Đàn chim Di |
Tôi
bị ảnh hưởng từ hồi còn trẻ bài hát “Cánh Chim Vùng Hoang Dại” của Tác giả Từ
Công Phụng, người cùng quê hương với tôi
tỉnh Ninh Thuận. “ Bay đi bay đi từng Cánh chim Di”.. và thế là cùng với cái máy
ảnh trong tay tôi đi tìm “ Những cánh chim Di”. Ở tỉnh Bình Thuận, nơi tôi ở
cũng rất nhiều chim Di. Cũng chẳng cần đi đâu xa chỉ quanh quẩn cái phố thị
Phan Thiết hay trước nhà nơi có cây tùng đứng sừng sững bên bờ sông Cà Ty là
tôi cũng có thể chụp được ảnh những chú chim Di
“…..
Bay đi
bay đi từng cánh chim di
Nghiêng
trong mắt em một thoáng hương xưa
Em nghe
nỗi buồn vời vợi
Tim tôi
cánh chim vùng hoang dại
Đã thấy
trong mắt em bằng bặt lối về
Mùa thu
năm xưa đã trở lại
Tuổi thơ
ra đi không trở lại
Buồn
thương cho em mộng chưa chín tới đã tàn phai ..”
Chim
di, danh pháp khoa học
Estrildidae, là một
họ chim thuộc bộ Sẻ (Passeriformes). Họ này gồm những loài chim nhỏ có nơi sinh sống là những khu vực nhiệt đới ấm, chỉ một số ít thích nghi với khí hậu lạnh hơn ở Úc. Loài nhỏ nhất trong họ này là Nesocharis shelleyi dài
chỉ 8,3 cm, còn
loài nhẹ nhất là Estrilda troglodytes chỉ nặng 6 g. Loài lớn nhất là sẻ Java (Padda oryzivora), dài 17
cm (6,7 inch) và nặng
25 g. Thức ăn của chúng là các loại hạt và côn trùng nhỏ. Chúng đẻ từ 5-10 trứng mỗi lứa.
Chim
Di cũng giống chim Sẻ, sống từng bầy đàn và đặc biệt đông đúc vào mùa những
cánh đồng lúa chín vàng. Những thời khắc ấy chim Di tung tăng đùa giởn và kêu
chít vang trời. Sau này quen rồi đang đi nhưng chỉ nghe tiếnng ríu rít bên đường
là tôi biết đó là : Chim Di. Chim Di tuy rất đông đúc nhưng vẫn tuân thủ đúng
quy luật của đất trời là từng cặp trống – mái chăm chút săn sóc nhau và cùng kiềm
ăn. Tôi có 2 lần quan sát v/c chú Di xây tổ ấm. Tháng năm âm lịch là mùa sinh nở
của chim Di. Sau khi chọn được vị trí xây tổ ( thường không thay đổi hàng năm)
chúng cùng bay đi tha những cọng cỏ khô, thậm chí dây ni lông nhỏ để chăm chút
xây tổ. Tội nhất vẫn là cánh “ đàn ông” – chim Di đực cứ bay đi bay về gặp cỏ
xây tổ mà không màng xung quanh có cái gì, dù có tôi dí sáy cái máy ảnh gần cái
tổ nó vẫn cứ xây tổ ấm của nó. Chú chim mái “ mang bầu” thường dậu trên cành
cây có bóng mát và gần cái tổ để ngóng chàng. Có những lúc chúng dừng lại và
cùng bay đi kiếm mồi để no bụng trước khi công việc xây tổ tiếp tục. Hàng ngày
tôi quan sát chúng vì chỉ khoảng 1 tuần là xong. Khi có tiếng chim con kêu
trong tổ tôi biết sự sống của chú chim non bắt đầu. Chú chim đực vẫn cần mẫn kiếm
thêm cọng cỏ để giữa tổ ấm “ thật to “ cho con chúng. Đến lúc này, tôi đã không
muốn chụp ảnh nữa vì muốn giành sự yên tịnh cho một GIA ĐÌNH.
(
CHIA SẺ VỚI BẠN BÈ VÀI TẤM ẢNH VỀ CHIM DI )
Vài nét về nhạc
sĩ TỪ CÔNG PHỤNG
(Từ Công Phụng (sinh ngày 27 tháng 7 năm
1942) . Ông là một
trong những
nhạc
sĩ tiêu biểu
cho tân nhạc
Việt
Nam giai đoạn
1954 - 1975 cùng với
Phạm
Duy, Ngô Thụy
Miên, Vũ Thành An, Trịnh
Công Sơn,
Lê Uyên Phương...;
là tác giả
của
các ca khúc trữ
tình được
nhiều
người
biết
đến
như
Bây Giờ
Tháng Mấy,
Mắt
lệ
cho người,
Giọt
Lệ
Cho Ngàn Sau,Những cánh chim hoang dại….
Từ Công Phụng tốt nghiệp cử nhân luật, từng là biên tập viên đài phát thanh VOF. Ông
tham gia sáng tác nhạc
từ
năm 1960. Sau 30 tháng 4 năm 1975, các sáng tác của ông bị cấm lưu hành tại Việt Nam cho đến năm 2003. Ông rời Việt Nam từ tháng 10 năm 1980 và hiện đang định cư tại Portland, Oregon, Hoa Kỳ. Năm
1998, ông có trở
về
thăm quê hương
Ninh Thuận
nhưng
không tham gia hoạt
động
âm nhạc.
Tháng 5 năm 2008, ông lại
trở
về
Việt
Nam và lần
này có biểu
diễn
trong chương
trình "45 năm tình ca Từ
Công Phụng"
tại
một
phòng trà có tiếng
ở Sài Gòn.
Gần 10 năm kể từ chuyến về thăm quê hương đầu tiên, người nhạc sĩ với những bản tình ca: Mắt lệ cho người, Trên ngọn tình sầu, Như chiếc que diêm, Giọt lệ cho ngàn sau... mới có dịp gặp gỡ, tâm sự về cảm hứng và kỷ niệm trong các sáng tác của mình. Từ Công Phụng chia sẻ: "Cuộc đời mỗi chúng ta luôn hiện hữu với tình yêu. Trải qua bao năm tháng, đó vẫn là cảm xúc chính tôi luôn bày tỏ và chia sẻ với khán giả trong tất cả tác phẩm của mình".
Nếu sự chia sẻ trong âm nhạc đạt mức cao nhất ở những lúc buồn thì âm nhạc của Từ Công Phụng là người bạn đồng hành tuyệt vời.Một cách âm thầm, từng lời hát của ông như chiếc chìa khóa bật mở những "hộp âm kỷ niệm", để mỗi khi giọng hát cất lên, cả người hát lẫn người nghe đều như sống lại một phần đời trong ký ức. Ông kể, mùa mưa 1968, chuyến viếng thăm của cô người yêu khơi dậy cảm hứng sáng tác ca khúc Mưa trên ngày tháng đó, rồi ông hát. Thật trùng hợp khi mưa ngoài trời cũng bay làm cảm xúc của đêm thêm trọn.Cũng có lúc ưu phiền, nhạc sĩ muốn rời xa, thoát khỏi cuộc sống. Ông tìm đến một nơi mà ông gọi là "xứ thâm trầm" để âm thầm sống. Ông viết "sẽ không còn ngàn kiếp truân chuyên và hết nhân duyên, tôi trở về kết đọng linh hồn làm mặt đá xây hồ lãng quên". Thế nhưng, sự hụt hẫng nơi ông chưa bao giờ là đau đớn đến tuyệt vọng, bởi ông luôn quan niệm "tình yêu là vĩnh cửu" và vẫn muốn sống trọn vẹn với chính mất mát của mình. Mãi mãi bên em, ca khúc mới nhất của Từ Công Phụng, đã thay ông bộc bạch lòng mình...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét