Tôi sinh ra và lớn lên trong một vùng đất khô hạn quanh năm. Nắng như “Rang”, gió như “ Phan”, người đời hay ví von như thế và tôi tự hào về điều này. Nhìn trên bản đồ, tỉnh Ninh Thuận ( thủ phủ là Phan Rang- Tháp Chàm) như một vùng núi và thảo nguyên nằm cuối dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, tỉnh Nình Thuận nổi tiếng cả nước là vùng " rốn" hạn với khí hậu khô hanh quanh năm, lượng mưa thuộc loại thấp nhất cả nước. Có một điều lạ lùng chỉ có nơi này làm được là nuôi những đàn cừu trên những vùng thảo nguyên khô hạn nhưng mênh mông.
Có một dạo tôi lang thang theo các lão nông tri điền ở xứ này hỏi “ Con cừu có mặt ở Ninh Thuận từ lúc nào?” Các cụ suy đóan rằng: con cừu có mặt ở vùng đất này có nguồn gốc từ Ấn Độ xuất hiện lần đầu tiên ở Ninh Thuận cách đây gần 100 năm do cộng đồng người Chăm ở địa phương nuôi nhằm mục đích cúng tế, lễ hội. Ưu điểm của loài cừu so các gia súc khác là chăm sóc đơn giản, thức ăn chủ yếu là cỏ chỉ, lá duối, xương rồng... mọc hoang dã trong những đất khô hạn. Đặc biệt, cừu thích nghi khá tốt trong vùng thảo nguyên khô hanh, độ ẩm thấp và chịu đựng nắng, gió tốt hơn bất cứ gia súc nào ở Việt Nam. Chính vì vậy, cừu chỉ phát triển duy nhất ở tỉnh Ninh Thuận. Nhiều địa phương khác thấy cừu dể nuôi và có lãi đã đem về nuôi thử nhưng đã thất bại. Cho nên đàn cừu đã trở thành vật nuôi của riêng Xứ Phan này và là như một phép mày do “ Trời “ ban cho…
Nếu ai đến tỉnh Ninh
Thuận sẽ thấy từ sáng sớm tinh sương những chàng trai, cô gái, đàn ông, đàn bà
chăn dắt đàn cừu từ chuồng lên những cánh đồng thảo nguyên mênh mông để chúng ăn
cỏ, chiều tối họ lại đưa đàn cừu trở về. Cứ ngày này sang ngày khác, họ lúc nào
cũng cùng đàn cừu đi tìm kiếm những cánh đồng cỏ mới xung quanh. Cho nên nhiều
người còn ví họ là dân " du mục" trên những cánh đồng cỏ.” Du mục”
không phải là những đàn ngựa chiến ở xứ Mông Cổ xa xăm, ở đây chỉ có những đàn
cừu hiền lành mà họ cũng như chủ trang trại đều gọi là " báu vật "!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét