Đền Ta Prohm nằm trong khu quần thể Angkor Thom. Đó là một ngôi đền kỳ bí, đi cùng với đó là những rễ cây khổng lồ, vươn dài vặn xoắn như những con trăn khổng lồ muốn “nuốt chửng” tất cả. |
Tôi đến Angkor cách đây đúng 10 năm, thế nhưng hôm nay khi đọc phần 1 “ Hồi kí của nhà văn NGUYÊN NGỌC” đoạn viết về Angkor thích quá. Với lối hành văn ngắn gọn và nhiều cảm xúc về di sản này của nhà văn làm tôi nhớ về mấy bức ảnh xưa và quyết định trích đăng lên blog LANG THANG nhằm nhớ lại kỉ niệm của chuyến đi.
Nhà văn NGUYÊN NGỌC |
Trích hồi kí của nhà văn Nguyên
Ngọc
“Tôi đến Xiêm Riệp, gặp
anh Thuận, anh em quen gọi là Thuận Nẹt, để phân biệt với Thuận Lạc, anh này hồi
ở trên núi thời chiến tranh, sáng ra đi vệ sinh sau nhà, chẳng biết làm thế nào
đi lạc luôn trong rừng suốt một tuần. Thuận Nẹt là người quen cũ thời chống Mỹ,
bây giờ làm tư lệnh Mặt trận Xiêm Riệp, cỡ tương đương tư lệnh quân đoàn. Đến
Xiêm Riệp, đương nhiên phải đi thăm Angkor. Tàn quân Pôn Pốt vẫn còn bắn tỉa.
Tư lệnh Thuận cho một đại đội có cả xe tăng đi trước dọn đường và bố trí bảo vệ
chúng tôi đi xem Angkor.
Tôi gặp may : người hướng dẫn tôi hôm đó là Vik Keo.
Phải nói rõ điều này : người Pháp có công lớn với Angkor. Họ đã phát hiện ra Angkor, đã công phu bền bỉ nghiên cứu, gìn giữ, tu bổ công trình nghệ thuật kỳ vĩ này cho Campuchia, cho nhân loại. Họ có những chuyên gia tuyệt vời về Angkor và suốt hơn trăm năm họ đào tạo cả một đội ngũ những người chuyên bảo tồn Angkor (conservateur d’Angkor) hết sức thông thạo, có hiểu biết chuyên môn và nghệ thuật cao, say mê, suốt đời sống và chết vì Angkor. Cho đến trước 1975 ở Campuchia còn được 50 nhà bảo tồn Angkor quý giá như vậy. Bọn Pôn Pốt tàn sát hết. Còn sống sót duy nhất một người : Vik Keo.
Còn ta, ta có mỗi cái đàn Nam Giao, đã bị một “ nhà văn hoá ” phá mất !
Angkor là cả một thế giới, toàn bằng đá, hoàn chỉnh, trọn vẹn, mênh mông, phong phú và hài hòa, tương đương với cái thế giới ta đang sống đây, có lẽ còn hơn thế nữa. Và Vik Keo, như một vị đạo sĩ giàu phép thần thông, dẫn tôi đi vào cái thế giới vừa khép kín vừa không cùng ấy. Anh thuộc lòng từng phiến đá, từng mẩu rêu, từng nét cong và từng vành môi mỗi pho tượng. Anh thì thầm kể cho tôi, dạy cho tôi tỏ, chi tiết mà không vụn vặt, bao quát mà lại tỉ mỉ về cái thế giới Angkor của anh, tôi như một chàng Lưu Nguyễn may mắn được một vị thần linh cầm tay dắt đi và giảng giải thâm trầm về buổi hình thành, sự tồn tại và sự vĩnh cửu của vũ trụ. Tôi được chỉ cho biết trời đất đã được tạo lập nên như thế nào, buổi khai thiên lập địa đã từ hỗn mang được sắp xếp lại ra sao, con người từ đâu đến, để làm gì, và rồi sẽ đi đâu. Vik Keo nói và đá Angkor nói. Tôi như một kẻ tín đồ, vốn là một tên vô đạo bỗng một phút đốn ngộ, im lặng lắng nghe, không dám nói một lời, hỏi một câu. Bởi vì, đi trong Angkor, anh nghe không phải lời nói của con người, mà là sấm truyền của đá. Tiếng nói của tạo hóa…
Chúng tôi lang thang từ mờ sáng đến sẩm tối, trong thế giới của đá, Angkor Thom, Angkor Wat, Bayon, Sân Voi… cho đến tận dãy “ hành lang ú tim ” (galerie de cache-cache) ngoằn ngoèo sâu lút đầu người, hẹp đến phải lách nghiêng người mới lọt qua được vậy mà hai vách vẫn đầy tượng là tượng, tuyệt đẹp, chẳng biết ai tạc, tạc để làm gì…
Mãi đến lúc tưởng đã kết thúc cuộc hành trình kỳ diệu, Vik Keo bảo tôi, giọng rất nhỏ :
– Còn một kỳ diệu này nữa, của riêng tôi, hôm nay tôi tặng anh.
Anh nắm tay tôi, dẫn lên một đài đá cao, trước mặt là một tháp sừng sững :
– Anh xem kìa !
Tôi ngửng lên. Trên đỉnh tháp, một nàng Apsara đang múa. Chỉ có Vik Keo mới biết được điều này, và anh dành cho tôi hạnh phúc ấy : bấy giờ đã hơn năm giờ chiều, tất cả rừng đá Angkor mênh mông đã chìm trong màn đêm tím sẫm. Chỉ còn một ngọn nắng cuối cùng, có lẽ chỉ lớn bằng hai bàn tay, óng muột, và ngọn nắng ấy chiếu đúng lên đôi má nàng Apsara trên đỉnh tháp, chỉ chiếu vào đôi má ấy thôi, khiến nàng bỗng đẹp đến mê hồn. Đôi má ửng hồng của một người con gái vừa dậy thì cách đây hàng vạn hay hàng triệu năm.
Tôi gặp may : người hướng dẫn tôi hôm đó là Vik Keo.
Phải nói rõ điều này : người Pháp có công lớn với Angkor. Họ đã phát hiện ra Angkor, đã công phu bền bỉ nghiên cứu, gìn giữ, tu bổ công trình nghệ thuật kỳ vĩ này cho Campuchia, cho nhân loại. Họ có những chuyên gia tuyệt vời về Angkor và suốt hơn trăm năm họ đào tạo cả một đội ngũ những người chuyên bảo tồn Angkor (conservateur d’Angkor) hết sức thông thạo, có hiểu biết chuyên môn và nghệ thuật cao, say mê, suốt đời sống và chết vì Angkor. Cho đến trước 1975 ở Campuchia còn được 50 nhà bảo tồn Angkor quý giá như vậy. Bọn Pôn Pốt tàn sát hết. Còn sống sót duy nhất một người : Vik Keo.
Còn ta, ta có mỗi cái đàn Nam Giao, đã bị một “ nhà văn hoá ” phá mất !
Angkor là cả một thế giới, toàn bằng đá, hoàn chỉnh, trọn vẹn, mênh mông, phong phú và hài hòa, tương đương với cái thế giới ta đang sống đây, có lẽ còn hơn thế nữa. Và Vik Keo, như một vị đạo sĩ giàu phép thần thông, dẫn tôi đi vào cái thế giới vừa khép kín vừa không cùng ấy. Anh thuộc lòng từng phiến đá, từng mẩu rêu, từng nét cong và từng vành môi mỗi pho tượng. Anh thì thầm kể cho tôi, dạy cho tôi tỏ, chi tiết mà không vụn vặt, bao quát mà lại tỉ mỉ về cái thế giới Angkor của anh, tôi như một chàng Lưu Nguyễn may mắn được một vị thần linh cầm tay dắt đi và giảng giải thâm trầm về buổi hình thành, sự tồn tại và sự vĩnh cửu của vũ trụ. Tôi được chỉ cho biết trời đất đã được tạo lập nên như thế nào, buổi khai thiên lập địa đã từ hỗn mang được sắp xếp lại ra sao, con người từ đâu đến, để làm gì, và rồi sẽ đi đâu. Vik Keo nói và đá Angkor nói. Tôi như một kẻ tín đồ, vốn là một tên vô đạo bỗng một phút đốn ngộ, im lặng lắng nghe, không dám nói một lời, hỏi một câu. Bởi vì, đi trong Angkor, anh nghe không phải lời nói của con người, mà là sấm truyền của đá. Tiếng nói của tạo hóa…
Chúng tôi lang thang từ mờ sáng đến sẩm tối, trong thế giới của đá, Angkor Thom, Angkor Wat, Bayon, Sân Voi… cho đến tận dãy “ hành lang ú tim ” (galerie de cache-cache) ngoằn ngoèo sâu lút đầu người, hẹp đến phải lách nghiêng người mới lọt qua được vậy mà hai vách vẫn đầy tượng là tượng, tuyệt đẹp, chẳng biết ai tạc, tạc để làm gì…
Mãi đến lúc tưởng đã kết thúc cuộc hành trình kỳ diệu, Vik Keo bảo tôi, giọng rất nhỏ :
– Còn một kỳ diệu này nữa, của riêng tôi, hôm nay tôi tặng anh.
