Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Miền Tây mùa nước lũ ……

Anh Kỹ sư thuộc Viện Thủy lợi Miền Nam đi lấy số liệu đo tốc độ nước chảy 

Từ tháng 9 trở đi tức tháng 8 âm lịch, lòng tôi cứ nôn nao hướng về mùa nước nổi Phương Nam (Tôi hay gọi thế), bởi vài 3 năm liền tôi cứ “cày cày xới xới” với chiếc máy ảnh và những chiếc vỏ lải dọc ngang vùng nước lũ thuộc các tỉnh An Giang, Đông Tháp và Long An và Kiên Giang. Năm nay tôi không đi nữa nhưng cứ nghe cái ti vi rao “ nước lũ dâng cao…” lại nhớ và làm vài dòng về NÓ vậy!



Nước lấp hết đồng ruộng
Nơi đây là cánh đồng lớn sát biên giới CPC nay toàn nước
 Con sông Mê Kông là một trong những dòng sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ vùng cao nguyên Tây Tạng và chảy qua quãng đường dài 4.500 km qua Trung quốc, Miến điện, Lào, Thái lan, Campuachia và cuối cùng là Việt nam trước khi đổ ra biển Đông. Khi con sông khi chảy qua Việt Nam còn có tên là Sông Cửu Long.
Cảnh đẹp vùng Trà Sư mùa nước nổi
 Các cơn lũ bắt đầu khi nước sông Cửu Long dâng cao làm ngập vùng Savannakhet và Pakse ở miền Nam Lào rồi đến miền Đông Campuchia sau đó từ thượng lưu theo sông Tiền và sông Hậu chảy vào nước ta rồi thoát ra biển Đông. Mùa lũ thường kéo dài từ cuối tháng 6 cho đến cuối tháng 12 và được chia ra ba giai đoạn. Trong giai đoạn 1, từ tháng 7 đến tháng 8, nước lũ chảy vào các kinh và các mương rạch thiên nhiên vùng Đồng tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên.
Người nông dân Nam bộ cơ cực trong mùa lũ

Một nghề mới nhờ nước lũ

Con người phải sinh hoạt và tắm  cùng dòng nước
 Cao điểm lũ lụt xảy ra trong giai đoạn 2 khi mực nước sông Tiền ở Tân Châu cao hơn 4,2 m, và mực nước sông Hậu ở Châu Đốc cao hơn 3,5 m. Giai đoạn 3, lũ dừng lại và rút dần cho đến tháng 12. Đây là những tiêu chuẩn của Ủy ban Quốc tế Sông Mekong (Mekong River Commission) dùng để định nghĩa mổi khi lũ về. Về tổng thể, ĐBSCL được chia thành 2 vùng lớn: một nửa là vùng nước ngọt tiếp giáp với vùng nước mặn ven biển (không ngập lũ trực tiếp); một nửa còn lại, mỗi năm đều có lũ về, người dân thường gọi là mùa nước nổi do tác động trực tiếp từ nguồn lũ sông Cửu Long.
Cầu treo, phương tiên vao nhà
Theo nhiều lão nông trị điền sống lâu đời trên vùng nước nổi, Đồng Tháp Mười trước kia có thảm thực vật khá phong phú, nhiều cây sao, dầu, bằng lăng xen lẫn trong các trảng cỏ ngút ngàn. Những cánh đồng hoang rậm rạp lau, sậy, cỏ năn, sen, súng, hoà cùng với mênh mông đồng lúa, vườn cây ăn trái... Các cánh đồng hoang cũng là nơi trú ngụ của hàng trăm loài cá nước ngọt, tôm, cua, ốc cùng nhiều loài thuỷ sinh có giá trị thương phẩm cao như ếch, nhái, rắn, rùa, sen...

Đánh cá Linh mùa nước nổi

Mưu sinh


Đi chợ mùa nước
Từ Đồng Tháp Mười, một phần nước chảy ngược lại sông Tiền ở hạ lưu, một phần chảy ra kênh rạch, làm ngập lụt một vùng rộng lớn. Bao nhiêu nhà cửa, làng mạc, trường học, đường sá ngập chìm trong nước. Việc đi lại của cư dân đều trông vào những chiếc xuồng, ghe, vỏ lải, tắc ráng..






Mùa nước nổi cũng là mùa của bông điên điển. Dọc theo hai bờ các tuyến kênh chằng chịt ở miền Tây nam bộ điên điển trổ bông vàng rực. Khi nắng chiều sắp tắt, những tâm hồn lãng mạn có thể thưởng ngoạn nhiều mảng màu độc đáo, đượm vẻ đồng quê, được kết hợp từ một chút vàng của hoa, một chút xanh của trời chiều, một chút bạc trắng của dòng nước… Và, tôi lại nhớ về những món ăn từ cá Linh- Một đặc sản trời cho của mùa nước nổi đất phương Nam.


Cảnh đẹp rừng Tràm Trà Sư chi có trong mùa lũ

Sống cùng lũ


1 nhận xét:

Lãm Nguyệt Hiên nói...

Đẹp quá những tấm ảnh sâu lắng
miền quê,
Người Trung thấy thiệt mê
Cám ơn tác giả!

VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...