Thứ Ba, 4 tháng 2, 2020

Đinh Duy Bê – Nghệ sĩ kỳ tài với ảnh trắng đen

NSNA ĐINH DUY BÊ


                    Với tôi Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Đinh Duy Bê vừa là người anh quí vừa là người thầy. Anh không dạy tôi  nhiều nhưng chỉ nhiệt thành chịu khó trả lời những câu hỏi của tôi khi ấy là một nhà báo trẻ mới tập tành chơi ảnh vào thập niên 1980.Theo tôi đó cũng là Thầy rồi! Nhớ nhất là chuyến đi  năm 1985 cùng anh lên Nhà máy điện Đa Nhim khi Phân xã TTXVN tỉnh Thuận Hải nơi tôi làm phóng viên phân công viết bài” Nhà máy điện Đa Nhim sau 10 năm giải phóng”. Đó cũng lần đầu tiên khi tôi cùng anh leo lên nóc nhà máy điện Đa Nhim chụp phơi sáng 2 ống xả nước của nhà máy từ đập Đơn Dương ( Lâm Đông) về nhà máy trong đêm tối theo sự cho phép của Anh Lạc ( Giám đốc Nhà máy khi đó)…Đang lọ mọ trong đêm chúng tôi bị quát “ Các anh là ai, đứng yên!”. 2 anh bộ đội cầm súng bắt chúng tôi phải thu dọn đồ đạt về phòng bảo vệ và….CHỜ. Sau những cuộc tranh luận “ nảy lửa” giữa anh Lạc Giám Đốc và người chĩ huy ( tôi nhớ tên là Đức) chúng tôi mới được về lại khách sạn của nhà máy.Rất may, anh Đinh Duy Bê đã bấm được vài kiểu rồi. Sau này tôi mới biết giữa Nhà máy và đơn vị bảo vệ là 2 đơn vị riêng biệt và đó cũng là kỷ niệm duy nhất mà tôi cùng anh Đinh Duy Bê cùng đi làm việc và chụp ảnh. Thấm thoát đã 35 năm còn gì. Nhận được giấy mới vào xem triển lãm ảnh “ TIẾP NỐI” của  NSNA Đinh Duy Bê tại Sài Gòn, thích lắm nhưng tôi lại không sắp xếp được vào xem nên đành chia sẻ bài viết của tác giả Phạm Lữ - Một bài viết hay về Nghệ sĩ nhiếp ảnh ĐINH DUY BÊ mà tôi biết.



Từ trái sang phải : NSNA Đinh Duy Bê - quên tên- anh Lạc ( Giám đốc Đa Nhiem)- Nhà báo Hữu Thành - A Bàng ( Phó giám đốc) - Năm 1985



Đinh Duy Bê – Ngh sĩ kỳ tài vi nh trng đen
Hoà trong cuộc sống muôn màu, với hàng ngàn tay máy tên tuổi, nhưng với cái tên Nhiếp ảnh gia Đinh Duy Bê không hề lẫn với một ai, bởi hơn 45 năm chơi ảnh trong phòng tối, ông đã đoạt rất nhiều giải thưởng trong và ngoài nước, và dân trong nghề luôn ngầm bảo: Ông chính là vua của thể loại ảnh trắng đen.

Đến nay đã bước vào tuổi thất thập lai hy, ông mới có cuộc triển lãm ảnh đầu tiên trong đời tại Hội nhiếp ảnh thành phố HCM , 122 Sương Nguyệt Ánh Q1, từ ngày 20 đến 26-12-2019.

Từ Phan Rang lặn lội vào Hội nhiếp ảnh TPHCM, tỏ ý định thực hiện cuộc triển lãm, ông đã khiến nhiều người từ ngỡ ngàng chuyển sang mừng vui mừng, bởi ông đã đến với hội, chơi “lớn” một lần trong đời mình khi tung ra 71 tác phẩm của mình cho nhiều người thưởng lãm.

Hỏi ông điểu gì khó nhất với một cuộc triển lãm lần này? Ông trầm ngâm rồi cười: “Kinh phí… thấy vậy chứ căng lắm. Một người cầm máy đích thực như tôi, luôn tôn trọng nghề ngiệp của mình, không làm trái với lương tâm thì đồng lương thu về chị tạm ổn, chứ khó mà dư dã như nhiều người. Lần này may mắn có Hội nhiếp ảnh, ủng hộ mọi mặt, từ mặt bằng, khung ảnh, giá để ảnh… tôi mới có thể hoàn thành tâm nguyện của mình. Tôi muốn triển lãm lần này như một cuộc tiếp nối, Cũng như ngày xưa tôi từng được các bậc thầy nhiếp ảnh như: Đinh Văn Anh, Phạm Văn Mùi, Nguyễn Bá Mậu… truyền dạy thì ngày nay, với những tác phẩm lần này, tôi muốn truyền tải đến lớp trẻ, khi đến với nhiếp ảnh hãy đến với ảnh đen trắng để thẩm thấu sẽ có rất nhiều cái hay trong suốt quà trình mình “chơi” ảnh.



GIAI ĐOẠN CUỘC ĐỜI



Nhiếp ảnh gia Đinh Duy Bê được xem là bậc thầy trong lỉnh vựa ảnh trắng đen

Nghệ thuật ảnh có rất nhiều con đường, nhưng nói gì thì nói, mình phải có một con đường riêng cho chính mình thì mới thật sự thoả mãn niềm đam mê. Theo tôi, hiện giờ những kỷ thuật như chớp sáng, chạm nổi, phân sắc độ gần như tuyệt tích giang hồ, ít ai để ý và cũng ít ai biết làm. Ngày xưa, những người giỏi kể cả người ở nước ngoài, họ cũng chỉ làm được một khâu, riêng tôi làm được đến 3 khâu như thế mà bây giờ bị mai một thì quả là đáng tiếc.

Nhắc đến nhiếp ảnh gia Đinh Duy Bê là dân trong nghề nhắc ngay đến các tác phẩm: Gió thu, Chút hơi tàn, Hè trên sóng cát và tác phẩm Trông ngóng đã từng ba lần đoạt giải thưởng.

Với trào lưu ảnh màu có ở khắp nơi, vì sao ông lại “chơi” ảnh trắng đen? Ông bảo: “Tôi muốn người chơi ảnh thì phải quay lại từ đầu, tức là chơi ảnh đen trắng cái đã, ai nghĩ trắng đen không phải là màu thì đó là sai lầm lớn. Phải nên bắt đầu từ cái đầu tiên, phải đúng văn phạm của nhiếp ảnh rồi sau đó hãy sáng tạo.







Hỏi ông triển lãm lần này, tác phẩm nào ưng ý nhất, có phải những tấm ảnh đã từng đoạt già? Ông lại cười: “ Tôi đoạt giải không nhiều lắm đâu, nhưng có vài ảnh đoạt giải quốc tế thì rất quạn trọng với sự nghiệp cầm máy của mình. Riêng tấm ảnh tôi chụp chân dung bà xã tôi năm 14 tuổi là ảnh tôi ấn tượng nhất. Ảnh ấy chan chứa đầy kỷ niệm và tình cảm lắm, nó như biểu hiện sự chan hoà tình yêu và sự đồng điệu của người chụp và người mẫu ảnh.

Cũng từ ảnh này mà chúng tôi nên duyên chồng vợ, gắn bó suốt 50 năm qua. Sự thành công của tôi luôn có hình ảnh bà ấy sau lưng mình. Ngày trước cô ấy cũng cầm máy, nhưng không nhất thiết phải sáng tác như tôi, mà cô ấy chỉ muốn đồng hành với mình, như cổ vũ cho mình trong những ngày lang thang trên khắp nẽo đường của đất nước. Tôi chụp cô ấy từ lúc 13 tuổi đến giờ cô ấy mới có 73 tuổi vẫn có thể còn chụp tiếp. Với tác phẩm Trông ngóng là tấm ảnh đầu tiên tôi đem đi thi và đây cũng là tấm ảnh đoạt giải cao nhất trong sự nghiệp của mình.

Giới trẻ bây giờ rất giỏi photoshop nhưng chắc họ không chịu làm như tôi đâu, bởi kỷ thuật buồng tối nó đòi hỏi rất kỳ công. Và với kỷ thuật số hiện đại như ngày nay, những kỷ thuật phòng tối như tôi có lẻ càng lui dần vào bóng tối.


 Ông kỳ vọng gì trong cuộc triển lãm này? Ông trả lời “ Tôi chưa hình dung được điều gì, chỉ mong là những đứa con của tôi sẽ được nhiều người biết đến là hạnh phúc lắm rồi.” Hỏi ông có chạnh lòng không khi một bậc thầy nhiếp ảnh như ông lại có quá ít thông tin về tên tuổi cũng như sự nghiệp của mình? Ông lại cười: Tôi rất dỡ khi nói về mình, và tôi rất sợ người ta lại nói mình khoe khoang. Thật ra trước đây tôi cũng được đăng trên vài tờ báo giấy, nhưng để được lên báo mạng, chắc phải lần này tôi hy vọng có chút tên tuổi cho con cháu nó mừng (cười rất tươi).


Vậy kỷ niệm nào bi hài nhất với cuộc đời chơi ảnh? Trầm ngâm ông: “ Lúc trước tôi có làm một cuốn sách nhỏ về những hình ảnh làm từ trong phòng tối rất công phu và tâm đắc. Nhưng có một anh bạn thích lắm, nhưng ảnh lại cho rằng sách quý mà nhỏ quá, ít quá làm sao tải đến người xem. Thế là ảnh mượn tôi đem vào nhà in, tháo bung và in ra một ngàn cuốn vừa to vừa đẹp để tặng tôi. Nhưng oái oăm là cuốn ảnh gốc, anh ta bảo lúc in sách mới nên đã bỏ sách cũ rồi. Tôi như sét đánh ngang tai, bao nhiêu công trình của mình đã “bỏ sông bỏ biển” như thế, giờ cũng chẳng biết làm sao, dẫu gì ảnh cũng chỉ muốn tốt cho mình, hỏng lẻ mình lại cự nự. Thôi thì dẫu có tiếc sách quý bị mất nhưng cũng đành chịu thô









 Với 71 tác phầm trong suốt quá trình cầm máy trên 30 năm nhiều người cho là ít, nhưng với ông như thế là vừa, bởi nhiều chưa chắc đã tốt, ví như: Nick Út chỉ một tấm là làm nên sự nghiệp rồi.


Và trong cuộc triển lãm lần này, ông rất mong những tác phẩm của mình sẽ được đến với nhiều người xem, và biết đâu sẽ có một truyền nhân mê ảnh trắng đen sẽ được ông truyền lửa…

Những tác phẩm của tác giả Định Duy Bê trong cuộc triển lãm tại Hội Nhiếp ảnh TPHCM 122 Sương Nguyệt Ánh Q1, sẽ diễn ra từ ngày 20 đến 26-12-2019

Phạm Lữ

Không có nhận xét nào:

VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...