|
Những chiếc xe ngựa nay đã hiếm, nhưng còn ở làng quê tỉnh Phú Yên |
Ngày này năm ngoái tôi về
thăm Phú Yên, tôi cứ thắc mắc vì sao người ta hay gọi xứ này là xứ “ Nẫu”. Và nhiều người ở Phú Yên
cũng đã tự nhận” Tôi dân xứ Nẫu”. Tôi bèn lục tung tư liệu của ông “ Thánh”
Google thì đọc được một đoạn như sau :
|
Tháp Nhạn |
+…
Hơn 400 năm trước, 3.000 lưu dân miền Thanh - Nghệ đã theo Phù Nghĩa hầu Lương Văn Chánh - được coi là vị khai quốc công thần của Phú Yên - vào đây mở cõi. Cha ông thuở nào đã gửi gắm nguyện ước về một tương lai giàu có và yên bình
vào những tên làng, tên xã nơi biên viễn trời nam. Rất nhiều tên làng ở đây được bắt đầu bằng chữ Phú, chữ An. Do đặc điểm vùng đất mới còn hoang hóa, dân cư thưa thớt, các đơn vị hành chính ở đây có những nét đặc thù. Dưới cấp huyện có cấp thuộc, dưới thuộc là các đơn vị hành chính như phường, nậu. Nậu là tổ chức quản lý của nhóm nhỏ cùng làm một nghề, người đứng đầu gọi là đầu nậu, ví như "nậu nguồn" là nhóm người khai thác rừng, "nậu nại" chỉ nhóm người làm muối... Sau này, các đơn vị hành chính đó bị xóa bỏ, khái niệm "nậu" chỉ dùng để gọi người đứng đầu một nhóm người. Vùng Bình Định - Phú Yên không phân biệt rạch ròi cách phát âm, vậy nên “nậu” được đọc thành “nẩu” và sau này biến thành “nẫu”. Ngôn ngữ xứ Nẫu có nhiều từ rất độc đáo, đặc trưng không lẫn vào đâu được, cứ nghe đến “nẫu”, "dzẫy ngheng" (vậy nhé), "dzẫy á" (vậy đó) phát âm nặng trịch, chỉ thoảng qua cũng đủ khiến những người xứ nẫu đi xa chất chứa niềm nhớ quê.
|
Những chiếc xe ngựa nay đã hiếm, nhưng còn ở làng quê tỉnh Phú Yên |
+ Người Phú Yên thường phát âm ra âm sắc rất nặng
của người dân vùng duyên hải miền trung như chứa
gió biển và cát nóng, thể hiện đậm
đà khí chất dân xứ Nẫu: cần
mẫn, hiền lành, mà dí dỏm, phóng khoáng,…+
Tôi nhiều lần đến Phú Yên, chung qui lại là do tôi yêu mến
xứ này, xứ mà người ta còn gọi theo tên một bộ phìm “hoa vàng cỏ xanh" . Những đia danh tôi đã từng đến như Gành Đá Đĩa, nhà thờ Bằng
Lăng, đầm Ô Loan; vịnh
Xuân Đài, vịnh Vũng Rô; thăm làng chài với
nghề câu cá ngừ đại dương, đi dọc con sông Ba…Chuyến đi tháng 11 năm nay, tôi
quyết định đi ngược về miền núi Phú Yên với huyện trồng lúa Phú Hòa. Bởi anh
cũng biết lịch sử từ xưa đến nay Phú Yên vẫn là một vựa lúa lớn nhất vùng cực
nam Trung bộ của VN.Thich nhất vẫn là hình ảnh những
những con kênh, mương chạy dọc theo chân những thửa ruộng khô, nhưng ngôi làng
quê ngói đỏ và những lũy tre làng và yêu nhất khi bắt gặp những cụ ông, cụ bà và những cô gái miệt quê chân chất, hồn hiên khi biết tôi chụp ảnh.Họ đều cười khanh khách nghe vang trời...
Nông thôn Phú Yên bây giờ tuy vẫn còn nghèo
những đã khởi sắc với những con đường nhựa thẳng tênh. Và, tôi đã bắt gặp làng
nghề bó chổi MỸ THÀNH nằm ở xã Hoà Th
ắng,
huy
ện Phú Hòa
|
Thôn nữ xứ lúa của Phú Yên |
+
Nghề bó chổi (từ nguyên liệu
cọng dừa và đót) ở thôn Mỹ Thành, tồn
tại và phát triển trên 50 năm dưới hình thức các hộ tự
bỏ vốn mua nguyên liệu, tự tổ
chức sản xuất và tìm thị
trường tiêu thụ.
Theo số liệu
khảo sát mới đây, Mỹ Thành hiện có 243 hộ, trong đó 115 hộ làm nghề bó chổi với
tổng số 350 lao động. Thu nhập trung bình từ 600.000- 800.000 đồng/người/tháng. Lực
lượng chính của làng nghề là lao động nữ. Hiện
nay, sản phẩm của làng nghề
này có thị trường tiêu thụ khá rộng, mang lại
thu nhập chính cho người dân. Cây chổi đót Mỹ Thành bây giờ
có mặt ở khắp các tỉnh
Nam Trung Bộ. Trước đây, chổi đót được sản
xuất nhỏ lẻ với
số lượng ít và chỉ tiêu thụ ở chợ
Tuy Hòa hoặc bán dạo thôi. Nhưng nhờ sự
nỗ lực tìm kiếm của các hộ
sản xuất, thị trường
đã được mở rộng. Bây giờ
nhà nào cũng tìm được mối riêng cho mình nên chỉ tập trung sản
xuất và giao hàng càng
nhiều càng tốt. Người dân làng nghề
cho biết bây giờ
không phải lo đầu ra nữa, chỉ
lo làm sao có nhiều vốn để mua đót về
trữ, sản xuất quanh năm
.
PHÚ YÊN - XỨ "NẪU" VẪN LÀ MỘT ĐỊA CHỈ TÔI THÍCH ĐẾN CHO ĐẾN TẬN BÂY GIỜ....
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét