Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Đắk Lắk, nơi cuộc chiến đi qua


Tháng Tư năm nào cũng vậy, đã là người Việt Nam đều đầy ắp kỷ niệm, hồi ức. Nhất là hồi ức về chiến tranh, về những vùng đất gắn liền với những trận chiến khốc liệt để rồi bao nhiều sinh mệnh con người phải ngã xuống…Tôi muốn nói về một trong những nơi như thế: Tỉnh Đắk Lắk với Tp Buôn mê thuộc nổi tiếng.













 Lang thang” trên những cánh rừng khộp mùa khô, lá rụng, tôi nghĩ mãi làm sao có tới hàng trăm chiếc xe tăng “núp” trong những cánh rừng trống hoắt như thế này được nhỉ? (trận đánh Buôn mê thuộc tháng 3/1975). Anh Phó giám đốc Ban quản lý rừng Buôn Đôn từng là bộ đội trường sơn giải thích cho tôi rằng: “… đó là điều bất ngờ với máy bay do thám Mỹ. bởi chỉ sau một cơn mưa rừng khộp sẽ xanh ngay lá, phủ táng rộng ra nên việc những chiếc xe tăng ngụy trang trong những cánh rừng khộp là lý tưởng nhất…” Chiến tranh đã đi qua đã 37 năm rồi còn gì nên theo tôi những ký ức chiến tranh nên dần dần phai mờ theo năm tháng để cuộc sống được cởi mở, tươi vui và dể chịu như rừng khộp sau cơn mưa…

Tôi đến Đắk Lắk 2 lần, lần đầu tiên dự lễ hội cồng chiêng vào năm 2008, nhưng không ấn tượng lắm. Tôi không thích người ta sân khấu hóa văn hóa cồng chiêng vốn là một hoạt động văn hóa gắn với buôn làng trong núi rừng. Lần thứ 2 tôi thật sự “ lang thang” nên ngẩu hứng chụp ảnh lung tung.




 Theo tôi, chính không gian huyền thoại núi rừng tây nguyên đã tạo nơi này có trường ca Đam San, những bộ đàn đá, đàn T'rưng, đàn K'lông pút độc đáo. Là cái nôi nuôi dưỡng không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.Đáng chú ý khi đến thăm Đắk Lắk là những ngôi nhà dài truyền thống theo huyền thoại có thể "dài như tiếng chiêng ngân" hoặc các bến nước của các buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, một nét văn hoá rất đặc trưng của vùng đất này và ấn tượng với du khách bằng những sản phẩm gia dụng như bàn, ghế và cả thuyền độc mộc đẻo từ những cây rừng lớn nguyên vẹn...








Không có nhận xét nào:

VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...