Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2018

Cù lao Phố

Một góc Cù Lao Phố




Tôi ấn tượng Cù Lao Phố khi đọc đến sử sách. Nhà văn Sơn Nam từng viết: “Vùng Cù lao Phố, nòng cốt của Biên Hòa. Đây là vị trí xứng danh ải địa đầu, với đường bộ lên Cao Miên và đường thủy ăn xuống Sài Gòn…”.Cù Lao Phố thật ra là một dải đất phù sa bồi được khai phá đã qua nhiều thế kỷ nằm giữa con sông Đồng Nai thuộc xã Hiệp Hòa, thuộc thành phố Biên Hòa với tổng diện tích là 6,94km2.

Bánh Tét - một đặc sản xứ Cù Lao

Qua Cù Lao bằng Phà

Sử sách có ghi vào năm 1679, Tổng binh Trần Thượng Xuyên dẫn theo một đoàn người xin cư trú tại Việt Nam và được Chúa Nguyễn chấp thuận cho vào đất Đông Phố (nay là Cù lao Phố) khẩn hoang. Từ đây, ông đã cùng người dân địa phương xây dựng nơi đây thành thương cảng lớn, các thương thuyền của người nước ngoài như Nhật Bản, Trung Hoa, Ấn Độ thường xuyên vào ra. Đường sá cũng được mở rộng, phố xá được xây dựng, chợ búa được thành lập ngày càng trở nên sầm uất, cảnh trên chợ, dưới thuyền, bán mua tấp nập diễn ra hàng ngày. Nhiều ngành nghề thủ công truyền thống có điều kiện phát triển như dệt chiếu, tơ lụa, đúc đồng, làm pháo, đồ gốm, đục đá... Và Cù lao Phố lúc này thực sự là thương cảng, trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của cả vùng Gia Định, tức Nam bộ ngày nay. Đến năm 1698, được chúa Nguyễn sai kinh lược phương Nam, Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã chọn Cù lao Phố làm nơi đặt tổng hành dinh. Chính ông đã có sáng kiến khuyến khích dân chúng từ các dinh trấn Quảng Nam, Quảng Ngãi vào khai khẩn ruộng đất, lập vườn tược, tiếp tục hình thành các làng mạc trù phú trên vùng đất Đồng Nai.


Cảnh dẹp cù Lao

Từ Cù Lao Phố nhìn sang thành phố Biên Hòa
Đó là chuyện lịch sử. Còn khi tôi đến Cù Lao Phố chỉ thấy nơi này là một vùng yên bình ngay giữa thành phố biên hòa ồn ào, náo nhiệt của các khu công nghiệp. Thích nhất ở Cù Lao Phố là di tích lích sử. Đó là đình Bình Kính, nơi quàn tạm quan tài của Nguyễn Hữu Cảnh trước khi chuyển về chôn ở quê hương Quảng Bình; Đình thờ Trần Thượng Xuyên (tức Tân Lân thành phố Miếu), người có công khai phá ra vùng đất đặc biệt này. Ngoài ra, ở Cù lao Phố còn có hai ngôi chùa nổi tiếng: Chùa Đại Giác xưa nhất xứ Đồng Nai và chùa Ông (thờ Quan Công). Vào các dịp lễ, tết trong năm, bà con người Hoa từ Tp. Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thuộc Nam bộ về đây cúng bái...

Chùa Ông

Khu Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh

Chù Đại Giác
Tôi thích nhất là chiều chiều đến khu đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh rồi đứng sát bờ sông chụp ảnh ngược về phía Cầu Gềnh, là một trong những nơi duy nhất còn lại ở VN, khi xe lửa chạy thì xe ô tô, mô tô nghỉ hoặc ngược lại. Ráng chiều hoàng hôn chiếu xuống con sông Đông Nai cộng với tiếng ầm ầm của đoàn tàu lửa, một hình ảnh trông thật…huyền ảo!


Cầu Gềnh

Cầu Gềnh khi xe lửa chạy qua

Cù Lao Phố nhìn từ Cầu Gềnh

Không có nhận xét nào:

VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...