Chim ưng biển đang bay cùng con mồi vừa bắt được |
Đây là môt cuộc dấn thân thú vị của tôi và
những người bạn bởi theo thông tin trên mạng con chim này chỉ được tìm thấy trên tất cả các lục địa trừ châu Nam Cực, riêng ở Nam Mỹ nó chỉ xuất hiện ở dạng di cư không sinh sản. Loài này được IUCN (Liên minh Quốc
tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên), xếp vào nhóm ít quan tâm,
cần bảo tồn. Thế nhưng ở xư biển Phan Thiết này tìm đâu ra những con chim ưng
biển chứ. Thế nhưng cách đây mấy năm tôi vô tình bắt gặp và chớp NÓ bay tên đầu
khi đi ngang qua khu vực Hố Lở thuộc xã Tiến Thành.
Cả tuần vừa rồi tôi cùng bạn nhiếp ảnh Nguyễn Văn
Anh, - một người mới mới gia đội ngủ những “ điên” là mê ảnh và lại là mê chụp
chim chóc mới lạ chứ - theo đuổi những chuyến đi tìm dấu vết “ CHIM ƯNG BIỂN”
Chim ưng biển chụp vào năm 2015 tại Hố Lở |
Nhưng con đồi hoang vu dọc theo con đường tìm kiếm chim ưng |
Chim ưng biển ở rất xa tp Phan Thiết |
Đàn chim ưng biển |
Những chú " Ngựa" cho các chuyến đi tìm chim Ưng |
-Chim ưng biển còn gọi là ó cá (tên
khoa học Pandion haliaetus) là một loài chim săn mồi kiếm ăn ban ngày. Loài chim
này có kích thước lớn với chiều dài hơn 60 cm (24 in) và sải cánh 180 cm (71 in). Đặc điểm dễ nhận biết là vùng lưng và phía sau đầu có màu nâu xám, cánh
và xung quanh mắt có màu đen.Ưng biển sống trong nhiều kiểu môi trường khác nhau, làm tổ ở bất cứ nơi nào gần vực nước cung cấp đủ thức ăn cho chúng. Như tên gọi của nó, thức ăn của nó hầu như chỉ là cá. Nó có các đặc điểm vật lý và hành vi rất đặc biệt giúp chúng có thể săn và bắt con mồi. Do các đặc điểm độc đáo này, nên nó được phân loại vào một chi riêng, chi Pandion
duy nhất của họ Pandionidae. Có 4 phân
loài được công nhận trên thế giới. Mặc dù có xu hướng làm tổ gần các khu vực có nước, nhưng chúng không phải là một loài đại bàng biển.
NHỮNG BỨC ẢNH CHIM ƯNG VỪA CHỤP
Chúng tôi lần theo những cánh rừng còn sót
lại trong những vùng thung lũng sâu thẩm
ở cách Phan Thiết mấy mươi cây số( tương lai không xa những vùng này sẽ mất vì
con người đã bắt đầu làm cho những dự án “phá” nó để dành đất). Chúng ta đã
biết, săn ảnh chim chóc ở Việt Nam không dể như săn chim ở các nước tiên tiến
như Mỹ, Châu Âu vì có những khu bảo tồn thiên nhiên được bảo vệ nghiêm ngặt.
Còn “ săn” chim , chụp ảnh ở nước ta thì phải tìm kiếm trong thiên nhiên nên nó
rất vô cùng. Tôi và Nguyễn Văn Anh phải
đi lần mò trên những con đồi hoang vu cỏ mọc lưa thưa vào mùa mưa , còn vào
nắng thì nó chang chang với cát nóng leo lên các đỉnh đồi nhìn xuống những
thung lủng, những hố lở …tìm kiếm những cánh chim ưng. Khó nhất chính là khâu
trú ẩn sao cho Nó không nhìn thấy vì cặp mắt của chim Ưng biển thật kinh khủng
khi bay tít trên mây cao những thấy những con cá nhỏ trên những cái ao nhỏ. Vả
lại, chúng tôi là những nhà nhiếp ảnh động vật không chuyên nghiệp chỉ xài toàn
những máy ảnh nghiệp dư cho môn nhiếp ảnh chụp động vật hoang dã nên phải nấp để
con chim không nhìn thấy mà xà xuống thấp để ‘ BẮN”..ha ha…
NHỮNG CẢNH ĐẸP TRÊN ĐƯỜNG TÌM KIẾM CHIM ƯNG
Tuy
không được đẹp lắm, nhưng những bức ảnh chụp CHIM ƯNG BIỂN vừa qua đã làm cho
chúng tôi hài lòng với những nổ lực riêng mình. Tôi đặc biệt khen ngơi bạn
NGUYỄN VĂN ANH đã có một tình yêu say mê chụp ảnh chim chóc và tinh thần chịu
đựng khó nhọc cho những chuyến đi…Có một lúc nào đó tôi phải viết về nhà nhiếp
ảnh MỚI NỔI này kha kha…
NHỮNG NGƯỜI BẠN ẢNH CÙNG ĐAM MÊ
1 nhận xét:
Danh Hoang Dinh:" Việc săn lùng chim ưng biển trên vùng đất gấn như hoang mạc của TP Phan Thiết như là chuyện không tưởng, mới nghe cứ tưởng như ... đùa ! Vậy mà ..., có những anh bạn mê ảnh, mê chim, mà trước hết tin vào điều xác quyết của mình, để từng ngày, từng ngày dưới cái nắng thiêu đốt và gió rát da từ biển mặn thổi vào, cứ mãi kiếm tìm và chờ đợi những chú ưng biển đi tìm mồi. Trên đường về tổ, chắc được mồi ngon nên chim chẳng vội gì, lơ đãng, vi vu trong gió mà chẳng để ý dưới mặt đất và trong những bụi rậm kia có vài ba chú NAG đang căng thẳng, giương ống kính và ... bấm hết công suất thiết kế của máy. Vậy là, bộ sưu tập ảnh chim ưng biển ngày càng dày thêm và độc đáo hơn. Chúc mừng các bạn Biển Cát, Nguyễn Văn Anh và Lê Văn Liễu - những người hùng trong "ĐỘI SĂN LÙNG CHIM ƯNG BIỂN"."
Đăng nhận xét