Đèo Cả, một con đèo lớn ở miền Trung nước ta và chúng tôi đã đi qua lại con đèo này đã nhiều lần. Chuyến đi giữa tháng 11 năm nay trở lại đèo cả lần này có những khác biệt là chúng tôi muốn trở lại con đèo để thăm và nhìn lại thực trạng đời sống một bộ phận ngư dân bị cơn bão Demrey ( số 12) tàn phá vừa qua, nhất là những vùng lồng bè nuôi tôm hùm,…để nuôi sống và làm giàu cả một vùng đất mà chúng tôi đã có dịp ngắm qua. Vả lại, chuyến đi có một điểm mới là con đường hầm xuyên suốt từ đèo Cổ Mã, xuyên qua đèo Cả đã mới thông tuyến nên chỉ cần hơn 10 phút là đã vượt ranh giới giữa 2 tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên. Nhưng không, chúng tôi vẫn quyết đi trên con đường đèo ra ngã Phú Yên và sau đó sẽ trở về bằng con đường hầm để có cảm giác mới lạ cho 1 chuyến đi. Tôi ngạc nhiên nhất là có rất nhiều xe tải vẫn bò chạy trên đèo mà không qua hầm. Anh tài xế bạn tôi trả lời “ Họ phải né đóng tiền qua hầm đó anh, chí ít là kiếm được chút tiền ăn cơm…”
Hình ảnh trên đèo Cả :
( Đèo Cả
là một trong những đèo lớn và hiểm trở
tại miền Trung Việt Nam . Đèo cao 333 m, dài 12
km, cắt ngang qua dãy núi
Đại Lãnh ở chỗ giáp ranh của
hai tỉnh Phú Yên (huyện Đông Hòa) và Khánh Hòa (huyện Vạn Ninh), trên Quốc
lộ 1A . Hiện nay đã có hầm đường bộ
Đèo Cả thay thế cho đèo hiện hữu, toàn bộ
đường dẫn và 2 hầm chính dài 13,5 km.
Lịch sử có
ghi đây là ranh giới
giữa Đại Việt và Chiêm Thành từ
năm 1471 đến 1653. Trong
cuộc nam tiến của Đại
Việt, địa thế hiểm
trở của khu vực đã khiến
vua Lê Thánh Tông dừng
chân tại đây năm 1471.
Sau đó, vua Lê Thánh Tông đã tạo
một tiểu vương quốc
tại Phú Yên làm vùng đệm tên là Hoa Anh. Vì là vị trí ranh giới, nhiều cuộc
xung đột giữa Đại Việt
và Chiêm Thành đã xảy ra
tại đây
Vào những
năm 1771-1802, nhiều cuộc giao chiến giữa chúa Nguyễn
Ánh và anh em nhà Tây Sơn
cũng đã xảy ra tại đây. Trong tháng 1 năm 1947,
đèo Cả trở thành chiến trường giữa
quân Pháp và Việt Minh.Tên
"Đèo Cả" có khi
Pháp đang xây Quốc lộ 1A.
Năm 1997 ranh giới giữa hai tỉnh
Phú Yên-Khánh Hoà được
phân chia từ chân Đá Đen
kéo dài theo đường phân
thuỷ đến đỉnh Hòn Nưa.
Và Vũng Rô thuộc địa phận Phú Yên.)
Từ trên đoạn đèo cả, chúng tôi mới có dịp nhìn toàn cảnh vụng vịnh Đại Lãnh xinh đẹp với trên bến dưới thuyền. Từ đèo Cả chúng tôi mới thấy được toàn cảnh vịnh Vũng Rô tan thương sau bão và những nổ lực hồi sinh lại nghề của bà con ngư dân. Và chúng tôi đã chụp nhiều ảnh về những cảnh đẹp thiên nhiên, những bức ảnh miêu tả cảnh tan hoang của vùng đất sau bão…Những trải nghiệm này đã giúp cho chuyến đi chúng tôi có nhiều rung động tận đáy lòng và muốn chia sẻ cùng bạn bè
Hình ảnh đi xuyên hầm Đèo Cả
Vũng Rô là một
vịnh nhỏ nhưng xinh đẹp
thuộc xã Hòa Xuân Nam,
huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, nằm ngay sát rìa dãy núi Đèo Cả. Vịnh là ranh giới
tự nhiên trên biển giữa Phú Yên với
Khánh Hòa.
Vũng Rô nằm
tiếp giáp với biển Đại
Lãnh thuộc vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Vịnh Vũng Rô có diện tích 16,4 km² mặt nước, được
3 dãy núi cao che chắn là
Đèo Cả, Đá Bia và Hòn Bà
từ 3 phía Bắc, Đông và Tây. Phía Nam vịnh là đảo Hòn Nưa
cao 105 m như 1 pháo đảo canh gác, trên đảo có ngọn đèn biển
lớn.
Vũng Rô xưa
kia là 1 địa chỉ tiếp nhận
vũ khí bí mật từ miền Bắc
chuyển vào qua những chuyến tàu không số
lịch sử. Từ năm 1964 đến
năm 1965, Vũng Rô đã tiếp
nhận 4 chuyến tàu cập bến
an toàn, đưa được hàng ngàn tấn vũ khí đạn dược chi viện
cho chiến trường Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Vịnh Vũng Rô hùng vĩ và nên thơ
Hình ảnh vịnh Vũng Rô trước cơn bão Demrey
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét