|
Thầy Đào Tuấn Đạt.
|
Thứ
hai, 19/11/2018, 15:25 (GMT+7)
http://quochoi.org/xin-dung-de-mot-nua-giao-vien-hoi-han-vi-nghe-da-chon.html
(Xã
hội) - Là một người giáo viên lâu năm, tôi chẳng bao giờ muốn tin vào con số thống kê “một nửa giáo viên hối hận vì nghề đã chọn”. Có thể đó là một thống kê chưa đủ tin cậy vì chỉ mới thực hiện trên tổng số 500 người mà còn không nói rõ cách
chọn mẫu để phỏng vấn khảo sát. Mặc dù vậy, con số ấy cũng khiến chúng ta không thể chối bỏ được thực tế rằng, có một tỷ lệ không nhỏ giáo viên đã nản
Đi tìm nguyên nhân, thì chắc chắn chẳng thể nào tránh khỏi cụm từ “chế độ đãi ngộ” chưa thỏa . “Đến bao giờ giáo viên sống được bằng lương?” vẫn là một câu hỏi làm ray rứt xã hội. Thậm chí, đồng nghiệp tôi thường nói đùa rằng, “lương sư hưng quốc” (người thầy tốt thì đất nước sẽ hưng thịnh) nên hiểu theo nghĩa là lương của thầy mà tốt thì đất nước sẽ hưng thịnh. Nói vậy để chia sẻ tâm tư của nhiều thầy cô giáo đang vật lộn với thử thách cơm áo gạo tiền, cùng mức lương mới vào nghề trên dưới 2 triệu đồng, đó là chưa kể đến một bộ phận giáo viên làm văn thư, thiết bị cả ngày nhưng mỗi tháng cũng nhận được từng đó. Trong khi đó, Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam đã từng công bố rằng: “Mỗi giáo viên phổ thông phải làm tới 10 đầu việc, thời gian lao động 60-70 giờ/tuần, trong khi có đến 50% giáo viên được hưởng lương dưới mức bình quân“.
|
Thầy Đào Tuấn Đạt của trường THPT Anhxtanh (Hà Nội) đã khiến nhiều người bất ngờ khi đăng tải dòng trạng thái trên trang cá nhân: “Đừng tặng hoa, đừng tặng quà mà hãy tặng chúng tôi thật nhiều phong bì nhân ngày 20/11!”. Sau đó đã cùng các em học sinh phát động phong trào gây Quỹ chăn ấm |
Nhiều
người nghĩ rằng, giáo viên là một nghề nhàn nhã nên thu nhập thấp
cũng là điều dễ hiểu. Được
bao nhiêu người hiểu cho nỗi khổ
của chúng tôi? Áp lực từ phía học
sinh, các bậc phụ huynh, cán bộ quản lý giáo dục,
xã hội,… đó là chưa kể khi đổi
mới chương trình dạy học đòi hỏi
năng lực của đội ngũ giáo viên cũng phải cải
thiện, rồi phải nỗ
lực ngày đêm để được vào biên chế
nếu như không muốn nhận mức
lương hợp đồng ít ỏi.
Dường như mọi thứ
đều đổ lên đầu của
những người thầy người
cô. PGS.TS Trần Kiều – Chủ tịch
Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam cho biết,
một tổ chức ở
Mỹ chọn 8 nghề áp lực
nhất và nghề giáo viên xếp ngang phi công, chữa cháy, y tế. Thế nên trên con đường
khai trí cho các thế hệ chủ nhân tương
lai của đất nước, đã có không ít thầy cô cam chịu
tha hóa.
Tuy nhiên, vẫn
còn đó những người thầy lặn
lội đường xa nơi vùng cao khó khăn, thiếu thốn để
đem con chữ đến với học
trò. Những ngôi trường dột nát, bảng
đen phấn trắng còn không được đảm bảo
để dạy học trò, nói gì đến
phòng học với đầy đủ
thiết bị nghe nhìn đa phương tiện. Nhưng
thầy cô không hề nản lòng nhụt
chí, vẫn an nhiên đem hiểu biết của
đời mình trao lại cho những đứa học
trò bé nhỏ.
|
Vốn đã quen mắt với những lớp học khang trang,
đầy đủ tiện nghi ở những lớp học chốn thị thành. Những hình ảnh đơn sơ, những
lớp học vắng vẻ chốn vùng cao khiến dấy lên nỗi niềm xúc động nghẹn ngào.
|
Cô Phùng Thị
Huyền (giáo viên mầm non ở Huổi Lếch, Mường Nhé, Điện Biên) xúc động chia sẻ: “Bọn trẻ khổ như thế mà thầy cô không kiên trì bám trụ lại được thì thấy có lỗi với dân, với học trò. Nhiều người đã nghĩ như thế để vượt qua những khó khăn, thiếu thốn không thể nào kể hết được“. Đó cũng là nỗi lòng của cô Lê Thị Hằng (giáo viên trường tiểu học Đồng Lương, Lang Chánh, Thanh Hóa):
“Những chia sẻ của các thầy cô ở nhiều vùng miền khiến tôi hiểu họ cũng như tôi, cũng đang phải khắc phục rất nhiều khó khăn, thiếu thốn để bám trụ với nghề, để dạy dỗ những đứa trẻ thiệt thòi. So với biết bao khó khăn, gian khổ của hàng ngàn giáo viên khác,
tôi nghĩ mình chỉ là
hạt cát nhỏ bé thôi. Vì thế, cố gắng được đến đâu, tôi vẫn tiếp tục, không đòi hỏi gì cả!“. Con chữ có thể không nuôi nổi những đứa trẻ ấy một ngày, nhưng lại có đủ năng lượng để đem những đứa trẻ đến một tương lai tốt đẹp hơn so với cuộc sống hiện tại của chúng, dù có thể chỉ là tốt hơn một chút thôi.
|
Cô Lê Thị Hằng (giáo viên trường tiểu học Đồng
Lương, Lang Chánh, Thanh Hóa) với chia sẻ: Mình chỉ là hạt cát thôi!
|
Vẫn luôn có những người thầy, can đảm chuyển đến cộng đồng thông điệp “hãy tặng chúng tôi thật nhiều phong bì” nhân ngày Nhà
giáo Việt Nam, mà thật ra là không phải để vụ lợi cho bản thân. Họ nghĩ đến những người đồng nghiệp và học trò nơi vùng cao phải đến trường trong ngày đông lạnh giá. Họ muốn chuyển đổi giá trị lung linh đầy cảm xúc của những bó hoa tươi đắt tiền trong ngày 20/11 ở chốn đô thị thành những tấm chăn chia sẻ chút ấm áp của nghề giáo với đồng nghiệp và học trò vùng cao.
Thật
may mắn là xã hội Việt Nam vẫn
luôn dành những tình cảm tốt đẹp
cho thầy cô, kể cả khi thực
tại cuộc sống bộc
lộ ra không ít câu chuyện buồn của
nghề dạy học. Nhưng
xin đừng tin những kẻ đã cam chịu
tha hóa mà hãy tin vào những
người thầy người cô đang giữ
trong mình ngọn lửa chưa bao giờ
tắt của sứ mệnh
giáo dục. Xin hãy tin tưởng vào những người thầy
đang lặn lội mỗi ngày ở
vùng cao, vùng sâu vùng xa để
vững tâm ủng hộ họ
tiếp tục dấn thân trên hành trình hướng đạo
học trò. Và xin đừng trách những giáo viên không ngại bày tỏ hối
hận vì nghề đã chọn. Họ
không phải quên mất giá trị xã hội và nhiệm
vụ của nghề giáo đâu mà có lẽ
chỉ là họ đã đuối sức.
Đơn giản, bất cứ
ai cũng có thể đuối sức trên một
con đường dài mà thử thách của miếng cơm
manh áo dường như không có triển vọng thay đổi.
Giá mà chúng ta không để
nhiều giáo viên rơi vào tâm trạng bi quan đến thế. Giá mà chúng ta có thể dành cho giáo viên một chế
độ đãi ngộ xứng đáng hơn
so với sứ mệnh đặc
biệt mà họ đang gánh vác để mỗi ngày đến
lớp, họ có thể an nhiên sống
trọn vẹn với công việc
dẫn dắt các trò.
Cũng gần
đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tôi xin chúc các
anh chị em đồng nghiệp có thật
nhiều sức khỏe để
tiếp tục theo đuổi đam mê và cống hiến cho sự
nghiệp trồng người cao cả.
Bạn đọc Nhật Hạ