"Ta bắt chước người tự sướng chơi. Dăm ba tấm ảnh chụp khoe đời. Dẫu không mỹ mạo trai nam tử. Cũng có tinh thần trọng cái tôi. Xấu đẹp mắt người xem cứ mặc. Trẻ già hình bóng giữ mà coi! Trăm năm rồi cũng thành tro bụi. Xuân sắc nào ai chả một thời!" (St)
Thứ Năm, 29 tháng 4, 2010
GẠO XUẤT KHẨU VIỆT NAM
Đồng bằng sông Cửu Long ( ĐBSCL) là châu thổ sông Mê Kông có tiềm năng về tài nguyên đất, nước, rừng ngập mặn, thủy hải sản đa dạng và phong phú. Đồng bằng có diện tích tự nhiên 4 triệu ha, bao gồm 1,7 triệu ha canh tác lúa, 3,9 triệu ha gieo trồng lúa (năm 1999). Năm 1990, ĐBSCL sản xuất 11 triệu tấn lúa, năm 1999 sản lượng này đã tăng vọt xấp xỉ 17 triệu tấn và năm 2008 là 20 triệu tấn.Sở dĩ ĐBSCL trở thành trung tâm sản xuất lúa gạo bởi vùng này nằm trong vùng khí hậu ôn hòa, ít có bão lớn xảy ra, nhiệt độ trung bình 270C, nhiệt độ tối thiểu trung bình 250C, nhiệt độ tối đa trung bình 330C, trung bình giờ chiếu sáng hàng năm là 2500 giờ, ít nhất là 2200 giờ, năng lượng bức xạ mặt trời 450 calo / cm2 / ngày, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển cây lúa. Lương mưa trung bình hàng năm 1500-2000 mm, nhưng phân bố không đều giữa các vùng trong đồng bằng. Nơi có lượng mưa nhiều nhất là bán đảo Cà Mau, và ít nhất là một phần của Gò Công, Bến Tre. 90% lượng mưa xảy ra từ tháng Năm đến tháng Mười. Lũ lụt xảy ra từ cuối tháng Tám kéo dài đến tháng Mười Một. Cao trình mặt ruộng trung bình thấp hơn 1m so với mặt biển.Cây lúa có vị trí quan trọng đặc biệt ở ĐBSCL, đóng góp 50% sản lượng lúa cả nưóc và 80% gạo xuất khẩu; kế đến cây ăn trái, mía đường, thủy hải sản, chăn nuôi vịt, trâu bò, heo,... Rừng ngập mặn ở đồng bằng là một minh chứng về đa dạng sinh học của Châu Thổ, có vai trò rất lớn trong việc bảo tồn và phát triển hệ sinh thái đặc sắc của đồng bằng. Mục tiêu phát triển chiến lựơc của Việt Nam vào năm 2010 là 40 triệu tấn lương thực và 38 triệu tấn lúa gạo trong điều kiện diện tích canh tác lúa cả nước chỉ còn 4 triệu ha.
Chúng tôi trở lại đồng bằng sông Cửu Long lần này nhằm thực hiện đề tài: xuất khẩu gạo. Trên suốt dọc chặng đường đi từ tỉnh Long An, đến Tiền Giang, Đồng Tháp An Giang và Kiên Giang đâu cũng thấy được khung cảnh Ngày Mùa ở nông thôn. Phần lớn các diện tích đã thu hoạch xong , lúa chất đầy đồng. Ở những cánh đồng chưa kịp thu hoạch thì là bạt ngàn lúa chín vàng và nặng trỉu. Theo tiến sĩ Lê Văn Bảnh- Viện trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, Vụ lúa đông-xuân đang thu hoạch rộ và trúng mùa. Năng suất trung bình 6 tới 6, 4 tấn/ha, đặc biệt một vài nơi năng suất lên tới mức tối đa gần 8 tấn/ha. Như vậy với tổng diện tích khoảng 1,5 triệu ha thì sản lượng có thể đạt 9,5 triệu tấn đến 10 triệu tấn . Một lần nữa vựa lúa đồng bằng lại dư lúa để xuất khẩu gạo.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH
Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...
-
Nhà thờ trong lòng núi đá Lalibela là vùng đất đặc biệt với quần thể 11 nhà thờ đẽo gọt từ các đỉnh núi đá nguyên khối. Lalibela...
-
Tôi và anh Ngọc Thái biết nhau từ năm 1997, khi 2 người cùng dự Liên hoan ảnh ASEAN lần thứ nhất tại Hà Nội. Trong một t...
-
Sáng nay đọc báo Tuổi Trẻ “ Lùm xùm xung quanh cuộc thi ảnh Nét đẹp Cần Thơ ”- buồn! Thiệt là phiền, nhiều năm gần đây, tôi ...
-
Thầy giáo ĐỖ VIỆT KHOA Loạt bài “Người Việt không xấu xí” của chuyên mục Văn hóa – Đại Kỷ Nguyên hy vọng sẽ mang tới làn gió mát lành ...
-
Nhà thơ Trần Duy Lý HT – “ Biển chẳng giả đâu anh như đời vậy đó Thật giả ở người thôi Sống nhiều anh sẽ rõ…” Đọ...
-
Thu hoạch cá Tra Ở đồng bằng sông Cửu Long thật ra có ba câu chuyện đang nói về khìa cạnh kinh tế. Một là cây lúa...
-
Đà Nẵng – Một thành phố đáng sống nhất Việt Nam đang là tâm điểm của những câu chuyện thời đốt lò. Tôi thì ít qu...
1 nhận xét:
Đăng nhận xét