Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

CHIẾN TRƯỜNG VIỆT NAM – MỘT GÓC NHÌN KHÁC

40 NĂM, THEO TÔI LÀ MỘT KHOẢNG THỜI GIAN KHÁ DÀI SAU MỘT CUỘC CHIẾN TRANH. VÌ VẬY, XEM CUỐN PHIM TÀI LIỆU NÀY, TÔI MỚI THẬT SỰ HIỂU ĐƯỢC PHẦN NÀO BẢN CHẤT HIỆN NAY VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ THỜI SỰ CỦA QUỐC GIA TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC NƯỚC LỚN NHƯ MỸ, NGA, TRUNG QUỐC…V.V…

TÔI NGHĨ, NGƯỜI VIỆT NAM THẬT SỰ QUÍ HÒA BÌNH HƠN BẤT CỨ QUỐC GIA NÀO TRÊN THẾ GIỚI, SAU KHI XEM TOÀN BỘ BỘ PHIM “ CHIẾN TRƯỜNG VIỆT NAM”


Tháng Tư năm nay ( 2015), cả nước kỷ niệm trọng thể 40 năm ngày giải phóng, thống nhất đất nước. Năm 1975, tôi chỉ là một cậu học sinh nhỏ ham chơi, ham học theo kiểu học trò. Và tôi cũng đã từng mơ hồ về về cuộc chiến tranh trên đất nước mình cứ xem đó là chuyện ở đâu xa mặc dù quê tôi lúc đó cũng ầm ầm tiếng súng ở làng quê và tiếng máy bay  thường xé tan bầu trời trong đêm…Lớn lên làm báo, làm cán bộ được học hành, được nghe giảng nhiều về truyền thống đấu tranh giành độc lập dân tộc, xem phim, đọc sách, xem hình ảnh v.v…nhưng nói thật, tôi chưa thật sự xem được một bộ phim nào mang tính chất tổng hợp, toàn diện về cuộc chiến tranh Việt Nam như bộ phim mà tôi giới thiệu dưới đây


Từ năm 1945 đến 1975 Đông dương bị phá hủy bởi một trong những cuộc chiến tranh dài và cay đắng của thế kỷ. Cuộc chiến tranh tại Việt Nam đã lôi kéo tham chiến của hàng triệu quân nhân Việt Nam, Pháp, Mỹ, Úc, Triều tiên và Anh và gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của những dân thường. Cuộc chiến với người Mỹ từ năm 1960 đến 1975 là cuộc xung đột có số thương vong và thiệt hại lớn nhất. Đó là sự tổng hoàn của tất cả các học thuyết và chiến lược chiến tranh mà Mỹ áp dụng tại Việt Nam. Theo thống kê thì cuộc chiến trên không đã thả xuống 8 triệu tấn bom các loại với đau thương tang tóc trên mảnh đất và con người Việt Nam. Đã có hơn cả triệu người Việt Nam hy sinh  và người Mỹ đã có gần 60.000 lính chết ở chiến trường này.


Tuy kịch bản của Dave Flitton và đạo diễn Dave là người Mỹ và Anh làm bộ phim này, có cách nhìn khác, nhưng sau khi xem 12 tập của bộ phim, tôi cảm nhận thật sự giá trị của cụm từ “ giành Độc Lập Dân Tộc” . Và tôi cũng nhận thấy là đây là bộ phim hay xét về khía cạnh lịch sử. Đạo diễn Dave với cách khai thác tư liệu theo nội dung từng phần và từng chủ đề nên bộ phim dễ xem và thực sự lôi cuốn…

Battlefield: Vietnam (Chiến Trường Việt Nam) (Trọn Bộ 12 Tập)













HẾT

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

SÔNG ĐỒNG NAI, MỘT CON SÔNG LỚN

Câu Ghềnh từ Cù Lao Phố bắc qua sông Đồng Nai 
                                      Những năm tháng công tác ở phía Nam, tôi có chọn nhiều đề tài xung quanh dòng sông này. Vì vậy tôi đã có những chuyến đi dọc theo con sông từ Sai Gòn, Biên Hòa cho đến Cần Giờ. Thế cho nên khi đọc báo, nghe tin về việc tỉnh Đồng Nai cho phép các nhà đầu tư xâm hại dòng sông để có lợi ích riêng, không quan tâm đến đời sống của con người nên tôi xót lòng quá nên viết đồi dòng và chia sẻ một vài tấm ảnh về con sông này với bạn bè….Những năm tháng công tác ở phía Nam, tôi có chọn nhiều đề tài xung quanh dòng sông này. Vì vậy tôi đã có những chuyến đi dọc theo con sông từ Sai Gòn, Biên Hòa cho đến Cần Giờ. Thế cho nên khi đọc báo, nghe tin về việc tỉnh Đồng Nai cho phép các nhà đầu tư xâm hại dòng sông để có lợi ích riêng, không quan tâm đến đời sống của con người nên tôi xót lòng quá nên viết đồi dòng và chia sẻ một vài tấm ảnh về con sông này với bạn bè….



Theo ông Nguyễn Xuân Cầu, nguyên Giám đốc Công ty CP cấp ước Thủ Đức, hiện có trên 2/3 lượng nước sạch phục vụ sinh hoạt hằng ngày cho khoảng 10 triệu dân TP.HCM là từ nguồn nước sông Đồng Nai.





Theo “Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Sông Đồng Nai là con sông nội địa dài nhất Việt Nam, lớn thứ nhì Nam Bộ về lưu vực, chỉ sau sông Cửu Long. Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài 586 km  và lưu vực 38.600 km² 



Sông Đồng Nai đổ vào biển Đông tại khu vực huyện Cần Giờ. Các phụ lưu chính của nó gồm sông Đa Nhim, sông Bé, sông La Ngà, sông Sài Gòn, sông Đạ Hoai và sông Vàm Cỏ. Các chi lưu của nó là sông Lòng Tàu, sông Đồng Tranh, sông Thị Vải, sông Soài Rạp.




Nguồn sông chính xuất phát từ cao nguyên Lâm Viên, tỉnh Lâm Đồng. Đoạn trên sông mang tên sông Đắc Dung. Sông uốn khúc chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam vượt khỏi miền núi ra đến bình nguyên ở Tà Lài, tỉnh Đồng Nai.
Sông Đa Nhim, góp nước vào sông Đắc Dung ở Đại Ninh. Ở khoảng hợp lưu với sông Bé thì có đập Trị An chắn dòng sông, tạo nên hồ nước nhân tạo lớn nhất miền Nam, tức hồ Trị An cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An. Hồ Trị An cũng là nơi sông La Ngà từ triền núi phía nam cao nguyên Di Linh dồn nước về.



Đến thị trấn Uyên Hưng huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương thì sông Đồng Nai chảy theo hướng Bắc - Nam ôm lấy cù lao Tân Uyên và Cù Lao Phố. Sông chảy qua thành phố Biên Hòa và đến Nhà Bè thì có thêm chi lưu là sông Sài Gòn. Vì vậy ca dao có câu:
Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về...
Gia Định là rẽ theo sông Sài Gòn lên phía Tây Ninh, còn Đồng Nai là theo dòng sông lên Biên Hòa.
Nhánh chính sông Đồng Nai ở khúc hạ lưu thường gọi là sông Nhà Bè. Sách xưa gọi sông này là "Phước Bình". Sông Đồng Nai hòa với nước của sông Vàm Cỏ từ Long An đổ về trước khi chảy ra biển Đông.



Hai phân lưu chính của sông Đồng Nai là sông Soài Rạp đổ vào vịnh Soài Rạp tại cửa Soài Rạp (rộng 2.000 - 3.000 m, sâu 6 – 8 m) ở huyện Cần Giờ và sông Lòng Tàu (sâu 15–20 m) đổ vào vịnh Gành Rái.
Cù Lao Phố trên sông Đồng Nai là nơi phát triển sầm uất trước khi vùng đất này trở thành đơn vị hành chính chính thức của Đàng Trong năm 1698.





Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Đắk Lắk, nơi cuộc chiến đi qua


Tháng Tư năm nào cũng vậy, đã là người Việt Nam đều đầy ắp kỷ niệm, hồi ức. Nhất là hồi ức về chiến tranh, về những vùng đất gắn liền với những trận chiến khốc liệt để rồi bao nhiều sinh mệnh con người phải ngã xuống…Tôi muốn nói về một trong những nơi như thế: Tỉnh Đắk Lắk với Tp Buôn mê thuộc nổi tiếng.













 Lang thang” trên những cánh rừng khộp mùa khô, lá rụng, tôi nghĩ mãi làm sao có tới hàng trăm chiếc xe tăng “núp” trong những cánh rừng trống hoắt như thế này được nhỉ? (trận đánh Buôn mê thuộc tháng 3/1975). Anh Phó giám đốc Ban quản lý rừng Buôn Đôn từng là bộ đội trường sơn giải thích cho tôi rằng: “… đó là điều bất ngờ với máy bay do thám Mỹ. bởi chỉ sau một cơn mưa rừng khộp sẽ xanh ngay lá, phủ táng rộng ra nên việc những chiếc xe tăng ngụy trang trong những cánh rừng khộp là lý tưởng nhất…” Chiến tranh đã đi qua đã 37 năm rồi còn gì nên theo tôi những ký ức chiến tranh nên dần dần phai mờ theo năm tháng để cuộc sống được cởi mở, tươi vui và dể chịu như rừng khộp sau cơn mưa…

Tôi đến Đắk Lắk 2 lần, lần đầu tiên dự lễ hội cồng chiêng vào năm 2008, nhưng không ấn tượng lắm. Tôi không thích người ta sân khấu hóa văn hóa cồng chiêng vốn là một hoạt động văn hóa gắn với buôn làng trong núi rừng. Lần thứ 2 tôi thật sự “ lang thang” nên ngẩu hứng chụp ảnh lung tung.




