Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

SỰ ĐÁNG SỢ CỦA NƯỚC MỸ


Một phát biểu hay của một Đại tướng Trung Quốc về nước Mỹ.

(Đây là phần lược dịch bài diễn văn của Đại tướng Lưu Á Châu, hiện đang là Chủ nhiệm chính trị lực lượng Không quân của Quân khu Bắc Kinh.)

Trong quá khứ, vì để giúp Trung Hoa thoát khỏi ách thống trị thực dân mà Mỹ đánh bại Nhật, họ có cống hiến lớn đối với tiến bộ văn minh của xã hội Trung Hoa.
Hai nước Trung Hoa - Mỹ không có xung đột vi` lợi ích căn bản. Ngày nay, do lợi ích của Mỹ rải khắp toàn cầu nên 2 nước có xung đột. Nhưng chúng ta vẫn phải dùng tấm lòng đạo đức để bình xét sự vật chứ không thể kích động.

Tôi từng nói rằng đối với Nhật, một nước từng tàn sát mấy chục triệu đồng bào ta, mà chúng ta thường xuyên nói 2 nước "phải đời đời kiếp kiếp hữu hảo với nhau". Thế thì chúng ta có lý do nào để căm ghét nhân dân Mỹ từng giúp ta đánh bại Nhật?

Đâu là chỗ thực sự đáng sợ của nước Mỹ?

Tuy rằng Mỹ có quân đội mạnh nhất thế giới, khoa học kỹ thuật tiến bộ nhất thế giới, nhưng tôi cho rằng những cái đó không đáng sợ.

Nghe nói máy bay tàng hình của Mỹ thường xuyên ra vào bầu trời Trung Quốc rất thoải mái, nhưng điều ấy chẳng có gì đáng sợ cả. Cái đáng sợ của họ không phải là những thứ ấy.

Năm 1972, tôi học ở Đại học Vũ Hán, lên lớp giờ chính trị. Một thầy giáo khoa chính trị nói: "Nước Mỹ là đại diện của các nước tư bản mục nát, suy tàn, đã sắp xuống mồ, hết hơi rồi."

Tôi, một sinh viên công nông binh mặc bộ quân phục, đứng ngay lên phản bác:
-        "Thưa thầy, em cảm thấy thầy nói không đúng ạ. Tuy rằng nước Mỹ không giống Trung Quốc là mặt trời nhô lên lúc 8- 9 giờ sáng, nhưng Mỹ cũng chẳng phải là mặt trời đang lặn gì gì đó, mà là mặt trời lúc giữa trưa ạ."

Thầy giáo bực mình, tái mét mặt ấp úng nói: "Cái cậu học sinh này, sao dám nói thế hả!" Ông ấy không hỏi tôi tại sao lại nói thế, mà dùng một chữ "dám". Lúc đó tôi thấy hết tâm trạng của ông.

Chính là cái nước tư bản mục ruỗng suy tàn ấy vào thập niên 90 thế kỷ trước đã lãnh đạo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới nhất trên thế giới. Tôi tốt nghiệp đại học đúng vào lúc bắt đầu cải cách mở cửa.

Tôi lại có một quan điểm: Nước Mỹ là quốc gia do hàng chục triệu con người  đều rất yêu nước Mỹ. Hồi ấy rất nhiều người lãnh đạo TQ vừa chửi Mỹ vừa gửi con cái mình sang Mỹ. Một sự tương phản lớn!

     Vậy thì cái đáng sợ của Mỹ là ở đâu? Tôi cảm thấy có ba điểm.

-          Điểm thứ nhất, không thể coi thường cơ chế tinh anh của Mỹ. Chế độ cán bộ, chế độ tranh cử của Mỹ.
-          Bi kịch của Trung Quốc chúng ta :phần lớn tình hình là người có tư tưởng thì không quyết sách, người quyết sách thì không có tư tưởng. Có đầu óc thì không có chức vụ, có chức vụ thì không có đầu óc.
-          Nước Mỹ ngược hẳn lại, cơ chế hình tháp của họ đưa được những người tinh anh lên. Nhờ thế,
1 -là họ không mắc sai lầm;
2 -là họ ít mắc sai lầm;
3 -là mắc sai lầm thì có thể nhanh chóng sửa sai. Chúng ta thì mắc sai lầm, thường xuyên mắc sai lầm, mắc sai lầm rồi thì rất khó sửa sai.

Mỹ dùng một hòn đảo Đài Loan nhỏ xíu để kiềm chế Trung Quốc chẵn nửa thế kỷ.
Nước cờ này họ đi thật linh hoạt, thật thần kỳ. Một Đài Loan làm thay đổi hẳn sinh thái chính trị quốc tế.

Điều tôi lo ngại nhất là bộ khung chiến lược phát triển Trung Quốc trong thế kỷ mới sẽ vì vấn đề Đài Loan mà biến dạng. Ngày nay, đối với các dân tộc có thế mạnh thì tính quan trọng của lãnh thổ đã giảm nhiều, đã chuyển từ tìm kiếm lãnh thổ sang tìm kiếm thế mạnh của quốc gia.

Người Mỹ không có yêu cầu lãnh thổ đối với bất cứ quốc gia nào. Nước Mỹ không quan tâm lãnh thổ, toàn bộ những gì họ làm trong thế kỷ XX đều là để tạo thế. Tạo thế là gì? Ngoài sự lớn mạnh về kinh tế thì là lòng dân chứ còn gì nữa! Có lòng dân thì quốc gia có lực ngưng tụ, lãnh thổ mất rồi sẽ có thể lấy lại. Không có lòng dân thì khẳng định đất đai sở hữu sẽ bị mất.

Có nhà lãnh đạo quốc gia chỉ nhìn một bước. Nước Mỹ hành sự thường nhìn 10 bước. Vì thế cho nên mỗi sự kiện lớn toàn cầu xảy ra sau ngày Thế chiến II chấm dứt đều góp phần làm tăng cường địa vị nước Mỹ. Nếu chúng ta bị họ dắt mũi thì có thể sẽ mất hết mọi con bài chiến lược.

Tôi nhiều lần nói là trung tâm chiến lược của Mỹ sẽ không chuyển sang châu Á đâu, song điều đó không có nghĩa là Mỹ không bao vây Trung Quốc.

Rất nhiều bạn chỉ thấy Mỹ bao vây Trung Quốc về quân sự, cũng như rất nhiều người chỉ thấy khoảng cách chênh lệch về KHKT và trang bị vũ khí giữa 2 nước mà chưa nhìn thấy sự mất cân đối nghiêm trọng hơn sự lạc hậu về trang bị trên mặt chiến lược lớn, nhất là trên tầng nấc ngoại giao.

Sau vụ 11/9, Mỹ nhanh chóng chiếm Afghanistan trong vòng 2 tháng, từ phía Tây bao vây Trung Quốc.
Sức ép quân sự của Nhật, Đài Loan, Ấn Độ cũng chẳng bớt đi. Xem ra chúng ta giành được từ vụ 11/9 một số lợi ích trước mắt, song các lợi ích đó không quá 1- 2 năm có thể biến mất. Tôi cho rằng bao vây chiến lược đối với Trung Quốc là một kiểu khác, không phải là quân sự mà là siêu việt quân sự.
Bạn xem đấy, mấy năm gần đây các nước xung quanh Trung Quốc tới tấp thay đổi chế độ xã hội, biến thành cái gọi là quốc gia "dân chủ". Nga, Mông Cổ thay đổi rồi, Kazakhstan thay đổi rồi.

Cộng thêm các nước trước đây như Hàn Quốc, Phillippines, Indonesia, lại cộng thêm vùng Đài Loan.
Đối với Trung Quốc, sự đe doạ này còn ghê gớm hơn đe doạ quân sự. Đe doạ quân sự có thể là hiệu ứng ngắn hạn, còn việc bị cái gọi là các quốc gia “dân chủ” bao vây là hiệu ứng dài hạn.

Điểm thứ hai, sự độ lượng và khoan dung của nước Mỹ. Bạn nên sang châu Âu, sau đó sang Mỹ, bạn sẽ thấy một sự khác biệt lớn:Sáng sớm, các đường phố lớn ở châu Âu chẳng có người nào cả, còn tại Mỹ sáng sớm các phố lớn ngõ nhỏ đều có rất nhiều người tập thể dục, thậm chí cả ngày như thế. Tôi có một câu nói: Tập thể dục là một phẩm chất, tập thể dục đại diện cho một kiểu văn hoá khí thế hừng hực đi lên.
Một quốc gia có sức sống hay không, chỉ cần xem có bao nhiêu người tập thể dục là biết.
Người Mỹ có thể lấy quốc kỳ làm quần lót để mặc. Hồi ở Mỹ tôi có mua một chiếc quần cộc cờ sao vạch. Tôi thường xuyên mặc chiếc quần ấy. Tôi mặc nó là để khinh miệt nó, là để trút giận, là một dạng trút sự bực bội và thoả mãn về tâm lý.
Người Mỹ mặc nó là sự trêu chọc bỡn cợt, bản chất khác. Người Mỹ có thể đốt quốc kỳ nước mình ngoài phố.

Đới Húc nói: Nếu một quốc gia có thể đốt cả quốc kỳ của mình thì anh còn có lý do nào đi đốt quốc gia ấy nữa?

Điểm thứ ba, sức mạnh vĩ đại về tinh thần và đạo đức. Đây là điều đáng sợ nhất. Vụ 11/9 là một tai nạn. Khi tai hoạ ập đến, thể xác ngã xuống trước tiên, nhưng linh hồn vẫn đứng. Có dân tộc khi gặp tai nạn thể xác chưa ngã mà linh hồn đã đầu hàng.

Trong vụ 11/9 có xảy ra 3 sự việc đều có thể để chúng ta qua đó nhìn thấy sức mạnh của người Mỹ. Việc thứ nhất, sau khi phần trên toà nhà Thương mại thế giới bị máy bay đâm vào, lửa cháy đùng đùng, tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Khi mọi người ở tầng trên qua cửa thoát hiểm chạy xuống phía dưới, tình hình không rối loạn lắm.

Người ta đi xuống, lính cứu hoả xông lên trên. Họ nhường lối đi cho nhau mà không đâm vào nhau. Khi thấy có đàn bà, trẻ con hoặc người mù tới, mọi người tự động nhường lối đi để họ đi trước. Thậm chí còn nhường đường cho cả một chú chó cảnh. Một dân tộc tinh thần không cứng cáp tới mức nhất định thì dứt khoát không thể có hành vi như vậy. Đứng trước cái chết vẫn bình tĩnh như không, e rằng không phải là thánh nhân thì cũng gần với thánh nhân.
Việc thứ hai, hôm sau ngày 11/9, cả thế giới biết vụ này do bọn khủng bố người A Rập gây ra. Rất nhiều cửa hàng, tiệm ăn của người A Rập bị những người Mỹ tức giận đập phá. Một số thương nhân người A Rập cũng bị tấn công. Vào lúc đó có khá nhiều người Mỹ tự phát tổ chức đến đứng gác trước các cửa hiệu, tiệm ăn của người A Rập hoặc đến các khu người A Rập ở để tuần tra nhằm ngăn chặn xảy ra bi kịch tiếp theo.

Đó là một tinh thần thế nào nhỉ. Chúng ta thì từ xưa đã có truyền thống trả thù. Thành Đô nơi tôi ở, ngày xưa Đặng Ngải sau khi chiếm được Thành Đô, con trai của Bàng Đức giết sạch giá trẻ gái trai gia đình Quan Vũ. Trả thù đẫm máu, lịch sử loang lổ vết máu không bao giờ hết.

Việc thứ ba, chiếc máy bay Boeing 767 bị rơi ở Pennsylvania vốn dĩ bị không tặc dùng để đâm vào Nhà Trắng. Sau đấy hành khách trên máy bay vật lộn với bọn khủng bố nên mới làm máy bay rơi.
Vì lúc ấy họ đã biết tin toà nhà Thương mại thế giới và Lầu Năm Góc bị máy bay đâm vào nên họ quyết định không thể không hành động, phải đấu tranh sống chết với bọn khủng bố.Cho dù trong tình hình ấy họ còn làm một chuyện thế này:

Quyết định biểu quyết thông qua có nên chiến đấu với bọn khủng bố hay không. Trong giờ phút quan hệ tới sự sống chết ấy, họ cũng không cưỡng chế ý chí của mình lên người khác.

Sau khi toàn thể mọi người đồng ý, họ mới đánh bọn không tặc.

Dân chủ là gì; đây tức là dân chủ. Ý tưởng dân chủ đã thấm vào sinh mạng của họ, vào trong máu, trong xương cốt. Một dân tộc như thế mà không hưng thịnh thì ai hưng thịnh. Một dân tộc như thế không thống trị thế giới thì ai có thể thống trị thế giới.

Lưu Á Châu sinh ngày 19 tháng 10 năm 1952 tại Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây; quê quán ở Túc huyện, nay là quận Dũng Kiều, địa cấp thị Túc Châu, tỉnh An Huy, Trung Quốc; Trung tướng Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), nguyên Phó Chính ủy Không quân Trung Quốc; hiện nay là Chính ủy của Đại học Quốc phòng Trung Quốc, từng là giáo sư thỉnh giảng của Đại học Stanford Mỹ. Ông đồng thời là một nhà văn có tiếng, chủ nhân một số giải thưởng văn học. Các bài viết của ông ngôn từ mạnh dạn, quan điểm mới mẻ (nhất là quan điểm đối với Mỹ), lập luận sắc bén của ông được dư luận rất quan tâm. Ông là con rể cố Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Tiên Niệm.




Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

ĐẢO PHÚ QUỐC…LÊNH ĐÊNH!

Đảo Phú Quốc


       Tôi yêu Phú Quốc từ  khi cùng với Kim Sơn, Minh Quốc bước chân lên hòn đảo này cách đây bốn năm.

Một bãi tắm đẹp ở đảo

Mỗi ngày hiện có 10 chuyến bay ra đảo

Khách du lịch ra đảo bằng tàu cao tốc
Phú Quốc nằm cách trung tâm thành phố Rạch Giá 115 km và nằm trên vành đai kinh tế biển Việt Nam - Campuchia - Thái Lan có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế du lịch nhất là kinh tế biển; rất thuận lợi trong việc liên kết giao thương, phát triển du lịch trong vùng Đông Nam Á. Hòn đảo này có cảng hàng không quốc tế, cảng biển, hệ sinh thái đa dạng với rừng nguyên sinh và là một trong ba vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang được UNESCO công nhận.


Buổi sáng

Buổi chiều

Dinh Cậu


Đặc sản cây tiêu

        Năm ấy, đến Kiên Giang, anh Năm Thắng, người vừa là đồng nghiệp vừa cũng là dân mê chơi ảnh giới thiệu tôi gặp 1 người: Anh Sáu Tuấn, lúc đó là Bí thư tỉnh ủy tỉnh Kiên Giang. Tôi bắt đầu nghe những câu chuyện kể say sưa về hòn đảo Ngọc này.

…. Suýt trở thành Singapore thứ 2 …..

       Câu chuyện đầu tiên tôi thích nhất là Anh Sáu tiết lộ khi mới giải phóng nghe nói Ông Lý Quang Diệu đã có ngỏ ý muốn thuê đảo Phú Quốc trong vòng 50 năm với lời hứa sau khi mãn hạn, Phú Quốc sẽ là một Singarpore thứ hai, nhưng Nhà nước không đồng ý vì lý do an ninh quốc phòng….Tôi tiếc cho một cơ hội…..

Xưởng chế biến nước mắm Phú Quốc

Nghệ sị Minh Quốc bắt vịt

Giống chó Phú Quốc nổi tiếng

Tắm biển



        Với giọng nam bộ đặc sệt, anh Sáu Tuấn nói với tụi tôi”... Tui bị mấy ông ở trên Gầy hoài( rầy) về cái vụ máy nhiệt điện ở đảo Phú Quốc vì lý do triễn khai chậm. Anh nghỉ coi một hòn đảo đẹp như thế, môi trường trong sạch như thế mà làm nhà máy nhiệt điện để nhập than đá ở nước ngoài coi sao được. Họ có đưa tôi đi tham quan nhà máy nhiệt điện ở Trung Quốc đê yên lòng. Nói thật khi vào nhà máy thấy sạch thiệt, nhưng khi ra khỏi và nhìn lại thấy xung quanh nhà máy mù mịt…Phải kiếm cớ để thoái lui thôi, chí ít là kéo dài vài năm nữa cho đến khi tui nghỉ hưu….” Một tâm sự thật lòng đáng trân trọng…..
lai rai


Chợ Cá ở thi trấn Dương Đông

Câu cá trên biển

Tàu cao tốc chất lượng cao Rạch Giá - Phú Quốc

Tạm biệt dảo Ngọc
Phú Quốc là một hòn đảo du lịch lớn nhất Việt Nam, nằm trong vịnh Thái Lan. Vị trí địa lý của đảo gồm mũi Đông Bắc của đảo cách quốc gia láng giềng Campuachia 4 hải lý, cách thành phố Rạch Giá, thủ phủ của tỉnh Kiên Giang 62 hải lý về phía Đông và cách thị xã Hà Tiên là 25 hải lý. Đảo Phú Quốc có hình tam giác, cạnh đáy nằm ở hướng Bắc, nhỏ dần lại ở phía Nam. Nếu tính đường chim bay theo hướng Bắc-Nam thì chiều dài lớn nhất của đảo là 49 km . Nơi rộng nhất trên đảo theo hướng Đông-Tây nằm ở khu vực Bắc đảo với chiều dài là 27 km. Chu vi của đảo Phú Quốc tổng cộng khoảng 130 km. Tổng diện tích của Phú Quốc là 56.500 ha. Bà con ngư dân trên đảo còn ví hình dáng Phú Quốc giống như một con cá đang bơi, đầu hướng về phương Bắc. Ông Nguyên Thanh Sơn, lúc đó là  Bí thư huyện ủy đảo  nay là Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang đã phát họa vị trí quan trọng của Phú Quốc bằng hình ảnh: “ …nếu vẻ một vòng tròn có bán kính 1000km, Phú Quốc sẽ là trung tâm tất cả thủ đô của các nước ASEAN…”.

Hữu Thành, Kim Sơn, Minh Quốc, Nam Thắng có một cử nhậu nhớ đời ngay bờ biển dảo Phú Quốc về đêm












Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

VAPA & BƯỚC CHUYỂN…..


“ Bước Chuyển” tôi thích cụm từ này khi đọc bài báo”DÁM NGHĨ, DÁM LÀM - BƯỚC CHUYỂN ĐỂ THÀNH CÔNG”  trên Tạp Chí Nhiếp ảnh số tháng 5/2015 . Trong nhận thức của  tôi từ “ Chuyển” rất hay, nó báo hiệu cho một sự chuyển động cho một quá trình thay đổi nhận thức con người …. Nhưng bước chuyển ở đây theo tôi là một sự dứt khoát cho một thay đổi để  trở nên tốt đẹp hơn thôi…..

Tuy nhiên, trong tư duy nhiếp ảnh nghệ thuật, sự thay đổi về nhận thức vốn sẳn có trong tiềm thức người nghệ sĩ nhiếp ảnh là không phải dể dàng gì bởi  nó đã là sự tích tụ trong một thời gian dài. Ngoài nổ lực của các cấp lãnh đạo VAPA về phương pháp tiếp cận mới rất cần có sự nổ lực của bản thân những người cầm máy, người nghệ sĩ nhiếp ảnh, và bước chuyển đó còn phải từ các vị  trong Hội Đồng Nghệ Thuật, các Ban giám khảo và kể cả mảng nội dung lý luận phê bình v.v…nhằm một mục tiêu :  HÃY GẦN GỦI HƠN VỚI CUỘC SỐNG THỰC TẠI …Tôi vẫn hy vọng đây là bước khởi đầu tốt đẹp.Vì vậy, trên Blog “ Lang Thang”, tôi muốn giới thiệu toàn văn bài phòng vấn NSNA Vũ Quốc Khánh - Chủ tịch Hội NSNAVN, nhìn nhận những điều đạt được từ trại sáng tác của VAPA  tại Quảng Ngãi vừa qua.


( Bài do Nhà báo Hoàng Thu Trang, thực hiện)



PV: Thưa NSNA Vũ Quốc Khánh - trên cương vị là Chủ tịch Hội NSNAVN, ông có thể chia sẻ Hội đã đặt mục tiêu chính là gì khi mở trại sáng tác tại Quảng Ngãi?



NSNA Vũ Quốc Khánh: Có thể nói rằng, bắt đầu nhiệm kỳ VIII này, việc nâng cao chất lượng tác phẩm, chất lượng hội viên đang là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Chúng ta biết rằng nhiều chục năm nay, nhiếp ảnh làm phong trào rất tốt và có những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, sau từng ấy năm, chúng ta nhìn nhận lại những sáng tác hiện nay thì thấy vẫn đang thiếu vắng điều gì đó, đang thua kém so với thời kỳ các bậc đàn anh, đàn chú đã làm. Thời kỳ trước đây trong chiến tranh, nhiếp ảnh Việt Nam có nhiều tác phẩm quen thuộc, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng yêu ảnh không chỉ trong nước mà còn trên trường quốc tế với giá trị là những thông điệp mạnh mẽ phản đối chiến tranh, để nói về một Việt Nam luôn mong muốn, yêu chuộng hòa bình… Nhìn nhận khách quan mà nói thì đó là những thời điểm mà cuộc chiến tranh ở Việt Nam đang là tâm điểm chú ý của cộng đồng quốc tế khi một dân tộc nhỏ bé đã kiên cường bảo vệ chủ quyền trước sức mạnh quân sự rất lớn từ hai đế quốc thực dân Mỹ và Pháp. Lúc này, nhiếp ảnh với vai trò ghi chép lịch sử của mình đã nắm bắt và phát huy hết thế mạnh, làm rất tốt việc dùng những hình ảnh chụp thật trong cuộc chiến để làm vũ khí phản chiến hết sức hiệu quả. Bên cạnh đó lịch sử nhiếp ảnh còn ghi nhận công lao của các NSNA, các phóng viên, nhà báo thời kỳ đó đã lăn xả, sống chết với nghề để có thể cống hiến những tác phẩm bất hủ.
Sau này, nhiếp ảnh Việt Nam phát triển theo một hướng hơi khác đi, chúng ta tham gia vào các hoạt động nghệ thuật nhiều hơn, hội nhập quốc tế cũng theo định hướng này. Từ năm 1999 chúng ta gia nhập FIAP, rồi chơi các sân chơi quốc tế… những cái được cũng có, bên cạnh những tác phẩm ảnh nghệ thuật tốt, thì rõ ràng với những người tâm huyết và theo dõi nhiếp ảnh nhiều năm vẫn cứ cảm thấy chưa hài lòng, thấy chúng ta đang thiếu vắng điều gì đó, thiếu những bức ảnh được xã hội, đặc biệt là được công chúng nhân dân đánh giá. Đó chính là những điểm còn hạn chế của nhiếp ảnh Việt Nam, cần chúng ta có những bước đi mới, định hướng mới để làm cho nhiếp ảnh đến được gần hơn với cuộc sống, với công chúng và được xã hội đánh giá. Đồng thời, sự lan tỏa của nhiếp ảnh, giá trị của nhiếp ảnh phải được công nhận.
Từ những trăn trở này mà Hội NSNAVN đã triển khai thêm một định hướng mới trong nhiếp ảnh mà bắt đầu từ nhiệm kỳ này chúng ta bắt tay vào thực hiện, đó chính là việc tổ chức những trại sáng tác hơi “đặc biệt” hơn một chút, để lồng ghép nhiều nội dung với nhau và quan trọng là tư vấn, định hướng sáng tác nhiếp ảnh mới cho anh em nhiếp ảnh Việt Nam, đặc biệt là những nghệ sĩ đang trong độ tuổi cầm máy sung sức và giới nhiếp ảnh trẻ - thế hệ nhiếp ảnh kế cận. Tôi cho rằng điều này là quan trọng vì nhiếp ảnh trên hết cần có sức khỏe, có đam mê, cần những sáng tạo trẻ, chính vì vậy, đây là đối tượng mà Hội NSNAVN đang hướng tới. Bên cạnh những nội dung khác như tăng cường tập huấn công tác thẩm định ảnh, không chỉ phục vụ việc anh em sau này tham gia vào các hoạt động thẩm định ảnh, công tác giám khảo mà chính là cung cấp kiến thức, cái nhìn khách quan để sau này anh em hướng ống kính của mình trong việc sáng tác và làm nghề. Đây cũng là lý do chính để Hội NSNAVN vừa rồi dành một phần lớn thời gian của trại sáng tác Quảng Ngãi cho việc định hướng sáng tác và tập huấn công tác thẩm định ảnh. Hai nội dung này được lồng ghép với nhau một cách chặt chẽ, liên quan hữu cơ đến các hoạt động của nhiếp ảnh Việt Nam.
Trại sáng tác tại Quảng Ngãi là trại chọn lựa có tính cơ cấu vùng miền để trước hết phục vụ cho việc sau này các nghệ sĩ tham gia vào các hoạt động của Hội trên phạm vi cả nước; bên cạnh đó, trại còn lưu ý đến việc lựa chọn những tài năng trẻ, những tay máy có đủ điều kiện phát triển để đào tạo. Đây chính là những nét mới của trại lần này. Việc Hội thực hiện khâu tuyển lựa, đưa ra yêu cầu kiểm tra đầu vào, rồi khi đã tham gia trại chúng ta nâng cao dần các yêu cầu về thuyết trình “đọc” ảnh tại trại, trả lời phản biện và thậm chí là yêu cầu anh em viết bài đánh giá, thẩm định về một tác phẩm cụ thể, để từ đó có căn cứ đánh giá năng lực, trình độ của anh em nhằm tìm ra hướng đào tạo tốt nhất có lẽ cũng là điểm khiến nhiều anh em hội viên, thậm chí ngay cả trại viên cũng sẽ rất bất ngờ. Tuy nhiên, theo tôi, đó là những việc làm cần thiết, nhằm đạt được mục tiêu là xây dựng lực lượng nhiếp ảnh trẻ nòng cốt cho tương lai.
Và đây là trại đầu tiên thử nghiệm phương pháp này, sau này Hội sẽ tiếp tục mở thêm các trại ở khu vực phía Bắc, khu vực phía Nam và các trại viên vẫn phải trải qua trình tự các bước kiểm tra như với phương pháp đã làm tại trại Quảng Ngãi.

PV: Vâng, với tính chất là trại thử nghiệm, vậy bản thân ông có đánh giá như thế nào về tính hiệu quả của trại lần này?

NSNA Vũ Quốc Khánh: Với trại thử nghiệm này tôi có một vài đánh giá như sau. Thứ nhất về mặt sáng tác. Qua mấy ngày đi thực tế sáng tác ở huyện đảo Lý Sơn, rồi các tỉnh miền núi, thâm nhập vào đời sống của đồng bào dân tộc, kể cả ở các vùng đô thị, các khu kinh tế, công nghiệp… của tỉnh Quảng Ngãi, có thể thấy tay máy của hầu hết anh em khá vững chắc. Đây gần như một cuộc chụp marathon, chỉ trong vòng mấy ngày mà chất lượng bộ ảnh của anh em sáng tác về khá tốt. Chưa kể đã có nhiều những công nghệ chụp mới được áp dụng như chụp từ trên không với thiết bị flycam, chụp dưới nước… cho thấy anh em đã rất hăng hái đầu tư và có cách thể hiện rất tốt. Điều đó còn nói lên một điều rằng chúng ta hiện cũng đã theo kịp bạn bè khu vực và trên thế giới bằng nhiều phương thức chụp ảnh khác nhau.
Qua cuộc triển lãm “Đất và người trên quê hương Hải đội Hoàng Sa” - trưng bày những tác phẩm chọn lọc trong đợt thực tế sáng tác tại Quảng Ngãi, tôi đã rất vui khi nhận được phản hồi tích cực của người dân khi đến xem, tham quan triển lãm, đặc biệt là phản hồi của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các đoàn thể. Anh Lê Quang Thích - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi còn đề nghị Hội VHNT tỉnh phối hợp với Hội NSNAVN lưu trữ lại những files ảnh này và tỉnh sẽ mua để làm quà tặng cho các nhà đầu tư đang làm việc với huyện đảo Lý Sơn, làm quà lưu niệm phục vụ cho quảng bá du lịch và đối ngoại… Trong đợt sáng tác tác lần này nhiều nghệ sĩ đã sử dụng các thiết bị nhiếp ảnh hiện đại để chụp ảnh trên không, dưới nước… tạo ra những bức ảnh với góc nhìn độc đáo, gây thích thú, ngạc nhiên cho người xem. Nói như vậy để thấy rằng, việc sử dụng các thiết bị, công nghệ ảnh hiện nay phục vụ rất nhiều cho hoạt động đầu tư, du lịch, trong tổ chức, điều hành các công việc của cơ quan nhà nước. Chúng ta đang hướng tới nhiếp ảnh phải phục vụ cho đất nước, cho xã hội. góp phần thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bên cạnh đó, phần định hướng sáng tác, tập huấn công tác thẩm định ảnh vẫn còn một số hạn chế nhất định. Một số anh em vẫn đang loay hoay theo kiểu chụp những gì đèm đẹp, sáng tác theo ngẫu hứng nhiều hơn chứ chưa xây dựng được những ý tưởng, chưa đặt được cho mình mục tiêu, hoặc chưa xây dựng được những chuyên đề mình cần hướng đến; đáng chú ý là cách xây dựng những bộ ảnh, sách ảnh… là những vấn đề mà anh em còn rất lúng túng thì ở trại này Hội đã nhận thấy những điểm hạn chế đó ở các nghệ sĩ để tập trung khắc phục. Theo đó, Hội đã cung cấp thông tin, hướng dẫn, hệ thống các phương pháp làm theo cách khoa học, hiệu quả, thậm chí gợi mở các ý tưởng xây dựng các dự án ảnh bộ, dự án sách ảnh lớn cho anh em dự trại để từ đó, sau khi rời trại, anh em có thể tự mình thực hiện những đề tài ảnh bộ mà mình yêu thích.
Các nghệ sĩ cũng còn khá lúng túng trong vấn đề thẩm định một bức ảnh, chưa nắm vững các quy tắc thẩm định để biến nó thành kỹ năng, thành lợi điểm riêng của mình. Tất nhiên việc thẩm định ảnh không chỉ khô khan “đọc” theo quy tắc, mà còn cần rất nhiều yếu tố khác nữa như văn hóa, cảm xúc… cho nên Hội sẽ tiếp tục đặt ra mục tiêu để có hướng đào tạo phù hợp nhằm xây dựng một đội ngũ thẩm định trẻ, kế cận để phục vụ tốt hơn cho hoạt động nhiếp ảnh nước nhà.
Theo tôi những điểm đã nêu ở trên là những hiệu quả nhìn thấy rõ nhất của trại lần này tại Quảng Ngãi.

PV: Với việc nhìn nhận, đánh giá hết sức cụ thể các mặt hoạt động của trại lần này, vậy theo ông mô hình kế tiếp của Hội khi mở các trại sáng tác tới đây là gì?

NSNA Vũ Quốc Khánh: Ngay trong buổi tổng kết trại Ban Tổ chức cũng đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp thiết thực, trong đó, có thể thấy việc tiếp tục đổi mới hoạt động tổ chức các trại sáng tác ảnh là một điều hết sức cần thiết.
Đối với từng nội dung, chúng tôi sẽ làm kỹ hơn. Thí dụ liên quan đến vấn đề định hướng sáng tác, trại tới Hội sẽ đặt ra nhiều đề tài hơn, thậm chí có thể lên trước một danh sách các đề tài để anh em lựa chọn thể hiện. Hội sẽ có một chuyên đề trình bày kỹ lưỡng về vấn đề này để cung cấp kiến thức cho anh em trước khi đi vào thực tế sáng tác. Hoặc khuyến khích anh em làm theo cách so sánh, tức là vừa chụp theo đề tài bắt buộc của trại, vừa chụp một đề tài mình yêu thích - sau đó cùng xem xét, đánh giá, phân tích lại xem cách lựa chọn nào hiệu quả, phân tích mặt ưu, nhược của cả hai phương cách… theo tôi sẽ rất bổ ích cho anh em nghệ sĩ.
Về phần thẩm định ảnh, trại kế tiếp, Hội sẽ đẩy mạnh việc phân tích nhiều hơn, để dành thời gian cho các nghệ sĩ trao đổi không chỉ với Hội đồng phản biện mà ngay cả giữa các học viên với nhau, có như vậy mới tăng cường được tính tương tác trong các buổi học, giúp học viên thực hiện việc “đọc” ảnh nhuần nhuyễn hơn. Việc giải thích các quy tắc thẩm định ảnh cũng sẽ phải được chú trọng nhiều hơn nữa, nhằm làm sáng rõ những vấn đề còn lúng túng của nghệ sĩ khi tham gia thẩm định một tác phẩm ảnh. Và điều quan trọng hơn, rất có thể trại tới Hội sẽ thử nghiệm để anh em có cơ hội thực hành ngay tại trại với một cuộc chấm chọn ảnh sáng tác của chính các trại viên.

PV: Tôi có được nghe nói đến mô hình đào tạo theo hình chóp, vậy theo ông chúng ta sẽ áp dụng mô hình đào tạo này trong tương lai như thế nào?

NSNA Vũ Quốc Khánh: Qua đợt tổ chức trại này, Hội cũng đã có đánh giá, nhìn nhận, và đương nhiên, trong mặt bằng chung ấy, sẽ có những nghệ sĩ ở những mức độ khác nhau. Người ở mức độ A, người mức độ B, C… Qua vài trại, chúng ta sẽ lựa chọn những người ở mức độ A, hoặc trên loại B của các trại, tiếp tục có các hình thức củng cố, đào tạo sâu hơn, kỹ hơn cho anh em đạt đến mức độ vững chắc, sau đó mới có thể mời tham gia vào các hoạt động của Hội trong tương lai chứ Hội không đào tạo tràn lan.
Việc sáng tác, định hướng cũng sẽ tiếp tục được nâng cao dần lên theo các trại, nhằm chọn lựa những anh em có khả năng hoạt động tốt nhất, sau này sẽ giao nhiệm vụ thẩm định ảnh ở các mảng đề tài khác nhau và ở các cấp khác nhau.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông!

Những tác phẩm ảnh nghệ thuật do anh em nghệ sĩ dự trại ở Quảng Ngãi sáng tác, cùng một số hình ảnh sinh hoạt.



TƯỚI TỎI - Bùi Đình Ngôn

NGÀY HÈ - Bảo Hưng

BÁNH TRÁNG TRÀ BỒNG - Duy Bằng




ĐẶC SẢN QUẾ TRÀ BỒNG - Huỳnh Phúc Hậu



CHIM NON - Bùi Kim Mạnh

TRONG LÒ ĐƯỜNG - Nguyễn Bá Hảo

MÙA BIỂN - Nguyễn Tấn Khâm

LÀNG CHÀI NGÀY NAY - Nguyễn Vinh Hiển

NGÀY MÙA - Nguyễn Vinh Hiển

ĐIỂM SÁNG - Nguyễn Viết Rừng

HANG SAU , YÊN BINH, LÝ SƠN - Nguyễn Đăng Lâm

Ảnh: TRẦN NHÂN QUYỀN

NÉT ĐẸP SÔNG TRÀ - Trần Đình Thương

KHÁM PHÁ - Đinh Mạnh Tài




Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

Nhiếp ảnh đơn giản là vậy thôi.....



Trả lời thư….

Theo dòng chảy của 10 năm facebook, mấy hôm nay tôi nhận nhiều bức thư qua tin nhắn của face với nhiều nội dung xoay quanh những câu chuyện về nhiếp ảnh. Rất mừng tất cả những thư tin nhắn đó là những nickname còn rất trẻ và mới bắt đầu tập…chơi ảnh. Ví như một nick viết rằng: “
Cháu chào chú Hữu Thành! cháu thấy ảnh chú chụp đẹp và gần gũi quá! Hầu như ngày nào chú cũng đăng ảnh mà sao toàn ảnh đẹp!Cháu Tên ….hiện tại ở Hưng Yên cũng mới đam mê vể nhiếp ảnh! Chú là người đi trước có nhiều kinh nghiệm chú có thể chia sẻ cho cháu một chút về kinh nghiệp chụp đc những bức ảnh đẹp được ko ạ!” Hoặc một nick khác viết” …Dạ con chào chú ! Con rất thích chụp ảnh, nhất là chụp đời thường và phong cảnh, con rất ấn tượng với những bức ảnh của chú ! Hôm nay, con mạo mụi nhắn tin cho chú, nhằm để xin chú hôm nào đi chụp có thể cho con đi theo chụp cùng được không ạ !? Con xin cám ơn chú nhiều ạ !”..v.v…

Vì không thể trả lời từng tin nhắn được cũng như những câu hỏi của các em lại vô cùng rộng lớn, nhiều khâu, nhiều đoạn….không thể trả lời trong 1 tin nhắn cụ thể nên tôi nghỉ đến cách viết vài dòng trên face để mọi người cùng tham gia chia sẻ giúp….

Trước hết tôi cảm kích những nhận xét của các em dành cho những bức ảnh của tôi. Điều đó cũng chứng minh lối chơi ảnh của tôi theo dòng ảnh khoảnh khắc và đời thường đã gây được thiện cảm cho 1 bộ phận giới trẻ..Đây là điều quan trọng đối với tôi vì tôi muốn quảng bá cho một khuynh hướng chơi ảnh “ Thật và đẹp” đang bị yếu ớt, chao đảo trong dòng chảy của nhiếp ảnh công nghệ số hiện nay.....Bàn về nhiếp ảnh thật là mênh mông vì đây là cả một ngành rộng lớn bao gồm từ khoa học kỹ thuật, đến sự sáng tạo nghệ thuật , đến sự tư duy của con người….Nội chỉ bàn đến nội dung câu hỏi : Thế nào là kinh nghiệm chụp được một bức ảnh đẹp thôi, cũng là một đề tài lớn mà không ai trả lời nổi một cách chắn chắn, ngoài các yếu tố kỹ thuật.

Thật ra tôi cũng muốn giúp các em một chút ít kinh nghiệm của bản thân về cách chơi ảnh, cách chụp ảnh để có một tấm ảnh ra hồn hoặc chí ít là có để mà đăng lên facebook hàng ngày như tôi…Nhưng có lẻ cũng đành chịu ngoài việc các em alo nội dung gì , trả lời nội dung đó…Tuy nhiên tôi cũng muốn chia sẻ với mấy em 1 điều thôi: Muốn có một bức ảnh đẹp , thì trước tiên là phải yêu nhiếp ảnh. Muốn yêu nhiếp ảnh thì phải hiểu về nhiếp ảnh. Tôi thì cho rằng điều đầu tiên này quan trọng nhất bởi nhiều “ Nhà nhiếp ảnh” bây giờ , kể cả đã thành danh trong giới nhiếp ảnh họ đã thường bỏ qua một điều hết sức quan trong về định nghĩa, tính chất, chức năng…của nhiếp ảnh là : phản ánh trung thực thế giới thực tại…Ta biết rằng vạn vật trên cỏi đời luôn chuyển động theo các quy luật của cuộc sống và phát triển cho đến bây giờ…Nhiếp ảnh từ khi người ta phát minh ra nó chỉ có một chức năng gần như duy nhất : Phản ánh cuộc sống thực tại bằng những khoảnh khắc bấm máy. Chính những khoảnh khắc này đã làm nên giá trị của bộ môn nhiếp ảnh. Nếu các em cho rằng các bức ảnh của tôi “ấn tượng” hoặc “ đẹp và gần gủi” như trong những bức thư thì xem như các em đã đồng cảm với một về một phong cách: Chụp khoảnh khắc.

Lời khuyên của tôi dành cho các em là : Ảnh đẹp không ở đâu xa lạ cả, nó ở xung quanh các bạn. Từ gia đình, xóm làng, góc phố cho đến ngọn cỏ , ngọn cây. Từ những buổi sáng bình mình người nông dân vác cày ra ruộng cho đến giấc ngủ trưa hè của bác xích lô…Nhiều khi chính những nụ cười, ánh mắt của người thân của các em trong một khoảnh khắc nào đó sẽ là một bức ảnh nghệ thuật tuyệt vời….

Thôi nhé! Tôi chỉ trả lời thư như thế và mọi người góp ý thêm cho các em….Tks

2Thích ·  · Chia sẻ
.


NhậtKhánh Nguyễn anh viết như thế tôi nghĩ đã quá đủ rồi anh
















Rong Ran Len May:Cai doan anh viết " anh đẹp o quanh ta là e thấy chỉ lý nhất ...."
















Hoa Đồng Nội Thôi nhé tôi chỉ trả lời như thế ...Vậy mà đã quá đủ ! Anh như một nguwoif đun một thang thuốc bổ trong bao nhiêu năm bằng ngọn lửa đam mê và nhiệt huyết của mình để cuối cùng chắt ra một bát nước cốt đậm đặc và cực bổ này ! Đa tạ anh ! Em xin bát nước cốt này về để uống để thưởng thức để ngấm dần bổ dược của nó ! Thay mặt cho các bạn trẻ cảm ơn anh rất nhiều ! Song, em thiết nghĩ bát thuốc bổ này có tác dụng đến đâu nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào cách uống và sự hấp thụ của tâm hồn và nhận thức của từng nguwoif uống ạ !


Truong Thanh Minh Bác viết rất hay!















Dac Loc Nguyen Nói ra chuyện này thật là khó anh Nguyễn Hữu Thành à, cách đây mấy hôm có một người chụp ảnh có nick dạng vitamin gì gì đó post lên một loạt ảnh múa rồng. Công nhận là bạn ấy chụp đúng thời điểm tuy nhiên lại dùng PS tạo thành ảnh lia máy và được like khá nhiều. Thực sự em cũng muốn nói vài lời với bạn trẻ này nhưng lại ngại "ông biết gì về chụp ảnh mà nói tôi" như đã từng gặp vì em đã rút khỏi những cuộc thi ảnh từ nhiều năm nay rồi mặc dù vẫn sống bằng nghề ảnh. "Thật và đẹp" ngày nay đúng là xa xỉ như anh nói, chưa vững về kỹ thuật mà cứ nghe tung hô ảo kiểu ấy thì biết tới khi nào mới có được tình yêu nhiếp ảnh để chấp nhận thức khuya dậy sớm. Cảm ơn anh đã có một stt đầy tâm huyết cho món chơi mà anh em ta đeo đuổi cả một đời người.




Mung.














Lacky Trần Bài viết rất đơn giản nhưng thực sự sâu sắc ạ! Cháu cảm ơn chú Nguyễn Hữu Thành!














Tien Dung Giơ máy ảnh lên và tóm lấy những khoảnh khắc tuyệt vời nhất của cuộc sống. Nhiếp ảnh đơn giản là vậy thôi. Chúc Hữu Thành vẫn giữ mãi niềm đam mê ấy nhé












VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...