Anh nắm tay tôi, dẫn lên một đài đá cao, trước mặt là một tháp sừng sững :
– Anh xem kìa !
Tôi ngửng lên. Trên đỉnh tháp, một nàng Apsara đang múa. Chỉ có Vik Keo mới biết được điều này, và anh dành cho tôi hạnh phúc ấy : bấy giờ đã hơn năm giờ chiều, tất cả rừng đá Angkor mênh mông đã chìm trong màn đêm tím sẫm. Chỉ còn một ngọn nắng cuối cùng, có lẽ chỉ lớn bằng hai bàn tay, óng muột, và ngọn nắng ấy chiếu đúng lên đôi má nàng Apsara trên đỉnh tháp, chỉ chiếu vào đôi má ấy thôi, khiến nàng bỗng đẹp đến mê hồn. Đôi má ửng hồng của một người con gái vừa dậy thì cách đây hàng vạn hay hàng triệu năm.
Đâu chỉ một phút.
– Thôi
ta chào nàng rồi
về đi anh, Vik
Keo nói.
Ngọn nắng cuối cùng cũng vừa tắt. Cô gái đậy thì “ của Vik Keo ”, mà hôm nay anh cho
phép tôi được hạnh phúc ngắm đúng một phút, đã lại chìm mất trong bóng đêm vĩnh cửu.
Cảm ơn, cảm ơn vô cùng Vik Keo. Từ ấy đến nay đã mấy chục năm, mấy chục năm loạn lạc trên cái đất nước đau khổ ấy. Vik Keo nay ở đâu ? Còn không ? Người bảo tồn Angkor cuối cùng…
Tôi hỏi Nguyễn Chí Trung. Anh bảo để anh sẽ cố tìm xem.
Đêm ngủ ở chỗ anh Thuận Nẹt Xiêm Riệp tôi cứ nghĩ mãi, có lẽ không phải con người đã làm nên Angkor. Nó quả quá sức con người… Nhưng vậy thì ai ?… Vẫn chỉ có thể là con người thôi.
Con người kỳ lạ đến thế đấy. Hình như các học thuyết của chúng ta đã ra sức giải thích con người một cách trần tục quá chăng ? Hãy đến Angkor một lần. Có thể anh sẽ bớt “ duy vật ” đi một ít.
Cứ đến Angkor, cũng có thể anh sẽ nghĩ : hình như dân tộc này chẳng cần đến văn học nữa. Họ viết tiểu thuyết bằng đá. Và đã viết xong rồi !
Sao Angkor lại rơi vào tôi đúng lúc tôi về làm Đảng đoàn Hội Nhà văn ? Nó có khiến tôi bắt đầu hiểu nghệ thuật khác trước đi chăng ? Có phải trước nay chúng ta, cả chính tôi, đã hiểu về nó quá thực dụng ? Nó là gì trong đời sống con người ?… Thôi, ít ra Angkor cũng buộc tôi tự đặt cho mình những câu hỏi vớ vẩn như vậy…
Đền TaKeo, Campuchia |
Angkor Wat (tiếng Khmer: អង្គរវត្ត) là một quần thể đền đài tại Campuchia và là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới, rộng 162.6 hecta (1,626,000 mét vuông).[1] Ban đầu nó được xây dựng làm đền thờ Ấn Độ giáo của Đế quốc Khmer, và dần dần chuyển thành đền thờ Phật giáo vào cuối thế kỷ XII.[2] Vua Khmer Suryavarman II[3] xây dựng Angkor Wat vào đầu thế kỷ XII tại Yaśodharapura (tiếng Khmer: យសោធរបុរៈ, Angkor ngày nay), thủ đô của Đế quốc Khmer như là đền thờ và lăng mộ của ông. Khác với truyền thống theo theo đạo Shaiva (thờ thần Shiva) của các vị vua tiền nhiệm, Angkor Wat thờ thần Vishnu. Được bảo tồn tốt nhất trong khu vực, Angkor Wat là ngôi đền duy nhất vẫn giữ được vị trí trung tâm tôn giáo. Ngôi đền là đỉnh cao của phong cách kiến trúc Khmer. Nó đã trở thành biểu tượng của đất nước Campuchia,[4] xuất hiện trên quốc kỳ và là điểm thu hút du khách hàng đầu đất nước. |
Giữa ngôi đền đổ nát phủ màu rêu phong là sự ngự trị hoàn toàn của thiên nhiên |
Cảnh tượng ma mị hiếm nơi nào có được ở đền Ta Prohm |
Đền Bayon tại Campuchia |
Đền Ta Prohm, Campuchia |