 Theo tôi, chính không gian huyền thoại núi rừng tây nguyên đã tạo nơi này có trường ca Đam San, những bộ đàn đá, đàn T'rưng, đàn K'lông pút độc đáo. Là cái nôi nuôi dưỡng không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.Đáng chú ý khi đến thăm Đắk Lắk là những ngôi nhà dài truyền thống theo huyền thoại có thể "dài như tiếng chiêng ngân" hoặc các bến nước của các buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, một nét văn hoá rất đặc trưng của vùng đất này và ấn tượng với du khách bằng những sản phẩm gia dụng như bàn, ghế và cả thuyền độc mộc đẻo từ những cây rừng lớn nguyên vẹn...








Thứ Hai, 2 tháng 3, 2015

Bộ ảnh ngực trần cho con bú tuyệt đẹp của bà mẹ Nha Trang

Khoảnh khắc người mẹ cho con bú tuyệt đẹp dưới ống kính của người chồng - anh Trần Cường
Tôi thích bộ ảnh này khi nó được xuất hiện trên facebook. Rõ ràng người chồng, người cha vừa là tác giả – anh Trần Cường – như một nhiếp ảnh gia thực thụ khi anh sử dụng khá độc đáo về ành sáng và bố cục cũng như những cảm xúc thăng hoa niềm hạnh phúc của riêng mình để những bức ảnh trở thành nghệ thuật đúng nghĩa. Tôi mạn phép tác giả chia sẻ bộ ảnh này lên blog “ Lang Thang” như một sự khâm phục một ý tưởng tuyệt vời này, mặc dù ý tưởng ban đầu của anh từ bức ảnh của  nhiếp ảnh gia Elena Karneeva

Cùng ngắm những khoảng khắc cho con bú tuyệt đẹp của hai mẹ con dưới ống kính người cha Việt

Ấn tượng với bộ ảnh ngực trần cho con bú nổi tiếng thế giới của nhiếp ảnh gia người Nga Elena Karneeva, anh Trần Cường (sinh năm 1988) - một ông bố Việt trẻ mới lên chức, đồng thời là một nhiếp ảnh gia có tiếng ở Nha Trang cũng đã quyết định thực hiện một bộ hình tương tự để lưu giữ những khoảng khắc không thể nào quên của chính vợ và con trai mình. Bộ hình mới được anh Trần Cường đăng tải trên facebook cá nhân của mình không lâu và đã nhanh chóng thu hút sự chú ý, quan tâm mạnh mẽ từ cộng đồng mạng.
Hai nhân vật chính trong bộ ảnh táo bạo nhưng đầy ý nghĩa của anh Cường chính là người vợ - chị Huyền Trang (sinh năm 1989) và con trai nhỏ, bé Bảo Nam (hiện được 15 tháng tuổi). Anh Cường cho biết, vợ chồng anh yêu nhau đã được 6,7 năm, sau đó mới đi tới hôn nhân và có con trai đầu lòng vào năm ngoái.
Bức hình đã tạo được tiếng vang lớn trên thế giới cho nhiếp ảnh gia Elena Karneeva

Bộ ảnh được anh Trần Cường thực hiện để kỉ niệm những ngày tháng thiêng liêng nhất của người mẹ.

"Tôi được biết đến bộ ảnh này là của 1 nhiếp ảnh người Nga mà bản thân rất hâm mộ. Tôi thích bộ ảnh đó từ lúc vợ mang bầu, ấp ủ đợi con lớn rồi sẽ thực hiện lại, để làm kỉ niệm. Tôi thấy bộ ảnh toát lên sự thiêng liêng tình mẫu tử, nuôi con từ bầu sữa ngọt ngào. Bản thân tôi là nhiếp ảnh gia nên tôi rất thích chụp để thỏa đam mê, mà chụp cho vợ mình, con mình thì lại càng tuyệt vời", anh Cường cho biết.



Bé Bảo Nam, cậu con trai nhỏ 15 tháng tuổi đầy sức sống và đáng yêu dưới ống kính cha.
Khi được hỏi về chuyện liệu có lo sợ những bức ảnh táo bạo này sẽ vấp phải ý kiến trái chiều từ cộng đồng mạng, anh Cường bộc bạch "Trước khi đăng ảnh lên mạng xã hội, tôi cũng nói với vợ là dư luận thì có người này người kia, khen chê có hết nên em đừng quan tâm. Tôi chỉ muốn cho mọi người biết, tôi tự hào rằng đó là vợ mình, con mình và tôi đặt hết tình cảm vào từng bức hình. Tôi động viên vợ đừng buồn vì những ý kiến trái chiều nếu có".

http://m.vietnamnet.vn/vn/doi-song/223419/bo-anh-nguc-tran-cho-con-bu-tuyet-dep-cua-ba-me-nha-trang.html#


VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...