"Ta bắt chước người tự sướng chơi.
Dăm ba tấm ảnh chụp khoe đời.
Dẫu không mỹ mạo trai nam tử.
Cũng có tinh thần trọng cái tôi.
Xấu đẹp mắt người xem cứ mặc.
Trẻ già hình bóng giữ mà coi!
Trăm năm rồi cũng thành tro bụi.
Xuân sắc nào ai chả một thời!"
(St)
Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016
Campuchia – vang bóng một thời
Angkor Wat
Sử sách viết rằng Phù Nam là vương quốc cổ, tồn tại từ thế kỷ 1 đến
thế kỷ 7, thời thịnh trị có lãnh thổ rộng lớn ở phía nam bán đảo Đông Nam Á,
bao gồm Campuchia, nam Việt Nam, nam Thái Lan ngày nay. Lúc này ở khu vực Bắc
Campuchia và Nam Lào có một thuộc quốc là Chân Lạp được hình thành từ
thế kỷ 5 của tộc người Môn-Khmer. Vào thế kỷ 7, Chân Lạp thoát khỏi sự lệ thuộc
vào Phù Nam rồi chiếm toàn bộ lãnh thổ Phù Nam.Triều đại cầm quyền của Chân Lạp
có nguồn gốc từ nhân vật thần thoại Campu, lấy nàng Naga (con gái thần nước, biến
từ rắn thành thiếu nữ). Tên gọi "Campuchia", xuất hiện vào khoảng thế
kỷ 10, gắn với tên nhân vật này.
Cung điện Hoàng gia Campuchia
Campuchia
là vùng đất của những cái đẹp, các ngôi đền cổ kính thuộc quần thể Angkor, đền
Bayon và sự sụp đổ của đế chế Khmer luôn mang dấu ấn của sự trang trọng, hùng
vĩ và chiếm vị trí trung tâm trong các kỳ quan thế giới – có thể so sánh với
Machu Picchu, Kim tự tháp Ai Cập hay Vạn lý trường thành. Kiến trúc của
Campuchia phần lớn được biết đến nhờ vào những công trình được xây dựng từ thời
thời Khmer cổ đại (khoảng cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13). Đạo Phật và tư duy
huyền thoại có ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật trang trí các công trình kiến trúc
vĩ đại này.
Đỉnh đồi Phnom Bakheng ngắm cảnh mặt trời lặn
Đặc
trưng cơ bản của kiến trúc giai đoạn này là được xây dựng từ vật liệu gỗ, tre nứa
hoặc rơm rạ và đá. Nhưng những gì còn lại ngày nay người ta có thể chiêm ngưỡng
là các công trình bằng đá tảng như các bức tường thành, đường sá,... và các
ngôi đền hoặc các con đường có những bao lơn tạc hình con rắn chín đầu, vươn
cao 2-3 m, xòe rộng phủ bóng xuống mặt đường. Còn hình thức chung của các ngôi
đền là có đỉnh chóp nhọn, bốn mặt đền được chạm trổ các bức phù điêu miêu tả cuộc
sống con người ở thế giới bên kia, hoặc cuộc sống hiện tại của người dân
Campuchia bấy giờ, hay cuộc chiến với nước láng giềng vũ nữ dân gian (Ápsara) với
thân hành mềm mại, cân đối đang múa khá uyển chuyển, và sự tham gia của cả những
con khỉ, con ngựa trong sử thi Ramanaya của Ấn Độ.
Bayon_Angkor
Trong lòng Tháp cổ
“Ta Prohm là tên gọi hiện đại của một ngôi đền tại Angkor, Campuchia, được xây theo phong cách Bayon phần lớn vào cuối thế kỷ 12 và đầu thế kỷ 13, ban đầu được gọi là Rajavihara. Tọa lạc cách Angkor Thom về phía đông và nằm ở cạnh phía nam của Đông Baray gần Tonle Bati, ngôi đền này đã được thiết lập bởi vua Khmer Jayavarman VII làm một tu viện và trường học Phật giáo Đại thừa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét