Tác giả bài viết VŨ ĐỨC TÂN |
Tôi vừa đặt bút kí hợp đồng in tái bản 1000 cuốn sách ảnh “ Bình Thuận, nơi tôi ở “
cho 2 khách hàng tại tỉnh Bình Thuận, vui quá liền alô cho anh Nguyễn Thành –
nhà lý luận phê bình nhiếp ảnh VN và là người thiết kế cuốn sách ảnh cho tôi để
chia sẻ niềm vui của những “ môn đồ” đam mê nhiếp ảnh. Nhân chuyện này tôi
lại nhớ đến anh Vũ Đức Tân, người mà anh Nguyễn Thành đã giới thiệu cho tôi là nhà lý luận nhiếp ảnh chuyên nghiệp :” anh ấy
viết hay, đọc ảnh tốt và hiểu ảnh của Hữu Thành vì cùng ở Báo ảnh VN) để giới
thiệu cho cuốn sách“ Bình Thuận, nơi tôi ở “ nhưng do bận rộn không viết kịp,
nhưng anh Vũ Đức Tân cũng đã viết sau khi xem bộ ảnh và gởi cho tôi làm kỷ niệm.
Nhân sự kiện tái bản cuốn sách tôi xin chia sẻ lại bài viết của Anh như một lời
chúc tết sớm cho 2 ông anh Nguyễn Thành và Vũ Đức Tân.
BÌNH THUẬN-ĐẤT VÀ NGƯỜI
Giải
cuối dãy Trường Sơn, trên đất Bình Thuận, có một nhà báo, nhà nhiếp ảnh tài
năng : Nguyễn Hữu Thành. Anh là một trong số người hiếm hoi hiểu biết sâu về
tạo hình của vùng đất mình đang sống. Đất và người qua ống kính của anh nồng
đượm hơi thở cuộc sống. Cát, nắng, gió và biển là một phần quan trọng của tâm
hồn anh, một tâm hồn mang đầy cảm xúc và rung động.
Vốn là một phóng viên kỳ cựu của Báo Ảnh Việt Nam, anh biết được giá trị thực sự của những khoảnh khắc chân thực. Ảnh của Hữu Thành chụp theo phương pháp phóng sự, thường không thực hiện một khâu đặc biệt nào của kỹ thuật hậu kỳ, tôn trọng tối đa nguyên bản của hình ảnh.
Có sự tươi vui thầm lặng qua từng khuôn hình như lấy ra từ cuộc sống. Anh sung sướng khi nhận biết một hình ảnh đẹp trong dãy Trường Sơn cổ xưa hay trong cảm nhận tạo hình một khoảng không đầy nắng. Vẻ đẹp ấy luôn thay đổi và biến hóa, lan tỏa trong những nụ cười rạng rỡ, trong một hoạt cảnh lao động thuần phác hay trong một góc ấm hồn nhiên của biển.
Phần lớn những phong cảnh của anh đều có sự hiện diện của con người. Nó là nét chấm phá làm sinh động thêm bối cảnh và bức ảnh thêm giàu chất nhân văn. Bên những bức ảnh anh chụp đồng bào miền núi vương vất nét hoang sơ, gợi lại cảm giác hồn hậu, là những bức ảnh chụp biển Bình Thuận như có linh hồn. Từ cảnh cảng biển, chợ cá rộn rã ven bờ đến một cảnh thiên nhiên với những bầy chim vỗ cánh đều thấm đượm tình yêu với quê hương.
Sống ở một vùng đất giàu chất tạo hình, Hữu Thành đã tìm cho mình một góc riêng qua những bức ảnh đẹp và chân thực. Anh là hội viên lâu năm của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Hữu Thành sống, trăn trở, tìm tòi sáng tạo, chụp ảnh về quê hương với tất cả tình yêu nghệ thuật bền vững và sâu nặng. Không phô trương, ồn ào, các khuôn hình cẩn trọng thu lại những khoảnh khắc bất chợt, lắng đọng đã mang lại cho người xem một vẻ đẹp tự nhiên, không lặp lại trong cuộc sống.
Vốn là một phóng viên kỳ cựu của Báo Ảnh Việt Nam, anh biết được giá trị thực sự của những khoảnh khắc chân thực. Ảnh của Hữu Thành chụp theo phương pháp phóng sự, thường không thực hiện một khâu đặc biệt nào của kỹ thuật hậu kỳ, tôn trọng tối đa nguyên bản của hình ảnh.
Có sự tươi vui thầm lặng qua từng khuôn hình như lấy ra từ cuộc sống. Anh sung sướng khi nhận biết một hình ảnh đẹp trong dãy Trường Sơn cổ xưa hay trong cảm nhận tạo hình một khoảng không đầy nắng. Vẻ đẹp ấy luôn thay đổi và biến hóa, lan tỏa trong những nụ cười rạng rỡ, trong một hoạt cảnh lao động thuần phác hay trong một góc ấm hồn nhiên của biển.
Phần lớn những phong cảnh của anh đều có sự hiện diện của con người. Nó là nét chấm phá làm sinh động thêm bối cảnh và bức ảnh thêm giàu chất nhân văn. Bên những bức ảnh anh chụp đồng bào miền núi vương vất nét hoang sơ, gợi lại cảm giác hồn hậu, là những bức ảnh chụp biển Bình Thuận như có linh hồn. Từ cảnh cảng biển, chợ cá rộn rã ven bờ đến một cảnh thiên nhiên với những bầy chim vỗ cánh đều thấm đượm tình yêu với quê hương.
