Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2018

LŨ LẠI VỀ…

Vào mùa lũ, ngư dân tranh thủ giăng lưới bát cá tôm


                         Lũ lại về rồi….! Thật khác thường, mới tháng 8 dương lịch mà lũ đã về miền Tây Nam bộ. Tin tức cứ ra rả thông báo nước lũ đổ về đồng bằng sông Cửu long mà tôi lại cứ nôn nao trong lòng mặc dù đang ở cực Nam Trung bộ bởi đã nhiều  lần đi chụp và viết về mùa nước lũ miền tây khi nó thật sự chỉ bắt đầu từ tháng  9 hoặc tháng 10 trở đi chứ không phải như năm nay. Có người thì bảo rằng lũ về sớm là do biến đổi khí hậu, người thì bảo năm nay mưa nhiều và sớm quá. Tất nhiên lũ về sớm cũng là hậu quả nhãn tiền của sự kiện vỡ đập thủy điện Sepien-Senamnoy  ở đất nước Lào vừa qua gây nên. Tất cả những nhận định đúng có lẽ đều đúng, nhưng lũ miền tây mà sớm là hiện tượng bất thường có nhiều người buồn và cũng nhiều người vui vì cho rằng đây là khởi đầu cho một “ Mùa nước nổi ‘ đến sớm ở vùng Tứ Giác Long Xuyên – Nam bộ.

Những cánh rừng Tràm ven sông ở Long An

Chăn nuôi luôn khó khăn trong  mùa lũ...

Mước lũ bắt đầu tràn về VN từ huyện Hồng Ngư ( Đồng Tháp)

Nước dân lên gây khó cho người dân sống ở ruộng

Những " sát thủ" chuyên nghiệp mùa nước lũ

                            Hàng năm nước lũ bắt đầu từ Campuachia  tràn sang Việt Nam qua 2 con sông Tiền và sông Hậu bắt đều từ các địa danh quen thuộc là huyện An Phú, Tịnh Biên, TP Châu Đốc, thị xã Tân Châu .. tỉnh An Giang, ở tỉnh Đồng Tháp thì Hồng Ngự và xã Thạnh Hưng thuộc huyện huyện Tân Hưng của tỉnh Long An – Một vùng trủng của vùng đồng tháp mười. Vì vậy, muốn đi xem , tìm hiểu và chụp ảnh về sự kì thú của mùa lũ miền Tây nên đến thẳng những địa danh này cho đở mất thời gian di chuyển. Cánh nhiếp ảnh chúng tôi gồm các anh Kim Sơn, Quang Minh, Lê Cương, Vương Niên, Minh Quốc, Nguyễn Văn Tâm và Tôi với nhiều chuyến đi săn “ mùa  nước nổi Phương Nam” cũng từ những địa danh này.Cung đường đẹp nhất để  đi là từ Sài Gòn  đi theo QL1 đến TP. Tân An rồi quẹo phải về hướng Thủ Thừa. Đó là điểm đầu của QL62, nếu đi thẳng đến cuối tuyến đường QL62 sẽ đi qua những huyện vùng sâu như Tân Thạnh, Mộc Hóa Vĩnh Hưng , Tân Hưng... và cuối cùng cũng đến Tân Hồng và Hồng Ngự rồi đi phà sang sông Tiền qua An Giang. Đây là cung  đường đi qua giữa những vùng trủng của đồng tháp mười vào mùa nước nỗi rất đẹp có nhiều câu chuyện và hình ảnh để tha hồ ghi chép và kể chuyện.

Tuổi thơ thích thú khi nước lũ tràn về...

Mưu sinh mùa lũ

Nước lũ tràn về khu vực đập Trà Sư ( An Giang)

Nước lên thì cứ lên, nông dân vẫn tay lưới, tay chèo

Sống chung với lũ

Lũ về rồi

                          Chuyện kể ở mùa lũ đất phương Nam ôi thôi vô số câu chuyện để kể về ảnh và đời…Đầu tiên là chuyện về LÚA. Miền Tây Nam bộ nổi tiếng thế giới chính là những cánh đồng lúa. Cả một vùng lúa bạt ngàn mà người ta thường gọi là châu thổ thì phải biết nó bạt ngàn và quí đến chừng nào. Tôi nhớ đến cụm từ “ Cánh đồng chó ngáp” hay là “ đồng  ruộng cò bay gãy cánh..” ha ha. Rất hình tượng, nếu ở miền trung VN chỉ là cò bay thẳng cánh thôi thì ở nam bộ là phải “ gãy cánh”. Vào  mùa khô về đất phương Nam chỉ toàn thấy là lúa toàn lúa và nó chạy đến hút tầm mắt. Muốn chụp một bức ảnh về xứ này ngoài lúa ra gần như chả chụp được gì. Đó là chưa kể  chụp ảnh mà phân biệt  được  đâu là Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ, An giang…vì đâu cũng toàn là lúa. Tôi có một kỉ niệm thời còn làm báo ảnh VN khi phỏng vấn anh Võ Văn Dũng – Bí thư tỉnh Bạc Liêu ( Nay là Phó Ban Nội chính TW). Hỏi “ Anh Dũng, làm thế nào phân biệt được thế mạnh đặc thù của Bạc Liêu so với các tỉnh khác trong vùng? . Phải suy nghĩ lâu lắm anh Dũng mới phán : Ở Bạc Liêu có một độc đáo mà các tỉnh khác không có là câu chuyện “ Dạ Cổ Hoài Lang” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Hay quá! Thế làm chúng tôi đã làm bài : VỀ THĂM XỨ DẠ CỔ HOÀI LANG trên BAVN. Cái khó nhất của người làm báo khi đi tìm kiếm những đặc thù, thế mạnh của những vùng đất khác nhau trên xứ Nam kì là vậy. Cây lúa đã thống soái trên vùng đất này đã mấy trăm năm thì thời ông cha mở cõi kia mà…


Ở những nơi nước lũ về sớm

Nước sông dâng cao trong mùa lũ

Nước lũ dâng cao thì cũng phải đi chợ nấu cơm thôi..ha ha

Kinh doanh trong mùa lũ

Sau hiên nhà

Đánh cá Linh
                                   
                                       Chuyện tiếp theo là về NƯỚC . Lúa và Nước là hai mệnh đề luôn khắng khít với nhau mà. Phải vậy rồi, nhất là khi về vùng đồng bằng sông Cửu Long đi đâu cũng là lúa và nước. Thế nhưng mùa lũ về thì lại khác nước đã tấn công cây lúa và tràn ngập khắp những cánh đồng. Đây là đặc điểm của lũ miền Tây. Vào mùa này khi chúng tôi bắt đầu đi tới miệt Thủ Thừa, Mộc Hóa ( Long An) thì nước đã tràn ngập hai ven đường. Những cánh đồng lúa trước đây biến mất, thay vào đó là một màu nước trắng đục kéo dài tận chân trời. Khung cảnh này kéo dài từ miệt Long An chạy dài sang Tân Hưng, Hồng Ngự ( Đồng Tháp), Tân Châu, Châu Đốc…( An Giang)….Chen lẫn trong biển nước mênh mông là những cánh rừng tràm, làng xóm nhấp nhô ẩn hiện trong nước và nhưng chiếc võ lãi chạy như bay tung tóe nước khắp nơi mặc cho những chiếc thuyền câu bỏ lưới giăng bắt cá tôm khắp nơi khi nước lũ tràn về, nhất là cá linh. Chúng tôi đã từng thưởng thức món cá linh với bông điên điển làm món canh và kho….Kênh rạch chằng chịt là thế mạnh của đồng bằng SCL, nhưng ở vùng lũ , nhưng con kênh rạch đã hoàn toàn biến mất dạng khi lũ tràn bờ. Người ta chỉ biết đó là con kênh khi bắt gặp một con thuyền lớn chạy phía trên thì à, phía dưới là con kênh. Chúng tôi đến con Kênh Vĩnh Tế nổi tiếng trong mùa lũ là như vậy, chả thấy con kênh đâu mà chụp…ha ha…

Đi tìm sản vật cá tôm từ mùa nước lũ

Nước lũ giúp cho việc di chuyển dễ dàng hơn 

Chăn vịt trong mùa lũ

Kênh Vĩnh Tế ( Châu Đốc) trong mùa nước lũ

Vẫn phải qua phà sang sông

Cảnh đẹp mùa lũ

Cánh đồng chó nháp ở miền Tây

Nước lũ tràn bờ

                  

Mấy " Ông thần" mê nước lũ


Mưu sinh vùng lũ


Đời ngư phủ trong vùng nước lũ



Bến thuyền mùa lũ

Mùa nước lũ, có nhiều tôm cá nuôi sống nông dân

PV ông Võ Văn Dũng - nguyên Bí thư tỉnh Bạc Liêu

Nghe dạ cổ hoài lang ở làng nhãn cỗ Bac Liêu
Đi săn mùa nước lũ


 Tản mạn đôi điều khi được tin mùa lũ về sớm ở miền Tây Nam bộ. Nổi nhớ những chuyến đi xa nhà trên vùng đất “ Nam kỳ” thuở ấy làm tôi liên tưởng nhiều điều thú vị. Đó là về cảnh đẹp quê hương đất nước vùng đồng bằng; Đó là tình bạn của những người đam mê ảnh; Đó là nổi thấu hiều cho cảnh mưu sinh cơ cực trong nghèo khó nhưng đầy ấp tiếng cười..


Mùa lũ ở miền tây thật lạ và hay trong tiềm thức của tôi




2 nhận xét:

LANG THANG nói...

Anh Danh Hoang Dinh viết : " Hay và đẹp ! Nghe nước lũ tràn về, lòng cũng bỗng thấy xôn xao ..."

LANG THANG nói...

Anh Thanh Bằng viết : " Lũ về gì mà đẹp thế, lũ Bắc kỳ kg đẹp được thế đâu. Nhìn mặt mấy thằng bạn yêu thế..., lũ thế thì cứ lũ nữa đi hèhè"

VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...