Toàn cảnh bãi đá 7 màu và Chùa Hang ở Long Hương - Huyện Tuy Phong |
Hai hôm
nay câu chuyện bãi đá 7 màu ở huyện Tuy Phong rất ôn ào trên mạng xã hội
facebook sau khi có bài báo “Bãi đá 7 màu độc nhất Việt Nam ở Bình Thuận bị xóa
sổ” đăng trên báo Pháp luật TpHCM của nhà báo Phương Nam. Bài báo nêu cảnh báo
từ một vu xâm hại của 1 hộ dân trên thằng cảnh này. Tuy nhiên, chính quyền Huyện
đã kịp thời kiểm tra thực địa và ngăn chặn hành động trên đồng thời
cũng cho rằng tác giả bài báo đã “ phóng đại quá mức và không đúng với thực tế”…Dưới
góc độ người yêu ảnh và từng đến nơi này tôi phải thừa nhận phải cảm ơn nhà báo
Phương Nam đã kịp thời phản ảnh dù cho là đã “ phóng đại” nhưng thử hỏi nếu
không có bài báo trên thì ra sao?. Từ bài học thắng cảnh SUỐI TIÊN ở Phan
Thiết, tôi cho rằng việc quản lý thắng cảnh du lịch tại các địa phương là YẾU KÉM, cứ để “ nước đến chân mới nhảy”.
Theo tôi biết ở huyện Tuy Phong nếu thắng cảnh bãi đá 7 màu mà bị xóa sổ thật
sự thì Tuy Phong chẳng còn gì gọi là Phát Triển Du Lịch nữa.
(https://plo.vn/kinh-te/du-lich/bai-da-7-mau-doc-nhat-viet-nam-o-binh-thuan-bi-xoa-so-814903.html)
Bãi đá dài khoảng 1,5 km, rộng từ
15-20m, trữ lượng hơn 243.000 tấn, với đủ hình dạng và màu sắc độc đáo nhờ sự
"phối màu" thiên nhiên. Lớp lớp các viên đá nâu, vàng, tím, trắng,
xanh lam quyện lẫn vào nhau, hoặc nằm riêng từng mảng màu. Lớp đá dày nhất có
nơi đến gần 2m. Bãi đá nằm chung trong một quần thể, khu Cổ Thạch này còn có
chùa Hang, có đồi cát trắng, nước biển xanh biếc quanh năm, nay thuộc xã Bình
Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận
Chúng
tôi nghe mọi
người dân
ở đây đều giới thiệu về một con người liên quan đến bãi đá ký lạ này. Đó là ông
Phạm
Quang Pháp nguyên là trung tá về hưu, người
cựu
chiến
binh này từng được
mệnh
danh là “người
thổi
hồn
vào đá”. Bước
vào ngôi nhà nhỏ đã thấy
những
bồn
hoa được
rải
những
viên đá theo từng
ô từng
màu sắc
riêng thật đẹp. Vào trong nhà là
những
bức
tranh: Bản đồ Việt Nam, chùa Một cột, chữ Nhẫn, những viên đá tự nhiên có hình chiếc
tàu, một
công trình đang xây,
bức tranh phong cảnh…
Đặc
biệt
nhất
là ông dùng những viên đá sắp xếp lại thành những bức tranh mà nội dung
chính là những bài thơ hay trong tập thơ
“Nhật ký trong tù” của
Hồ
Chí Minh bằng
chữ
Hán. Ông Phạm Quang Pháp cho biết: Từ
những
năm 1990, phát hiện
ra những
điều
kỳ
diệu
từ những viên đá nhiều
sắc
màu ngay trên bãi biển
quê mình, ông đã đi nhặt
chúng về
và làm nên những
tác phẩm
bằng
đá như trên. Theo ông: “…Nói là 7 màu nhưng tôi đã nhặt được 130 viên với các màu khác nhau kết thành một bức, màu xanh thì có xanh lam, xanh lục, xanh pha tím…Màu
hồng có hồng đậm, hồng phấn, hồng pha tím, pha đỏ”
Buổi
chiều khi chúng tôi đến, gió biển
thổi
lồng
lộng
mát rượi
qua những
khe đá, làm dịu
hẳn
sức
nóng của
một
vùng đất đá khô cằn.
Từ đây nhìn ra biển,
bạn
có thể
thấy
bãi sỏi
bảy
màu uốn
cong theo bờ
biển
xanh. Có lúc, bãi sỏi
bị đứt đoạn bởi những khối đá lớn ven biển, qua nhiều năm tháng, sóng biển đã bào mòn những
tảng
đá, tạo
nên nhiều
hình dạng
kỳ lạ. Những
viên đá nhỏ
bé trên tay như có
sức hút lạ kỳ, trơn và sạch
bóng với đủ màu sắc. Chẳng mấy chốc chúng tôi, mổi
người đã nhặt được hơn chục
viên với
các hình thù thật
ngộ
nghĩnh.
Được biết, Trung tâm
sách Kỷ lục Việt Nam- (VIETKINGS) đã xếp bãi đá 7 màu này là bãi đá “có nhiều hình hài màu sắc nhất Việt Nam”.
Hiện nay, hàng ngày có từng
tốp
du khách đến đây vừa tham quan vừa nhặt
một ít đá nhiều sắc màu khác nhau về làm kỷ niệm sau đó tắm biển và nhậu lai
rai với các món đặc sản biển.
1 nhận xét:
Danh Hoang Dinh:" Thiên nhiên ban tặng, không biết gìn giữ để quảng bá. Thật đáng buồn !"
Đăng nhận xét