Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2017

Nhiếp ảnh VN còn chạy theo “thời vụ”

        



http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20141204/nhiep-anh-vn-con-chay-theo-thoi-vu/680013.html

TT - Ông Vũ Quốc Khánh - chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam - đã có cuộc trao đổi cởi mở, thẳng thắn với Tuổi Trẻ về những vấn đề nóng của nhiếp ảnh Việt Nam hiện tại.
              
           
* Từ cách đây 20 năm đã có ý kiến cho rằng nhiếp ảnh Việt Nam vẫn chỉ dừng ở mức phong trào, và hiện nay câu chuyện này đang tiếp tục được bàn luận. Trước thềm đại hội lần 8 của Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam (ngày 5 đến 7-12), ông nghĩ sao về câu chuyện này?
- Tôi cho rằng suy nghĩ đó không phải sai lắm.
Chỉ có điều so nhiếp ảnh bây giờ với vài năm hoặc 10 năm trước thì khác hẳn về tư duy, xử lý, chất lượng ảnh. Cùng là phong trào nhưng phong trào nhiếp ảnh hiện tại chất lượng đã hơn trước.
Tuy nhiên, để có được những tác phẩm làm hài lòng công chúng hoặc được giải thưởng quốc tế thật xứng đáng thì không dễ. Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam hiện có 1.000 hội viên với số lượng ảnh rất nhiều, không thiếu những tác phẩm nghệ thuật đẹp, nhưng để có những bức ảnh nhớ đời, bức ảnh khiến người ta luôn trăn trở, ám ảnh thì chưa có nhiều.
Hiện nay nhiếp ảnh của chúng ta vẫn đang theo phong trào nhiều hơn. Những tác phẩm đỉnh cao về nội dung, về nghệ thuật, những tác giả, tác phẩm mang tầm vóc dân tộc thì rất hiếm, thậm chí tôi cảm giác như chưa thấy xuất hiện.
Tuy nhiên, đã bắt đầu xuất hiện những tác giả và tác phẩm phản ánh những vấn đề nóng, những vấn đề thật sự liên quan đến vận mệnh của đất nước và được xã hội quan tâm như tác giả Nguyễn Á với đề tài Hoàng Sa - Trường Sa, tác giả Trần Thế Phong với đề tài về người khuyết tật...
Tôi cho rằng đó là một khởi đầu cho sự bứt phá trong việc nghiên cứu, tìm tòi đề tài chuyên biệt để đi sâu, đi sát những vấn đề thời sự nóng hổi của đất nước.
* Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn đến việc phong trào nhiếp ảnh của nước ta tuy đông về số lượng nhưng chất lượng chưa cao, hiếm có những tác phẩm đỉnh cao?
- Trước đây, trong thời kỳ chiến tranh, Việt Nam như trọng tâm thông tin của thế giới, vì vậy chúng ta đã có nhiều bức ảnh gây tiếng vang. Còn bây giờ đối tượng chụp ở Việt Nam không phải là những vấn đề nóng của thế giới nữa, đó là nguyên nhân khách quan...
Có bộ ảnh ở Việt Nam như những tác phẩm về người đồng tính đoạt giải thưởng quốc tế. Nhưng đó là đề tài nhân văn, chưa phải là bộ ảnh tiêu biểu cho dân tộc, đất nước mình.
Ngoài ra, còn có nguyên nhân chủ quan là những nhà nhiếp ảnh đã thật sự say mê, tìm tòi, sáng tạo hay chưa? Anh em nghệ sĩ nhiếp ảnh còn đang sáng tác theo “thời vụ”, chạy theo các cuộc thi là chính. Sự ham muốn lấy được giải thưởng đã làm nhiều người quên mất cái sâu hơn, lớn hơn, là bản thân nhà nhiếp ảnh phải có tầm tư duy, có những đề tài lớn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc.
Tôi luôn cho rằng tài năng của nghệ sĩ không phải chỉ được khẳng định qua nhiều giải thưởng. Bên cạnh nhiều giải thưởng, nhà nhiếp ảnh phải có đột phá trong tư duy của nhiếp ảnh.
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Quốc Khánh - Ảnh: Việt Dũng
* Có những bức ảnh được biết đến cách đây nhiều năm, nhưng đến tận bây giờ, ở đâu đó ta vẫn bắt gặp những bức ảnh quen quen. Phải chăng nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh đã thiếu sáng tạo?
- Ðó chính là tính không chuyên nghiệp, mang tính phong trào của nhiếp ảnh Việt Nam. Ví dụ trong một cuộc thi năm nay, có bức ảnh nào được giải thưởng về chủ đề gì đó thì năm sau sẽ thấy rất nhiều bức ảnh na ná như vậy.
Nhiều người nghĩ rằng chụp theo như thế thì có thể đoạt giải. Nhưng tôi cho rằng đã là sáng tạo thì không thể lặp lại. Tôi có bức ảnh đoạt giải: Bà mẹ địu đứa con sau lưng chụp năm 1991, thì đến bây giờ tôi vẫn còn bắt gặp những tác phẩm tương tự như thế, thậm chí còn chú thích giống y như bức ảnh của tôi ngày ấy cách đây hơn 20 năm là “Mặt trời của mẹ”.
Nói như vậy để thấy rằng khả năng tư duy, khả năng tìm tòi những ý tưởng mới, cái tầm của nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam còn hạn chế, nên mới có những bức ảnh mang tính bắt chước nhiều hơn là sự sáng tạo cá nhân. Từ đó cho ra đời các bức ảnh cứ giông giống nhau.
* Thưa ông, vậy nhiếp ảnh Việt Nam hiện đang ở đâu trên bản đồ nhiếp ảnh của khu vực và quốc tế?
- Nhiếp ảnh Việt Nam trong bản đồ khu vực đã được thể hiện rõ. Việt Nam tham gia các cuộc thi nhiếp ảnh khu vực được các nước bạn đánh giá khá tốt. Các nước nhìn nhận ảnh của Việt Nam hơi lạ về đề tài nên dễ được giải.
Nhiếp ảnh Việt Nam xuất phát điểm muộn so với quốc tế, nhưng hiện nay nhiếp ảnh Việt Nam đã có thể chơi, so tài với bạn. Có những tác giả và tác phẩm của Việt Nam được bạn đánh giá rất cao. Việt Nam cũng tổ chức được nhiều cuộc chơi trong khu vực. Có thể nói nhiếp ảnh Việt Nam đang hội nhập vừa sâu, vừa rộng và có hiệu quả với nhiếp ảnh khu vực và thế giới.
Nhưng nhìn chung, mặt bằng nhiếp ảnh của Việt Nam so với bạn còn những hạn chế. Tuy có một vài cá nhân nghệ sĩ bằng sự say mê tìm tòi, sáng tạo đã vượt lên nhưng nhìn chung nhiếp ảnh nước ta vẫn đang ở mức trung bình, thậm chí tôi cho rằng phải cố gắng nhiều hơn nữa.
VŨ VIẾT TUÂN thực hiện

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2017

CHÙA ĐẠI GIÁC – NƠI LƯU GIỮ MỘT MỐI TÌNH CẢM ĐỘNG…



Tôi đã đến chùa Đại Giác thuộc ấp nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) mà dân gian thường gọi là Cù Lao Phố nổi tiếng một thời. Nhận thấy đây là ngôi chùa nhỏ xinh xắn và dành cho các ni cô tu hành nên chúng tôi vào xin thắp vài nén hương thơm. Chúng tôi đã được đón tiếp nhiệt thành khi ngỏ ý muốn chụp vài bức ảnh.... .






Theo sử sách, Công chúa Ngọc Anh có nhan sắc chim sa cá lặn, nhưng lại nguyện không lấy chồng, mãi thành tâm ăn chay và tụng kinh niệm phật để cầu sự thái bình, thịnh trị cho triều đại nhà Nguyễn. Thế nhưng, khi gặp Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành, cô đã thầm yêu nhà sư và có ý định tìm mọi cách khiến nhà sư phá giới.




Để tránh duyên trần với nàng công chúa nhà Nguyễn, Thiền sư đã dùng Phật pháp ngày ngày giảng giải cho công chúa, với hi vọng cô sớm tỉnh ngộ mối tình oan trái này. Thậm chí, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành còn viện cớ trở về chùa Từ Ân (Gia Định) chịu tang sư phụ, rồi ở lại luôn. Song, dường như tình yêu càng không được đáp lại càng khiến con người ta ham muốn có bằng được, công chúa đã vào Gia Định để cúng dường chùa Từ Ân và Khải Tường, nhưng thực chất là muốn gặp người trong mộng.

Trong thời gian Công chúa ở chùa, mỗi sáng Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt đều phải đến hầu chuyện và cho đến một hôm, nhà sư bỗng dưng biến mất, khiến Công chúa cứ nằm trầm tư, buồn bã không thiết cả việc ăn uống. Rồi vì sức khỏe Công chúa ngày một sa sút, thị giả của nhà sư là sa di Mật Dĩnh sợ rằng, nếu Công chúa có mệnh hệ nào sẽ có hại cho chùa, nên đành phải tiết lộ là Thiền sư đã lên chùa Đại Giác ở Cù lao Phố để nhập thất hai năm.





Công chúa lại tìm đến nơi. Theo sách Lịch sử Phật giáo Đàng Trong, trước cửa thất đóng kín của Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt, Công chúa quì xuống, lễ ba lễ và thưa rằng: "Đệ tử sắp hồi kinh nên đến đây xin hòa thượng cho diện kiến lần chót trước khi lên đường". Không nghe thấy tiếng trả lời, Công chúa lại nài nĩ: "Bạch Hòa thượng, nếu Hòa thượng không tiện ra tiếp, xin Hòa thượng cho con nhìn thấy bàn tay của Hòa thượng, đệ tử cũng hân hoan mà ra về...". Im lặng trong vài phút, Hòa thượng trong thất đưa một bàn tay ra cửa nhỏ, Hoàng cô vội ôm lấy bàn tay hôn nhẹ và khóc... 



Sử sách chép, vào khuya đêm đó, trong khi mọi người đang an giấc, bỗng thấy lửa cháy rực ở tịnh thất của Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt. Dù tận tình cứu hỏa, nhưng tịnh thất và xác thân Hòa thượng đã cháy tiêu. Còn Công chúa Ngọc Anh, do quá đau buồn, ngay hôm sau, đã uống độc dược quyên sinh tại hậu liêu chùa Đại Giác. Đó là ngày mồng 2 tháng 11 năm Quý Mùi (1823).


Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2017

TÔI LÊN TÂY NGUYÊN..


Lên Nương
Tôi đã có 3 lần lên Tây Nguyên. Cứ mỗi lần đi tôi lại khám phá ra nhiều điều thú vị về vùng đất huyền thoại này. Và, chuyến đi tháng 3 năm 2014 là chuyến đi khác lạ khi tôi có nhiều thời gian tiếp xúc với nhiều lễ hội dân gian của người bản xứ Ê Đệ, M’Nông v.v với nhiều cảm xúc tràn đầy…
Rừng Khộp

Thác Dray Sap

Thiếu nữ M'Nông

Tắm sông Serepok




Theo “Bách khoa toàn thư mở Wikipedia”

Trước thế kỷ 19, Vùng đất Tây Nguyên từ xưa vốn là vùng đất tự trị, địa bàn sinh sống của các bộ tộc thiểu số, chưa phát triển thành một quốc gia hoàn chỉnh. Do đất rộng, người thưa, các bộ tộc thiểu số ở đây thỉnh thoảng trở thành nạn nhân trước các cuộc tấn công của vương quốc Champa ở phía đông hoặc Chân Lạp ở phía tây nhằm cướp bóc và bắt nô lệ. Tháng 2 năm Tân Mão niên hiệu Hồng Đức thứ 2 (1471), vua Lê Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành, phá được thành Chà Bàn, bắt sống vua Champa là Trà Toàn, sáp nhập 3 phần 5 lãnh thổ Champa thời đó vào Đại Việt. Hai phần Champa còn lại, được Lê Thánh Tông chia thành các tiểu quốc nhỏ thuần phục Đại Việt. Phần đất Phan Lung (tức Phan Rang ngày nay) do viên tướng Chăm là Bồ Trì trấn giữ, được vua Lê coi là phần kế thừa của vương quốc Chiêm Thành. Một phần đất nay là tỉnh Phú Yên, Lê Thánh Tông phong cho Hoa Anh vương tạo nên nước Nam Hoa. Vùng đất phía Tây núi Thạch Bi, tức miền bắc Tây Nguyên ngày nay được lập thành nước Nam Bàn, vua nước này được phong là Nam Bàn vương.

Hạn Hán


Múa hát
 Sau khi Chúa Nguyễn Hoàng xây dựng vùng cát cứ phía Nam, các chúa Nguyễn ra sức loại trừ các ảnh hưởng còn lại của Champa và cũng phái một số sứ đoàn để thiết lập quyền lực ở khu vực Tây Nguyên. Các bộ tộc thiểu số ở đây dễ dàng chuyển sang chịu sự bảo hộ của người Việt, vốn không có thói quen buôn bán nô lệ. Tuy nhiên, các bộ tộc ở đây vẫn còn manh mún và mục tiêu của các chúa Nguyễn nhắm trước đến các vùng đồng bằng, nên chỉ thiết lập quyền lực rất lỏng lẻo ở đây. Trong một số tài liệu vào thế kỷ 16, 17 đã có những ghi nhận về các bộ tộc Hré, Hroi, Kor, Bru, Ktu và Pacoh,Djarai Mnong và Rhadé Epan, Raglai, Mạ để chỉ các bộ tộc thiểu số sinh trú ở vùng Nam Tây Nguyên ngày nay

Lễ cúng Bến Nước

Khu du lịch Buôn Đôn

Lễ hội Đâm Trâu
.
Cúng Bến Nước


Tuy sự ràng buộc lỏng lẻo, nhưng về danh nghĩa, vùng đất Tây Nguyên vẫn thuộc phạm vi bảo hộ của các chúa Nguyễn. Thời nhà Tây Sơn, rất nhiều chiến binh thuộc các bộ tộc thiểu số Tây Nguyên gia nhập quân Tây Sơn, đặc biệt với đội tượng binh nổi tiếng trong cuộc hành quân của Quang Trung tiến công ra Bắc xuân Kỷ Dậu (1789). Tây Sơn thượng đạo, vùng đất phía Tây đèo An Khê là một căn cứ chuẩn bị lực lượng cho quân Tây Sơn thủơ ban đầu. Người lãnh đạo việc hậu cần này của quân Tây Sơn là người vợ dân tộc Ba Na của Nguyễn Nhạc.

Mua và Bán

Thi voi đá Banh

Thi voi chạy tốc độ

Thi voi bơi qua sông Serepok

Thời Pháp thuộc người Kinh bị hạn chế lên vùng Cao nguyên nên các bộ tộc người Thượng sinh hoạt trong xã hội truyền thống. Mãi đến giữa thế kỷ 20 sau cuộc di cư năm 1954 thì số người Kinh mới tăng dần.

Cồng Chiêng

Đánh cá Hồ Lak

Voi ở Hồ Lak

Từ đó nhiều dân tộc thiểu số chung sống với dân tộc Việt (Kinh) ở Tây Nguyên như Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông...

Người M'Nông làm chổi

Khát nước

Nụ cười M;Nông


Già làng N;Nông

Tây Nguyên, nay đã là một vùng đất chiến lược của thời Việt Nam hiện đại ngày nay. Chính vì vậy hiểu thêm về đất và người ở đây cũng là một sự hãnh diện của một công dân Việt – Tôi nghĩ thế!

Đôi bạn...

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2017

Ra đảo " HẢI TẶC"





                        Trên  trang web tự điển mở http://vi.wikipedia.org có viết rắng: “ Đảo Hải Tặc còn gọi là Hòn Tre thuộc địa phận Thị xã Hà Tiên.Trên đảo vẫn còn nhiều người lưu giữ những câu chuyện về băng cướp biển Cánh buồm đen, tồn tại ở những năm đầu thế kỷ 20. Băng cướp này chủ yếu cướp của những tàu buôn nước ngoài. Trên cột buồm tàu của băng này thường treo cây chổi với thông điệp quét sạch tàu qua lại. Phạm vi hoạt động của băng cướp rất rộng, bao trùm một vùng biển lớn trong vịnh Thái Lan.

Năm 1983, có hai người nước ngoài, một người Mỹ và một người Anh đã đến quần đảo để đào kho báu. Trong hồ sơ của Công an tỉnh Kiên Giang còn ghi tóm tắt về vụ việc này, diễn ra vào một buổi chiều tháng 3 năm 1983. Hồ sơ viết: “quần chúng ở xã Tiên Hải (xã ở hải đảo), huyện Kiên Hải dùng tàu biển vây bắt hai người nước ngoài xâm nhập vào đảo, một người Anh (Richard Charles Knight), một người Mỹ (Frederick Kurt Graham) đi bằng bobo từ hướng đảo Phú Quốc vào đảo Hòn Tre Nhỏ, thu hai máy bộ đàm, hai máy chụp hình, một máy quay phim, một ống dòm, nhiều bản đồ, hải đồ và dụng cụ khác”. Họ khai rằng mình có một tấm bản đồ được vẽ cách đây 300 năm của dòng họ truyền lại chỉ dẫn tới kho báu mà hải tặc chôn giấu ở đây.”













Những câu chuyện xưa thật ra chẳng ảnh hưởng mấy đến chuyến đi của tôi ra đảo với một buổi sáng trời đẹp.  Nhìn từ xa hòn đảo giống như một con cá sấu đang bơi.  Tôi và mấy ông bạn chạy ca nô một vòng quanh và một tiếng đồng hồ “ lang thang” trên đảo chả thấy bóng dáng bọn “ hải tặc” mà chỉ gặp vài gia đình ngư dân hiền từ và hiếu khách. Nhiều bức ảnh ngồ ngộ cho hòn đảo này. Chiến tích viếng thăm đảo hải tặc là những món nhậu : ốc, ghẹ, cầu gai và mực..

Tôi có một chuyến đi để đời trong hành trình " Lang Thang" cùng với Báo ảnh Việt Nam./.

VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...