Sống ở một vùng đất giàu chất tạo hình, Hữu Thành đã tìm cho mình một góc riêng qua những bức ảnh đẹp và chân thực. Anh là hội viên lâu năm của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Hữu Thành sống, trăn trở, tìm tòi sáng tạo, chụp ảnh về quê hương với tất cả tình yêu nghệ thuật bền vững và sâu nặng. Không phô trương, ồn ào, các khuôn hình cẩn trọng thu lại những khoảnh khắc bất chợt, lắng đọng đã mang lại cho người xem một vẻ đẹp tự nhiên, không lặp lại trong cuộc sống.
BÊN NHỮNG KÝ ỨC CHÀM
Văn hóa Việt mang theo nhiều ký ức Chàm. Những di tích Chàm nổi tiếng rải khắp miền Trung từ Mỹ Sơn đến các tỉnh miền Nam là dấu ấn khó phai mờ. Từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ IX trên đất Bình Thuận đã để lại nhiều ký ức về dân tộc Chàm. Cụm tháp Pô-sa-nư là một trong những kiến trúc Chàm đặc sắc theo phong cách Hòa Lai, một điểm du lịch văn hóa hấp dẫn của Bình Thuận. Không chỉ là những hồi tưởng, ký ức tôn giáo về một nàng công chúa kiều diễm người Chàm, mà nàng còn là người theo truyền thuyết đã tạo ra sức sống cho một vùng đất với những nghề thủ công đặc sắc như nghề gốm, nghề làm mắm. Những bức ảnh chụp về sinh hoạt văn hóa của người Chàm của Hữu Thành mang đậm chất đời.
Dấu ấn của ký ức Chàm như vẫn còn vương vấn trên cuộc sống hôm nay của Bình Thuận. Thay cho những chiến thuyền cổ xưa là những đoàn thuyền đánh cá. Nghề cá làm nên gương mặt tươi mới : Cảng cá rộn rịp, chợ cá đông đúc, những bờ biển đẹp với đoàn thuyền bên những hàng dừa nghiêng bóng. Thay cho những thớt voi chiến còn lưu lại trên các phù điêu là bầy voi hoang dã còn lẩn quất trong rừng. Có lần Hữu Thành còn tham gia một chương trình di chuyển bầy voi và anh đã ghi lại những cảnh khó quên của bầy voi hoang trong những mảnh rừng ở chặng cuối dãy Trường Sơn.
Nhiều bức ảnh Hữu Thành có được nét đẹp của đời sống, mỗi khuôn hình anh lưu giữ đều như gắn với một mảnh ký ức cộng đồng sống động. Biển giờ đây làm nên gương mặt của đời sống kinh tế Bình Thuận, với anh đó cũng là vẻ đẹp khôn nguôi, là cuộc sống thường ngày trong ánh mắt. Sống với cuộc sống hiện tại cùng người dân nhưng cũng tìm từ đó những nét tiêu biểu của thời mình đang sống, Hữu Thành đã ghi được những khoảnh khắc sinh động về hôm nay trên cái nền của một ký ức văn hóa có chiều sâu của Bình Thuận.
TẠO HÌNH CỦA GIÓ
Thật khó nắm bắt gương mặt của gió: Thay đổi, muôn hình vạn trạng, thất thường, lúc dịu dàng, lúc giận dữ. Vùng đất Bình Thuận là một nơi may mắn khiến người ta cảm nhận và nhìn thấy sự hiện diện thật sự của gió. Cảm nhận về gió ở đây thật cụ thể và sống động.Nhà nhiếp ảnh Hữu Thành hay chụp ảnh thuyền buồm, trò chơi lướt ván. Sự đa dạng của những cánh thuyền buồm, vẻ sôi động của trò lướt ván làm nên những tạo hình của gió. Trên mặt nước mênh mang, gió đùa giỡn với những cánh buồm, làm tung những ngọn sóng trắng, con người cũng lợi dụng sức gió để lượt trên sóng, những hoạt động đầy sinh lực mang lại những giây phút thư giãn thoải mái và tâm tình vui sướng.
TÂM HỒN CÁT
Các bờ cát Bình Thuận mỗi buổi sớm tinh mơ đều có gương mặt mới. Sau một đêm gió xóa sạch những dấu chân trên cát để bắt đầu một ngày mới với nền cát tinh khôi.Thường khi bình minh lên những hoạt động của con người mới để lại những dấu ấn trên cát.Những dấu vết con người làm thành nhịp điệu, sự chuyển dịch, xô lệch, biến đổi và đôi lúc hỗn độn. Những bước chân người in trên cát là lúc những nhà nhiếp ảnh bấm máy và để lại những bức ảnh ấn tương về các đồi cát Bình Thuận. Ảnh của anh nghiêng về những khung cảnh bình dị, thoáng hiện trong đời thường. Những bức ảnh mang hồn cát, hồn người.
2016-
VĐT
+ TRÍCH MỘT SỐ HÌNH ẢNH NGÀY RA MẮT CUỐN SÁCH ẢNH " BÌNH THUẬN, NƠI TÔI Ở" TẠI KHU RESORT PANDANUS ( Mũi Ne) ngày 24/10/2016