Nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng |
HT – Trước hết tôi hết sức khâm phục cuộc chơi
nhiếp ảnh của tác giả Nguyễn Việt Hùng với bộ ảnh RÁC của anh. Đây là một sự dấn
thân của một nhà nhiếp ảnh khi thể hiện sự sắc xảo trong tư duy và sự chịu đựng
trong một hành trình gian nan của thể xác. Phóng sự ảnh RÁC của anh đã đề cập đến
một vần đề thời sự ‘ NÓNG” không chỉ của Việt Nam và cả Thế giới. Nó tác động đến thân phận của
con người cũng như sự tồn tại của hành tinh này trong quá trình biến đổi khí hậu
đang diễn ra khốc liệt.
Mọi
lời khen Nguyễn Việt Hùng bây giờ cũng bằng thừa vì cộng động mạng cũng báo
chí, truyền thông đã ca ngợi việc làm của anh rồi. Riêng tôi chỉ đặt lại vấn đề tại sao Nhà nước không tôn vinh những nhà nhiếp ảnh đã sáng tạo
ra các đề tài có ich cho xã hội được mọi người công nhận, nhất là các Hội Nhà
Báo hoặc Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh VN?. Tại sao lại chỉ dựa dẫm vào các “ cuộc Thi”
để phán xét giải này, giải nọ mà không không tự đi tìm xem trong xã hội có những
bộ ảnh, phóng sự ảnh hay nhất để trao giải có hay hơn không?. Họ không làm hay
không dám làm. Ngay cả Hội Nghê sĩ Nhiếp ảnh (VAPA) và một số Hội khác chỉ dùng
số tiền Nhà nuốc tài trợ hàng năm chỉ xét giải “ Nội Bộ” trong Hội mà “ không
dám” tìm kiếm ra ngoài hội mà phong tặng. Trong đời Hội của tôi chỉ chứng kiến
2 lần lãnh đạo phải đi tìm kiếm không phải
thi những tác giả để phong tặng. Đó là bức
ảnh “ Nhớ Cội Nguồn” của tác giả Thanh Vũ ở tỉnh Bình Thuận ( đã mất ) để phong
tặng giải A trong cuộc thi ảnh “Việt Nam đất nước người” của BAVN . Nhờ nó mà
anh đã đủ điểm được kết nạp vào VAPA. Thứ hai là từ Hội Nhà Văn Việt Nam năm
2015 khi phong tặng tập truyện ngắn “ Bãi Vàng, Đá Quý, Trầm Hương” của tác giả
Nguyễn Trí- một người không phải là Hội viên – để trao giải A thể loại văn học.
Hơn
3.000 tấm ảnh về rác dải
dọc bờ biển của
đất nước được nhiếp
ảnh gia Lekima Hùng (Nguyễn Việt Hùng) chụp
lại đã cho công chúng thấy một bức
tranh toàn cảnh về tình hình môi trường Việt Nam hiện
nay và văn hóa sử dụng túi nilon, đồ nhựa của
người Việt Nam ở mức
báo động.
Nhiếp
ảnh gia Nguyễn Việt Hùng (biệt
danh Lekima Hùng) từng
tham gia giảng dạy, và nói chuyện về nhiếp
ảnh cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp,
tổ chức hàng trăm chuyến chụp ảnh
khắp mọi miền Tổ
quốc, đồng thời cũng là cộng
tác viên của nhiều tờ báo trong nước
và quốc tế.
Với
chiếc xe máy, Lekima Hùng
đã vượt qua 7.000 km, qua
28 tỉnh thành ven biển, chụp lại
3.000 bức ảnh cùng một số thước
phim tư liệu về rác thải
nhựa, mỗi post ảnh trên Facebook đã nhận 4 triệu
lượt xem và hàng chục ngàn lượt chia sẻ, quan tâm rất lớn của
công chúng.
Chợ cá ở Thái Bình (Ảnh: Lekima Hùng) |
Vì sao anh có thể gắn bó với
ống kính trong thời gian dài đến thế?
- Nếu
ví niềm đam mê là những ngọn lửa,
mọi khó khăn là những cơn gió, thì khi ngọn
lửa đủ to, gió không những không dập tắt được
nó, mà chỉ làm thổi bùng nó lên mà thôi. Tất nhiên trong những năm đầu tiên, cách biết nuôi dưỡng đam mê của mình cũng rất quan trọng.
Dọc con kênh ở khu chợ của Bến Tre (Ảnh: Lekima Hùng) |
Ý tưởng
của anh về việc đi dọc
Việt Nam để chụp những
bức hình về nilon và rác bắt đầu như
thế nào?
- Rác thải nhựa
đã trở thành vấn nạn toàn cầu,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời
sống và đe dọa tương lai của
nhân loại. Việt Nam đứng thứ
tư thế giới về
xả rác thải nhựa ra đại
dương. Là người đã đi hết tất cả
các tỉnh thành ven biển của đất
nước do đặc thù công việc và đam mê của cá nhân, tôi nhận thấy môi trường
nói chung và biển Việt Nam nói riêng đã và đang bị tàn phá nghiêm trọng với tốc
độ rất nhanh do rất nhiều nguyên nhân từ
nhiều phía.
Một
trong những nguyên nhân
đó là do nhận thức của đa số
người dân về môi trường biển
và gìn giữ môi trường biển còn hạn
chế. Trong khi nhiều quốc gia trên thế
giới đã có lộ trình rõ ràng và những chương trình hành động
mạnh mẽ để giảm
rác thải nhựa, thì ở Việt
Nam điều này chưa rõ ràng.
Chính vì thế, tôi muốn thông qua hành trình “Save
our seas” đi dọc bờ biển đất
nước để ghi lại và truyền
tải những hình ảnh chân thực nhất về
tình trạng rác thải nhựa, nhằm
giúp mọi người có thể hình dung điều gì đang xảy ra và hậu quả sẽ
ra sao nếu chúng ta không
làm gì.
Thực
sự tôi cũng phải cám ơn đất
nước Phật giáo Bhutan, nơi năm 2017 tôi tổ chức phototour cho các anh chị học
viên tới đây. Bhutan là đất nước duy nhất
trên thế giới có chỉ số
carbon âm, điều đó có
nghĩa là Bhutan hấp thụ nhiều carbon hơn
lượng carbon thải ra không khí.
“Hãy mơ cùng nhau một
giấc mơ!” là lời thủ
tướng Bhutan đã phát biểu tuyệt hay về
chiến lược môi trường quốc gia của
họ. Ở đó, được tận
mắt chương trình “Bhutan vì cuộc sống”, tôi đồng
cảm và hy vọng sẽ nhân rộng
thành “Việt Nam vì cuộc sống”, “Trái đất
vì cuộc sống”... Con người đang tự hủy hoại
mình khi đang hủy hoại thiên nhiên. Và tôi cũng quyết định đi chụp
rác chính trong chuyến đi
này.
Chặng
đường anh đi diễn ra như thế
nào? Có những khó khăn
hay thuận lợi gì đã đến với anh?
- Trong chuyến độc hành này, tôi gặp
những hôm mưa gió, đêm tối không có đèn đường phải đi qua những
cung đường xấu, hoang vắng không bóng người, rủi ro bất
trắc luôn rình rập. Rồi cả
những lúc gặp nguy hiểm, khi đối mặt với
các đối tượng đổ rác thải
trộm, bị dọa đập
máy ảnh…
Thậm
chí cả bị ngã xe máy. Nhưng khó khăn nhất vẫn là việc
vượt qua chính bản thân mình khi trong suốt một tháng rưỡi,
mỗi ngày đều phải dậy
rất sớm từ đế
5 đến 6 giờ sáng và đi quãng đường trung bình 200km, dừng lại rất
nhiều điểm để chụp
ảnh, tới tối, 18 đến
20 giờ mới nghỉ. Nhiều
hôm quá mệt, về nơi nghỉ
tôi chỉ kịp cắm sạc
pin cho các thiết bị mang theo và để nguyên bộ đồ lên giường
nằm ngủ.
Tôi đã cố hết
sức để chụp tốt
nhất, nhiều nhất, tìm hiểu
được nhiều nhất từ
người dân địa phương và cũng nhận
được nhiều sự giúp đỡ
thật khó quên: Những người dân dẫn
tôi đến những quán ăn ngon, chọn giúp nhà nghỉ hay thậm chí trả
hộ tiền phà và mời về nhà nghỉ;
nhiều anh chị em giúp đỡ tôi cả vật
chất lẫn tinh thần; các cơ quan báo chí, truyền thông đưa tin.
Trước
khi lên đường, ông bạn tôi đã thiết kế cho cái logo của
chuyến đi, nó sẽ không chỉ còn là logo của chuyến đi nữa,
tôi cũng đã có dự tính
làm những điều liên quan tới rác thải nhựa trong tương
lai. Qua đây cho tôi xin chân thành cám ơn
tất cả mọi người!
Biển Quất Lâm - Nam Định (Ảnh: Lekima Hùng)
Bí quyết để
anh có được những tấm hình làm cho nhiều
người “sốc” khi xem?
-
Xin chia sẻ một trong những bí quyết: để có thể đi tới một cái đích nào đó trong nhiếp ảnh mà người anh của tôi đã chia sẻ cho tôi khoảng 10 năm trước (và đó cũng là tiêu đề bài báo trên tạp chí Nhiếp ảnh tôi viết về anh khi đó - phóng viên
huyền thoại Nick Ut): Phải hiểu kỹ những gì mình chụp! Tôi cho rằng hình ảnh có khả năng truyền tải cảm xúc mạnh mẽ đến người xem bởi tính chân thật và thông tin chứa đựng trong đó. Tôi đã nghiên
cứu kỹ về rác thải nhựa, đồng thời cố chờ thời điểm hoặc tìm cách trình bày ấn tượng hơn tới người xem. Như có bãi biển với những gốc cây toàn rác, tôi đã phải chờ đợi nhiều tiếng đồng hồ, thậm chí ăn lương khô buổi trưa ở chỗ rác đó để rồi cuối cùng bắt gặp ba người phụ nữ cào ngao đi qua trong
khung hình.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét