Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2019

Rừng khộp Tây Nguyên mùa lá rụng


Mùa này, rừng khộp ở Tây Nguyên đã bắt đầu rụng lá. Những cánh  rừng khộp chiếm phần lớn diện tích rừng của Tây Nguyên có đặc điểm phát triển mạnh vào mùa mưa và rụng lá vào mùa khô. Vì cây lá rụng nhiều, ở mặt đất lại thường là các loại cỏ, le và cây con mọc dày đặc nên loại rừng này cực kỳ dễ cháy vào mùa khô. Tuy nhiên, chính lửa lại là yếu tố tích cực làm quả cây có đủ điều kiện để nảy mầm và tạo nên sức tái sinh mãnh liệt của rừng khộp. Mùa khô, rừng trơ trụi lá, đất đai khô cằn, các dòng suối trong rừng hầu hết đều cạn kiệt, nhìn như những khu rừng chết, nhưng chỉ cần có một cơn mưa thoáng qua là cả khu rừng lập tức bừng màu xanh trở lại.

Tôi có dịp đi giữa những khu rừng khộp vùng Buôn Đôn tỉnh Daklak. Lần đầu tiên chiêm ngưỡng vẻ đẹp lạ lùng của rừng khộp đầu mùa hạn tôi vội vội vàng vàng ghị lại mấy bức ảnh . Rừng Khộp lại rụng lá đồng nghĩa với mùa hạn đã tới . Điều này báo trước cuộc sống người dân Tây Nguyên gần đối diện với việc thiếu nước, thừa nắng.











            

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2019

200 NĂM LỊCH SỬ KÊNH VĨNH TẾ

Kênh Vĩnh tế mùa lũ

                Tôi thích đọc sử nên khi về làm biên tập viên cho tờ Báo ảnh VN phía nam, công việc đầu tiên cứ tôi là đọc nhiều sách sử phương nam để tìm kiếm đề tài. Một trong những câu chuyện thu hút tôi là con “ Kênh Vĩnh Tế”. Tôi và những chiến hữu của tờ báo đã xuôi ngược con kênh này chụp ảnh nhằm thể hiện sự quan trọng và cuộc sống đa dạng của người dân 2 bờ kênh. Đọc lịch sử cũng như đi tham quan cả con kênh Vĩnh Tế dài 100 km khởi đầu từ TP Châu Đốc chạy đến giáp ranh sông Giang Thành mới thấy được tầm nhìn xa và rộng của vua Gia Long khi cho khởi công xây dựng con kênh này vào năm Kỷ Mão 1819 vì nó vừa có lợi cho việc trấn thủ biên giới của quốc gia vừa mở rộng giao thương phát triển kinh tế khu vực miền Tây Nam bộ. Chụp ảnh cuộc sống người dân 2 bên bờ kênh Vĩnh Tế có 2 mùa rõ rệt. Mùa  nắng cuộc sống người nông dân gắn với ruộng đồng vùng biên giớ với những cánh đồng thẳng kéo dài đến khuất tầm nhìn. Ta sẽ không phân biết đâu là đất Việt Nam và đâu là đất Campuachia vì hai bên đều trồng lúa, trong khi người bản địa cũng na ná giống nhau với màu da đồng đen và nói cả tiếng Việt và tiếng Campuachia. Hic. Vào mùa nước lũ thì ngập trắng đồng với mênh mông là nước. Tất nhiên con kênh đã chìm sâu dưới nước và ta chỉ đi được khi chạy dọc con đường đê được đắp cao dọc theo con kênh. Khó như vậy đó, nhưng tôi đã đi và chụp ảnh hết con kênh này cả 2 mùa Mưa &Nắng.

Kênh Vĩnh Tế đoạn chảy qua tỉnh Kiên Giang


Để tuyên dương công trạng của vợ chồng Thoại Ngọc Hầu và thể theo lòng dân mến mộ, vua Minh Mạng cho lấy tên chồng bà là Nguyễn Văn Thoại đặt cho con kênh “Thoại Hà”, núi “Thoại Sơn”, đặt tên kênh Châu Đốc – Hà Tiên là “Vĩnh Tế Hà”, núi Sam gần đấy là “Vĩnh Tế Sơn” và làng cạnh núi là “Vĩnh Tế Thôn”. Năm Minh Mạng thứ 17 (1836), vua cho chạm hình tượng kênh Vĩnh Tế vào Cao đỉnh, đỉnh đồng lớn nhất trong Cửu đỉnh đặt tại Thế miếu, Huế.
Thoại Ngọc Hầu và bà Châu Thị Tế được người dân An Giang cảm mến, nhớ ơn. Ở huyện Thoại Sơn, ngoài đền thờ, bia đá còn có khu du lịch mang tên Hồ Ông Thoại. Tại chân núi Sam, có một làng mang tên Vĩnh Tế. Hai tiếng “Vĩnh Tế” biểu lộ sự nhớ ơn của nhân dân đối với ông bà Bảo hộ Thoại Ngọc Hầu… Nơi này vẫn còn lưu truyền câu ca dao: 
Đi ngang qua cảnh núi Sam
Thấy lăng Ông Lớn hai hàng lụy rơi.
Ông ngồi vì nước vì đời,
Hy sinh tài sản không rời nước non
Nước kênh Vĩnh Tế lờ đờ,

Thành phố Châu Đốc, nơi xuất phát con kênh Vĩnh Tế

Vùng Đông Hồ - hạ lưu sống Giang Thành thuộc tp Hà Tiên, đoạn cuối của Kênh Vĩnh Tế
Kênh Vĩnh Tế là kênh đào lớn nhất, có vị trí quan trọng nhất ở vùng biên giới Tây Nam nước ta trong thời phong kiến nhà Nguyễn. Kênh dài gần 100 km nối liền hai địa danh nổi tiếng miền Tây là TP.Châu Đốc – tỉnh An Giang và thị xã Hà Tiên – tỉnh Kiên Giang. Đây là công trình có ý nghĩa quan trọng trên lĩnh vực kinh tế và quốc phòng, gắn liền với tên tuổi của Thoại Ngọc Hầu.

Kênh Vĩnh Tế bắt đầu đào vào tháng Chạp năm 1819, xuất phát từ bờ Tây sông Châu Đốc, chạy song song với đường biên giới Việt Nam – Campuchia và kết thúc tại điểm nối tiếp với sông Giang Thành (thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang). Kênh được đào dưới sự chỉ huy của Thoại Ngọc Hầu cùng với 2 ông Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Văn Tồn. Sau có thêm Tổng trấn thành Gia Định Lê Văn Duyệt, cùng 2 Phó Tổng trấn Trương Tấn Bửu , Trần Văn Năng và Thống chế Trần Công Lại cùng góp sức chỉ huy đến năm 1824 thì hoàn thành.
Tên gọi Vĩnh Tế được đặt theo tên vợ cả của Thoại Ngọc Hầu là bà Châu Thị Vĩnh Tế (1766-1826) hay còn có tên khác là Châu Thị Tế. Bà là người cù lao Dài, nay thuộc xã Quới Thiện, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long và là trưởng nữ của ông Châu Huy (có sách chép là Châu Vĩnh Huy) và bà Đỗ Thị Toán. Thời chúa Nguyễn, Nguyễn Văn Thoại theo mẹ rời làng An Hải (nay thuộc quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) di cư vào Nam sinh sống ở cù lao Dài nên đã gặp bà Vĩnh Tế và cưới bà tại đây vào năm 1788.
Bà Vĩnh Tế nổi tiếng là người vợ hiền đức, tận tụy, đảm đang, đã góp phần không nhỏ trong sự nghiệp lừng lẫy của chồng. Bà còn là người có công xây dựng miếu Bà Chúa Xứ núi Sam – Châu Đốc. Khi Thoại Ngọc Hầu được vua giao trọng trách đào con kênh nối liền từ Châu Đốc đến Hà Tiên, bà đã tận tụy giúp chồng chăm lo công việc đại sự. Những lúc chồng bận việc công cán, bà đã thay chồng lãnh phần đôn đốc, coi ngó việc đào kênh, tiếng nhân đức của bà được nhân dân truyền tụng. Bấy giờ trong dân gian có câu: 
Nước Nam trai sắc gái tài,
Gương bà Châu thị lưu đời ngàn năm.

Nhớ ông Bảo Hộ dựng cờ chiêu an.

Đến bây giờ, kênh vẫn còn giá trị lớn về các mặt trị thủy, giao thông, thương mại, biên phòng, thể hiện sức lao động sáng tạo xây dựng đất nước của nhân dân Việt và chính sách coi trọng thủy lợi để phát triển nông nghiệp của triều Nguyễn.
Nên ca dao có câu:
Kênh Vĩnh Tế, biển Hà Tiên,
Ghe thuyền xuôi ngược bán buôn dập diều.

( Trích một số hình ảnh tôi chụp dọc theo bờ kênh Vĩnh Tế)




















Thứ Tư, 20 tháng 11, 2019

NHÀ THỜ THÁNH GEORGE

Nhà thờ trong lòng núi đá  



Lalibela là vùng đất đặc biệt với quần thể 11 nhà thờ đẽo gọt từ các đỉnh núi đá nguyên khối. Lalibela có địa hình đồi núi chập chùng, nằm ở phía Bắc Ethiopia – quốc gia Đông Phi, cách thủ đô Addis Ababa khoảng 1 giờ bay, từ sân bay về trung tâm khoảng 40 phút.


Anh Nguyễn Văn Tâm
Nhà thờ Thánh George nổi tiếng nhất trong quần thể nhà thờ ở Lalibela, được đục rỗng từ núi đá đỏ để tạc thành, vào khoảng đầu thế kỷ 13. Từng được coi là "Kỳ quan thứ tám của Thế giới". Kích thước của nhà thờ đá này là 25 m × 25 m × 30 m, và có một ao rửa tội nhỏ bên ngoài nhà thờ nối với một con mương nhân tạo. Bên trong nhà thờ người ta vẫn chừa vách, cột, sàn, bậc cấp với hình thể hoa văn đẹp… để tạo thành các gian hành lễ khác nhau. Mỗi tầng đều có các cửa sổ lấy ánh sáng bên ngoài. Để vào nhà thờ, núi được khoét đá thành hẻm từ chân núi dẫn vào.

 
Theo lịch sử văn hóa Ethiopia, Nhà thờ Thánh George được xây dựng sau khi vua Gebre Mesqel Lalibela của triều đại Zagwe có một giấc mơ, trong đó ông nhận được chỉ dẫn xây dựng nhà thờ; Thánh George và Chúa Trời đều được coi là những người đã chỉ dẫn cho vị vua này.

Vào thời điểm năm 2006, Lalibela vẫn là khu vực hành hương cho các giáo đồ của Nhà thờ Tewahedo Chính thống giáo Ethiopia. Nhà thờ này là một phần của Di sản thế giới của UNESCO, gọi chung là các nhà thờ đẽo gọt từ đá tại Lalibela. (Theo Wikipedia).

Lalibela ngày nay rất phồn thịnh, chợ búa tấp tập kẻ bán người mua, cư dân đông đúc và thân thiện.





Nhà truyền thống bên đường hẻm đá sâu vào khu nhà thờ


Cuối hẻm đá là cổng vào nhà thờ













Vài hình ảnh nhà thờ nhìn từ mặt đất




Bên hẻm đá sâu dẫn vào nhà thờ





















Đường từ sân bay đến khu vực nhà thờ có vài ngôi nhà rải rác 


Gần khu nhà thờ có các ngôi nhà tròn truyền thống 

Người dân vui vẻ ra đón khách dừng xe tham quan

VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...