|
Kịp
quay đứng máy bắt
luồng cực
quang bốc
lên và uốn
lượn |
|
Chân dung Nhiếp ảnh gia Nguyễn Văn Tâm |
Trong
những người bạn ảnh cùng chí hướng luôn thích đi khám phá những khoảnh khắc của
nhiếp ảnh của tôi, anh Nguyễn Văn Tâm là một người đặc biệt. Sở trường của anh
là ảnh phong cảnh và thích đi du lịch khám phá những vùng đất mới. Anh là một
trong những nhà nhiếp ảnh hiếm hoi của Việt Nam đi chụp ảnh hàng chục quốc gia
trên thế giới.Mới đây anh đã có chuyến đi đặc biệt: “MÙA ĐÔNG ĐI SĂN BẮC CỰC QUANG
(AURORA)” Blog Lang Thang, xin giới biết bộ ảnh độc đáo này.
|
Hướng dẫn
viên chụp
hình kỷ niệm
cho những người
đi cùng |
MÙA ĐÔNG ĐI SĂN BẮC CỰC QUANG (AURORA)
Trong thiên văn học, cực quang là các dải
sáng liên tục chuyển động và thay đổi ở vùng cực hành tinh. Được
sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió mặt trời với tầng khí quyển. Đó là một hiện tượng quang học được đặc trưng bởi sự thể hiện của ánh sáng
trên bầu trời về đêm.
Murmansk là một
thành phố Tây Bắc nước Nga, nằm trong vòng Bắc Cực, nên vào mùa Đông Murmansk có hiện tượng Bắc cực quang, ở đây nó thường xuất hiện từ sau nữa đêm đến khoảng 2 giờ sáng.
Chuyến đi
Murmansk săn cực quang vào
dịp Tết vừa qua, dưới cái lạnh âm 24-30 độ C
lúc nữa đêm, một thách thức với dân xứ nhiệt đới Sài Gòn. Lưu lại đây 3 đêm,
đêm đầu tiên háo hức chờ đợi trong giá buốt suốt hai tiếng đồng hồ, nhưng hàng trăm người dựng chân máy thất vọng vì thứ ánh sáng
này không xuất hiện. Đêm thứ hai, may mắn cho chúng tôi sau một giờ canh chờ, luồng sáng bắt đầu xuất hiện từng vệt lớn nhỏ mờ dần. Rồi bỗng các vệt sáng rõ lên, uốn lượn đẹp lạ lùng, chụp không ngơi tay trong vài phút. Đêm thứ ba ánh sáng cực
quang yếu và xuất hiện từng vệt và loan rộng rồi biến mất. Mọi người lại tự chụp kỷ niệm để có ảnh avata.
Đêm giá buốt, chụp hình quá khó đối với những người đeo kiếng cận – viễn, vì trùm
mũi để không hít
trực tiếp khí lạnh âm độ, thì hơi thở ra hắt ngược lên mắt kiếng, kiếng lập tức mờ ngay vì hơi nước bám vào
đóng băng. Tháo kiếng, mắt không nhìn được
các thông số để cài đặt máy ảnh, không chụp được. Đổi lại, đeo kiếng tháo khẩu trang hít thở trực tiếp hơi lạnh băng, thì
nước mũi, máu mũi trào ra, khăn lau mũi ướt biến thành khăn
băng cứng ngắt lập tức. Chấp nhận kiểu này mới thấy được thông số máy, kịp chụp các biến đổi của luồng sáng nhảy múa. Và cũng may, cả hai tiếng đồng hồ nằm trên chân máy ngoài trời âm gần 30 độ C, máy chụp hình Sony
A7III + Lens 12-24/F4 vẫn hoạt động tốt, không chết cóng như lo nghĩ. Mà trên đường về chỉ còn mấy ngón tay tê cóng vì tháo đầu găng, thò ngón tay để chỉnh máy.
Một chuyến đi đầy ấn tượng, may mắn có vài phút chụp được đôi ba hình ảnh cực quang lạ lẫm này, sau ba đêm lạnh
tê người.
Một vệt
cực quang vừa
xuất hiện
trên bầu trời
đầy sao |
|
Cực
quang sáng dần
lên phía trên mặt
hồ băng |
|
… và
sáng rõ lên |
|
Hai vệt
sáng suy yếu
và từ từ
bốc lên cao |
|
Chờ đợi
một lúc sau bỗng
một vệt
cực quang sáng mạnh
lên và vút lên cao |
|
Kịp quay đứng
máy bắt luồng
cực quang bốc
lên và uốn
lượn |
|
Cực
quang kéo dài qua bên phải
và lớn dần |
|
Thêm chú thích |
|
Mở
rộng ống
kiếng ôm khoảng
khắc cực
quang uốn
lượn |
|
Chỉ
vài phút sau ánh sáng thấp
dần và kéo dài qua bên phải |
|
Cực
quang dài dần
qua bên phải |
|
Sau đó cực quang yếu
dần và tắt
hẳn |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét