy vọng sẽ mang tới làn gió mát lành ...
-
Đà Nẵng – Một thành phố đáng sống nhất Việt Nam đang là tâm điểm của những câu chuyện thời đốt lò. Tôi thì ít qu...
-
Sáng nay đọc báo Tuổi Trẻ “ Lùm xùm xung quanh cuộc thi ảnh Nét đẹp Cần Thơ ”- buồn! Thiệt là phiền, nhiều năm gần đây, tôi ...
1 nhận xét:
Đăng nhận xét